Đội ngũ của ông Trump cân nhắc ‘đàm phán trực tiếp’ với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un
Đội ngũ của Tổng thống đắc cử Donald Trump đang cân nhắc “theo đuổi các cuộc đàm phán trực tiếp” với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un với hy vọng giảm thiểu nguy cơ xung đột vũ trang.
Ông Donald Trump (trái) và nhà l ãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp tại làng đình chiến Panmunjom dọc biên giới liên Triều ngày 30/6/2019. Ảnh: Yonhap
Trích dẫn hai nguồn tin, hãng tin Reuters ngày 27/11 cho biết một số thành viên trong đội ngũ của ông Trump nhận thấy dựa trên mối quan hệ đã có trước đó giữa ông Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên, cách tiếp cận trực tiếp từ tổng thống đắc cử có khả năng là cách tốt nhất “phá băng” quan hệ hai bên.
Nguồn tin cho biết các cuộc thảo luận về chính sách này “còn lỏng lẻo” và ông Trump vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã có ba cuộc gặp với ông Kim Jong-un – lần đầu tiên tại Singapore vào năm 2018, sau đó tại Việt Nam và làng đình chiến Panmunjom ở biên giới liên Triều vào năm 2019. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán không đạt được kết quả cụ thể nào trong việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã không tham gia đàm phán trực tiếp với Triều Tiên. Trong khi đó, Bình Nhưỡng đã phát triển kho vũ khí hạt nhân và tên lửa ngày càng tinh vi hơn.
Theo giới quan sát, việc ông Trump tái đắc cử đã khơi lại triển vọng cho hoạt động ngoại giao thượng đỉnh của ông với nhà lãnh đạo Triều Tiên. Khả năng này càng dễ xảy ra hơn sau khi Tổng thống đắc cử bổ nhiệm cựu quan chức Bộ Ngoại giao Alex Wong làm Phó cố vấn an ninh quốc gia. Tổng thống đắc cử Trump cho biết ông Wong đã giúp ông đàm phán về hội nghị thượng đỉnh với ông Kim Jong-un.
Video đang HOT
Thượng nghị sĩ Bill Hagerty, đồng minh thân cận của ông Trump, bình luận: “Dựa trên kinh nghiệm của tôi với ông Trump, ông ấy có khả năng cởi mở hơn với việc đối thoại trực tiếp. Tôi lạc quan rằng mối quan hệ có thể được cải thiện nếu đối thoại được khôi phục”.
Hãng tin Reuters đưa tin rằng mục tiêu ban đầu của ông Trump là “tái lập sự tương tác cơ bản”, nhưng các mục tiêu chính sách tiếp theo hoặc thời gian biểu chính xác vẫn chưa được xác định.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống lần thứ hai, ông Trump đã ám chỉ về chính sách theo đuổi sự tương tác trực tiếp với ông Kim Jong-un, ca ngợi mối quan hệ cá nhân đặc biệt với nhà lãnh đạo Triều Tiên.
“Tôi đã hòa hợp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un của Triều Tiên. Chúng tôi cũng đã xem xét khả năng hạt nhân của ông ấy. Nó rất đáng kể. Bạn biết đấy, hòa hợp là điều tốt. Nó không phải điều xấu”, ông Trump nói trong một cuộc vận động tranh cử hồi tháng 8.
Gần 3 tuần sau khi ông Trump tái đắc cử, ông Kim Jong-un vẫn chưa đề cập đến chiến thắng của Tổng thống đắc cử Mỹ.
Tuần trước, trong bài phát biểu tại triển lãm vũ khí ở Bình Nhưỡng, ông Kim Jong-un nhấn mạnh Triều Tiên đã tiến xa nhất có thể trong các cuộc đàm phán với Mỹ, song điều đó chỉ xác nhận chính sách thù địch không thay đổi của Washington đối với Bình Nhưỡng.
Ông Kim Jong-un cho biết sẽ không bao giờ có cơ hội để đất nước của ông từ bỏ “con lắc của cán cân quân sự”.
Nhiều chuyên gia cho rằng khi nhậm chức, ông Trump có thể khôi phục lại chính sách ngoại giao cá nhân đối với Bình Nhưỡng để giải quyết tình thế tiến thoái lưỡng nan liên quan đến chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Song một số người đã hoài nghi về triển vọng nối lại hội nghị thượng đỉnh giữa ông Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un, viện dẫn các chương trình hạt nhân và tên lửa tiên tiến của Triều Tiên, mối quan hệ chặt chẽ của nước này với Nga và những lo ngại an ninh cấp bách hơn đối với Mỹ, chẳng hạn xung đột Nga – Ukraine.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên lên tiếng về mối quan hệ với Mỹ trong quá khứ
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cho rằng các cuộc đàm phán trước đây với Mỹ chỉ càng khẳng định thái độ thù địch "không thay đổi" của Washington đối với Bình Nhưỡng.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (giữa) thăm nhà máy đóng tàu Nampho ở tỉnh Nam Pyonganv vào tháng 2/2024. Ảnh: KCNA/TTXVN
Ngày 22/11, theo thông tin từ truyền thông nhà nước Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cho rằng các cuộc đàm phán trước đây với Mỹ chỉ càng khẳng định thái độ thù địch "không thay đổi" của Washington đối với Bình Nhưỡng. Ông cũng nhấn mạnh việc phát triển vũ khí hạt nhân là cách duy nhất để đối phó với các mối đ.e dọ.a từ bên ngoài.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, ông Kim Jong-un phát biểu hôm 21/11 tại một triển lãm quốc phòng, nơi trưng bày những hệ thống vũ khí mạnh nhất của Triều Tiên, bao gồm các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng hướng tới lãnh thổ Mỹ. Trước đó trong cuộc gặp với các sĩ quan quân đội tuần trước, ông đã cam kết mở rộng chương trình hạt nhân quân sự không giới hạn.
Chủ tịch Triều Tiên cho đến nay vẫn chưa bình luận trực tiếp về việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã tổ chức nhiều hội nghị thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên vào năm 2018 và 2019, trước khi các nỗ lực ngoại giao đổ vỡ do bất đồng về việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế do Mỹ dẫn đầu và các bước đi của Triều Tiên trong việc thu hẹp chương trình hạt nhân.
Trong bài phát biểu tại triển lãm, ông Kim Jong-un đề cập đến các hội nghị thượng đỉnh thất bại mà không nêu tên ông Trump.
Ông nói: "Chúng tôi đã tiến xa nhất có thể trong đàm phán với Mỹ, và điều chúng tôi xác nhận được không phải là ý chí chung sống của một siêu cường, mà là lập trường triệt để dựa trên vũ lực và chính sách xâm lược, thù địch không thay đổi (của Mỹ)" đối với Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên cáo buộc Mỹ gia tăng áp lực quân sự lên Triều Tiên bằng cách tăng cường hợp tác quân sự với các đồng minh trong khu vực và tăng cường triển khai các phương tiện tấ.n côn.g chiến lược, có vẻ ám chỉ đến các vũ khí quan trọng của Mỹ như máy bay né.m bo.m tầm xa, tàu ngầm và tàu sân bay. Ông kêu gọi đẩy nhanh nỗ lực nâng cao năng lực của quân đội được trang bị vũ khí hạt nhân, nói rằng bảo đảm an ninh duy nhất của đất nước là xây dựng "sức mạnh phòng thủ mạnh nhất có thể áp đảo kẻ thù".
Chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa ngày càng mở rộng của Triều Tiên bao gồm nhiều loại vũ khí có khả năng hướng tới Hàn Quốc và Nhật Bản cùng các tên lửa tầm xa đã chứng minh khả năng bắ.n tới lãnh thổ Mỹ.
Các nhà phân tích cho rằng nỗ lực phát triển hạt nhân của Bình Nhưỡng nhằm mục đích cuối cùng là gây áp lực buộc Washington phải chấp nhận Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân và đàm phán các nhượng bộ về kinh tế, an ninh.
Trong những tháng gần đây, ưu tiên trong chính sách đối ngoại của ông Kim Jong-un là Nga, khi ông cố gắng tăng cường vị thế quốc tế, chấp nhận ý tưởng về một "Chiến tranh Lạnh mới".
Trong khi đó, Washington và các đồng minh cáo buộc Triều Tiên hỗ trợ cho Nga một lượng lớn thiết bị quân sự, bao gồm các hệ thống pháo binh và tên lửa, để giúp duy trì cuộc chiến ở Ukraine. Theo các chuyên gia, đổi lại, ông Kim Jong-un có thể nhận được viện trợ kinh tế cần thiết và có thể là chuyển giao công nghệ của Nga, điều này có thể tăng cường mối đ.e dọ.a từ quân đội được trang bị vũ khí hạt nhân của ông.
Theo đán.h giá của các chuyên gia, ngay cả khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, việc nhanh chóng nối lại hoạt động ngoại giao với Bình Nhưỡng có thể khó xảy ra. Liên minh ngày càng sâu sắc của Triều Tiên với Nga và việc thực thi các biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng ngày càng yếu đi đang tạo ra thêm thách thức trong nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết bế tắc hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Những phát biểu mới nhất này của nhà lãnh đạo Triều Tiên dường như đã làm tan biến triển vọng đối thoại giữa Washington và Bình Nhưỡng, sau sự kiện ông tái đắc cử vào đầu tháng 11 làm dấy lên suy đoán về khả năng quay trở lại ngoại giao thượng đỉnh giữa hai bên.
Lãnh đạo IAEA tiết lộ vị trí cơ sở làm giàu uranium của Triều Tiên Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi vào ngày 20/11 đã đưa ra đán.h giá về vị trí của cơ sở làm giàu uranium được Triều Tiên tiết lộ lần đầu vào tháng 9. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát Viện Vũ khí Hạt nhân và cơ sở sản xuất vật liệu hạt...