Đội ngũ bán rong được ví như tình báo Mỹ
Những người bán hàng rong ở Bangkok được ví như điệp viên của CIA, luôn có mặt đầu tiên tại hiện trường biểu tình.
Các nhóm biểu tình thường giữ bí mật về địa điểm tới phút chót trong nỗ lực qua mặt chính quyền Thái Lan. Tuy nhiên, họ nhanh chóng nhận ra mình thường có mặt thứ hai ở hiện trường, sau những người bán hàng rong đã dựng sẵn xe bán đồ ăn, chuẩn bị cho một tối bận rộn.
Người bán hàng rong được ví như CIA trong phong trào biểu tình Thái Lan. Video: AFP.
Rattapol Sukpa, một người bán thịt viên ở Bangkok, cho hay nắm bắt xu thế bằng cách theo dõi Facebook để biết trước gợi ý về các điểm biểu tình mới nhất và thường xuyên liên lạc với những người bán rong khác để truyền tin.
“Trước đây tôi bán cũng rất tốt, nhưng bán ở các điểm biểu tình nhanh hết hàng hơn”, chàng trai 19 tuổi nói khi đang dựng quầy gần Tượng đài Chiến thắng.
Việc làm ăn mở rộng từ khi phong trào biểu tình bắt đầu hồi tháng 7, khi đội ngũ bán hàng rong trở thành lực lượng bên lề thường xuyên của các cuộc biểu tình. Một bài đăng kêu gọi người dân tới biểu tình tại một địa điểm mới hôm 22/10 chứa ảnh xe bán hàng rong kèm chú thích “Hãy đưa CIA tới đó trước”, nhắc đến Cục Tình báo trung ương Mỹ.
Phong trào biểu tình giúp Rattapol cân bằng tốt hơn giữa công việc và cuộc sống, cho phép cậu bán hết hàng trước 20h thay vì tới nửa đêm như bình thường. Ngoài kêu gọi thay đổi tình trạng hiện nay của Thái Lan như yêu cầu Thủ tướng Prayut từ chức, soạn thảo lại hiến pháp và cải cách chế độ quân chủ, các cuộc biểu tình cũng mang lại một lễ hội ẩm thực phong phú.
Thịt lợn chua và cơm viên xúc xích, món đặc sản của các tỉnh đông bắc Thái Lan, được treo lủng lẳng như vòng cổ đính cườm trên xe đẩy của một người bán rong, sẵn sàng được rán lên ăn kèm với bắp cải đựng trong túi nilon. Trên thực đơn còn có bánh kẹp xúc xích, súp, đồ uống lạnh, trái cây và thịt xiên.
Một số người bán rong còn mang theo cả bếp nấu gắn với xe mô tô, giúp việc di chuyển tới những điểm tụ tập dễ dàng hơn. Anucha Noipan, một người bán gà rán thường kiếm được 97 USD một ngày, cho biết bán đồ ăn cho đám đông kiếm lời nhanh hơn.
“Từ ngày bán hàng tại các điểm biểu tình, thu nhập của tôi tăng gấp đôi lên 192 USD một ngày”, chàng trai 21 tuổi nói.
Một người đàn ông mua trái cây từ một quầy hàng rong trong cuộc biểu tình ở trung tâm Bangkok hôm 21/10. Ảnh: AFP.
Mới gia nhập đội ngũ bán rong sau khi bỏ nghề công nhân cao su, Anucha cho biết đồng ý với yêu cầu của phong trào, khẳng định sẽ không bán món gà rán giòn của mình tại các sự kiện của đối thủ, những người thuộc phe bảo hoàng.
“Tôi có quan điểm chính trị khác với phe Áo vàng”, Anucha nói, đề cập tới thuật ngữ chỉ những người ủng hộ chế độ quân chủ. Căng thẳng gia tăng tuần trước khi cảnh sát bắn vòi rồng vào người biểu tình ở khu mua sắm trung tâm Bangkok, khiến dư luận Thái Lan phản đối.
Trong lúc đảo đều món đùi gà trong chảo rán, Nattapol Sai-ngarm cho hay anh nhận thức đầy đủ mọi rủ ro khi làm ăn trong môi trường này. Nhưng kinh tế suy thoái bởi Covid-19 khiến anh không còn lựa chọn nào khác.
“Tôi từng rất sợ” khi thấy cảnh sát xuất hiện trong biểu tình, nhưng giờ thì “ngày nào tôi cũng đến đây nên đã quen rồi”, Nattapol nói.
Thái Lan bắt hai thủ lĩnh biểu tình sinh viên
Chính quyền Thái Lan bắt hai thủ lĩnh phong trào biểu tình của sinh viên do "gây bất ổn và bất mãn", vi phạm luật kiểm soát bệnh truyền nhiễm.
Thành viên nhóm Luật sư Nhân quyền Thái Lan cho hay cảnh sát hôm 7/8 bắt Anon Nampa, 35 tuổi, và Panupong Jadnok, thủ lĩnh trong các cuộc biểu tình của sinh viên nước này nổ ra từ 18/7, kêu gọi phản đối chính phủ do Thủ tướng Prayut Chan-ocha đứng đầu.
"Cảnh sát thông báo lệnh bắt Anon trước nhà và giải tới đồn cảnh sát", luật sư Weeranan Huadsri thuộc nhóm Luật sư Nhân quyền Thái Lan nói. Ông cho biết thêm thủ lĩnh sinh viên Panupong cũng bị bắt nhưng không cung cấp chi tiết. Phát ngôn viên cảnh sát Kritsana Pattanacharoen đã xác nhận hai vụ bắt Anon và Panupong.
Anon Nampa (áo trắng) tại đồn cảnh sát ở Bangkok, Thái Lan, ngày 7/8. Ảnh: Reuters.
Lệnh bắt cho rằng Anon vi phạm điều 116 của Bộ Luật Hình sự Thái Lan, "gây bất ổn và bất mãn", có khả năng gây rối và dẫn đến vi phạm pháp luật hôm 18/7, khi những người biểu tình tập trung tại Tượng đài Dân chủ ở thủ đô Bangkok. Anon cũng bị cáo buộc vi phạm Đạo luật về Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, trong đó hạn chế tụ tập công cộng để tránh lây nhiễm Covid-19.
Các thủ lĩnh biểu tình sinh viên đã kêu gọi người biểu tình tập trung tại Bangkok tối 7/8, đòi thả Anon và Panupong. Trước đó cùng ngày, một số nhóm sinh viên đã tổ chức họp báo tại Tượng đài Dân chủ ở Bangkok nhằm phát động phong trào "Công dân tự do", hy vọng lôi kéo các thành phần khác ngoài sinh viên tham gia biểu tình, thúc đẩy cải cách hiến pháp và tổ chức tổng tuyển cử mới. Các nhóm này còn lên kế hoạch cho một cuộc biểu tình lớn vào 16/8.
Thủ tướng Prayut, 66 tuổi, lên nắm quyền từ năm 2014 sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ thủ tướng Yingluck Shinawatra. Sau cuộc tổng tuyển cử năm ngoái, đảng Palang Pracharat thân quân đội của ông Prayut thành lập liên minh cầm quyền với các đảng khác để lãnh đạo Thái Lan.
Thái Lan phong tỏa thành phố du lịch Pattaya Nhằm ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19, chính quyền Thái Lan thông báo Pattaya - thành phố du lịch ven biển miền Đông nước này - sẽ áp đặt lệnh phong tỏa tạm thời, qua đó đóng cửa đối với toàn bộ du khách trong và ngoài nước. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại trạm xét nghiệm ở...