Đối ngoại đa phương: Trọng tâm của hội nhập kinh tế
Ngày 8/8/2018, lần đầu tiên, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành một văn bản định hướng chiến lược, đó là Chỉ thị số 25-CT/TW về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, trong đó, chỉ đạo triển khai đồng bộ hoạt động đối ngoại đa phương trên các lĩnh vực, với trọng tâm là hợp tác kinh tế.
Đẩy mạnh liên kết
Liên kết kinh tế đa phương đã trở thành một kênh quan trọng để Việt Nam mở cửa, hội nhập, gắn kết ngày càng chặt chẽ với kinh tế khu vực và toàn cầu; thu hút đầu tư nước ngoài, áp dụng nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế; tranh thủ hỗ trợ phát triển, kinh nghiệm, trình độ quản lý của các nước, tổ chức khu vực, quốc tế…
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm gian hàng Việt Nam tại Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ nhất
Việt Nam hiện là thành viên của hầu hết các cơ chế hợp tác, liên kết kinh tế đa phương trên mọi cấp độ, từ cơ chế toàn cầu như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)…; liên khu vực như Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM), Diễn đàn Hợp tác Đông Á – Mỹ Latinh (FEALAC),… và khu vực như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển châu Á (AIIB)…
Theo đại sứ Dương Chí Dũng – Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác tại Geneve (Thụy Sỹ), từ năm 2016 đến nay, điều dễ nhận thấy là Việt Nam đã và đang dần chuyển từ việc chủ động tham gia các hoạt động đối ngoại đa phương trên thế giới sang giai đoạn tham gia tích cực vào quá trình xây dựng, định hình, dẫn dắt thể chế đa phương ở khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Kết quả nổi bật nhất là tổ chức thành công Năm APEC 2017 với những đóng góp quan trọng mang dấu ấn Việt Nam, qua đó thúc đẩy lợi ích và nâng cao vai trò, vị thế của đất nước; năm 2018, Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF-ASEAN)… Những thành công trên sẽ tạo đà cho các hoạt động đối ngoại, hợp tác thời gian tới…
Chặng đường mới…
Video đang HOT
Năm 2018 đánh dấu một chặng đường mới trong hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, đưa nước ta chuyển từ giai đoạn hội nhập, tham gia sang giai đoạn liên kết kinh tế sâu rộng.
Hiện, Việt Nam đã triển khai 10 hiệp định thương mại tự do (FTA) và chuẩn bị hoàn tất, ký kết, phê chuẩn và thực hiện 6 FTA khác, qua đó thiết lập mạng lưới FTA với gần 60 đối tác, trong đó bao gồm hầu hết các trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
Năm vừa qua cũng là thời điểm Việt Nam hoàn thành lộ trình triển khai cam kết gia nhập WTO, cắt giảm thuế quan theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), bắt đầu thực thi các cam kết FTA khác với mức độ cắt giảm thuế quan sâu rộng. Việc Quốc hội chính thức thông qua Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); hướng tới ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) với các cam kết sâu rộng, tiêu chuẩn cao và mở rộng trên nhiều lĩnh vực, đã đưa Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng của mạng lưới liên kết kinh tế khu vực.
Đặc biệt, việc ban hành Chỉ thị 25-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã khẳng định mạnh mẽ chủ trương của Việt Nam trong triển khai đối ngoại đa phương giai đoạn tới với tư cách là thành viên tích cực, đối tác tin cậy và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; nỗ lực vươn lên đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải tại các diễn đàn, tổ chức đa phương có tầm quan trọng chiến lược đối với đất nước, phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể.
Tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30, diễn ra tháng 8/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, công việc trọng tâm thời gian tới là tiếp tục triển khai và phát huy các kết quả quan trọng của Năm APEC Việt Nam 2017; phối hợp với các đối tác thực hiện các sáng kiến Việt Nam đưa ra và đã được APEC thông qua. Việt Nam cần thể hiện vai trò xứng đáng trong quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong các cấu trúc an ninh khu vực, chuẩn bị các điều kiện để hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2020; tiếp tục tham gia tích cực trong khuôn khổ hoạt động của Liên hợp quốc, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc; đẩy mạnh vận động các nước ủng hộ Việt Nam ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021 và hoàn thành tốt trọng trách này.
Các diễn giả tại một phiên thảo luận trong khuôn khổ WEF ASEAN2018
Nguyên Đại sứ, Trưởng phái đoàn đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Nguyễn Phương Nga cũng bày tỏ: “Tôi mong muốn trong thời gian tới, chúng ta sẽ tạo được những mốc son mới trong bức tranh đối ngoại Việt Nam, như: Thành công trong cuộc bầu cử do Đại hội đồng Liên hợp quốc tổ chức vào tháng 6/2019; đảm nhiệm tốt cương vị thành viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021; đảm nhiệm xuất sắc cương vị Chủ tịch ASEAN 2020; đề xuất và tham gia những sáng kiến mới phát huy vai trò của ngoại giao phục vụ phát triển, góp phần thu hút, huy động nguồn lực vốn, công nghệ, tri thức từ bên ngoài phục vụ xây dựng đất nước, cũng như chia sẻ kinh nghiệm phát triển của Việt Nam; góp phần thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc, không để ai tụt lại phía sau”.
Tin rằng, với tinh thần chủ động, tích cực, có trách nhiệm, vị thế của đất nước ngày càng được nâng cao trong khu vực và quốc tế. Với nỗ lực và sự tham gia, phối hợp đồng bộ của các bộ, ban, ngành, địa phương cũng như sự đồng hành của doanh nghiệp và người dân, đối ngoại đa phương Việt Nam tiếp tục được triển khai hiệu quả và đóng góp quan trọng cho hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển đất nước giai đoạn tới.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ: Lấy chủ trương đối ngoại đa phương làm trọng tâm để xây dựng một nền kinh tế tự chủ, nâng cao sức mạnh nội sinh của quốc gia; kiên định với đường lối hội nhập chủ động, có biện pháp thích ứng với tác động đa chiều; chú trọng xuất khẩu, thu hút chọn lọc đầu tư nước ngoài có chất lượng cao… Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp cần chủ động và sáng tạo hơn; đi nhanh, đi xa, đi về đích cần phải đi cùng nhau, phải đi với các quốc gia khác trong dòng chảy hợp tác, thương mại đa phương, cân bằng.
Thu Hằng
Theo Congthuong
TP. Hà Nội: Đẩy mạnh phát triển y học cổ truyền
Hiện đại hóa Y học cổ truyền (YHCT) trong chuẩn đoán, điều trị và nghiên cứu khoa học... để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân là những yêu cầu chính được đặt ra tại Hội nghị Tổng kết công tác y, dược cổ truyền TP. Hà Nội diễn ra ngày hôm nay.
Tham dự Hội nghị có Cục trưởng Cục Quản lý Y dược Cổ truyền Bộ Y tế PGS. TS Phạm Hữu Khánh; Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội TS. BS Nguyễn Văn Dung; Chủ tịch Hội Đông y Tp. Hà Nội, TS BS Nguyễn Hồng Siêm, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Dolife Đỗ Văn Đãi cùng đại diện hội Đông y các tỉnh thành trên cả nước...
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị PGS. TS Phạm Hữu Khánh nhấn mạnh: "Trong năm qua. Hội Đông y TP Hà Nội đã có những đóng góp và những thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, cần phát triển YHCT hiện đại nhưng vẫn phải giữa được bản sắc của YHCT".
Chủ tịch Hội Đông Y, TS BS Nguyễn Hồng Siêm phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: MH)
TS. Bs Nguyễn Hồng Siêm thay mặt Hội Đông y TP. Hà Nội báo cáo thành tích Hội Đông Y TP đã đạt được trong năm qua. Thẹo Ông Siêm: "Hội đã cùng Sở Y tế xây dựng và ký kết kế hoạch hợp tác, thừa kế và phát triển YHCT đến năm 2020; xây dựng và triển khai đưa thầy thuốc Đông y về trạm y tế xã phường khám, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; Tham gia tư vấn xét duyệt hành nghề y tế tư nhân trong lĩnh vực YHCT; cùng ngành khám và chữa bệnh cho nhân dân; Đào tạo bồi dưỡng cho các học viên là lương y, y sỹ YHCT; Xây dựng công viên thảo dược tại Công viên Thảo dược Ba Vì; Xây dựng, thừa kế và nghiên cứu phương pháp diện chẩn Bùi Quốc Châu."
Các bác sỹ Đông y, lương y tham dự và phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: MH)
Đặc biệt TS. BS Nguyễn Hồng Siêm cho biết phương hướng hoạt động của Hội Đông y Hà Nội năm 2019 tiếp tục hoàn thành tốt các nhiệm vụ của năm 2019 đề ra, xây dựng kế hoạch để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Tập trung chỉ đạo mô hình Hiện đại hóa YHCT trong chuẩn đoán, điều trị và nghiên cứu khoa học, Nguyên cứu đánh giá một số bệnh trong phương pháp diện chẩn..."
(Từ T-P) Lương y Bùi Minh Tâm, Chủ tịch Hội đồng giảng viên của Hội Diện Chẩn Bùi Quốc Châu (thứ 2) chụp ảnh kỷ niệm Chủ tịch Hội Đông Y, TS BS Nguyễn Hồng Siêm (thứ 3). (Ảnh: MH)
Được biết, theo báo cáo của Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 4/7/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới, trong 10 năm qua, hệ thống chăm sóc sức khỏe YHCT đã được mở rộng và phát triển ở tất cả các tuyến. Công tác khám chữa bệnh YHCT kết hợp với y học hiện đại tăng ở tất cả các tuyến. Các chính sách về YHCT được ban hành áp dụng cho cả y tế công và tư đã đảm bảo tính bình đẳng, công bằng giữa các loại hình cơ sở không phân biệt hình thức sở hữu, chủ thể đầu tư và quản lý./.
Minh Hòa
Theo Thegioi&VietNam
Quảng Ninh: Hợp nhất các cơ quan báo chí thành Trung tâm truyền thông Quảng Ninh quyết định hợp nhất Báo Quảng Ninh, Đài PT-TH Quảng Ninh, Báo Hạ Long (thuộc Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh), Cổng Thông tin điện tử Quảng Ninh (thuộc Văn phòng UBND tỉnh) thành Trung tâm Truyền thông Quảng Ninh, trực thuộc Tỉnh ủy Quảng Ninh. Cơ quan mới này dự kiến sẽ chính thức đi vào hoạt động...