Dời ngày xét xử vụ thất thoát 22 tỉ đồng tại Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn
TAND TP.HCM đã ra thông báo dời ngày xét xử đối với 10 bị cáo nguyên là lãnh đạo Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS) vì gây thất thoát hơn 22 tỉ đồng, sang ngày 29-5.
Trụ sở Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS) tại quận 4, TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Theo đó, TAND TP.HCM đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 18-5-2023 tại trụ sở TAND TP.HCM.
Dời ngày xét xử vì kiểm sát viên mắc COVID-19
Tuy nhiên, ngày 17-5-2023 TAND TP.HCM nhận được công văn của VKSND TP.HCM với nội dung “thông báo kiểm sát viên Đỗ Mạnh Quang bị mắc COVID-19 nên không thể tiến hành tố tụng tại phiên tòa các ngày từ 18 đến 22-5-2023 tại TAND TP.HCM”.
Do đó, TAND TP.HCM dời ngày xét xử sang ngày 29-5-2023 và dự kiến kết thúc ngày 31-5-2023.
Video đang HOT
Trước đó, các bị cáo: Nguyễn Hoành Hoa (nguyên chủ tịch HĐTV Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn – CNS), Chu Tiến Dũng (nguyên tổng giám đốc CNS), Nguyễn Hoàng Anh (nguyên chánh văn phòng, phó tổng giám đốc, chủ tịch HĐTV CNS), Đỗ Văn Ngà ( kế toán trưởng CNS), Lê Viết Ba (phó phòng tài chính – kế toán CNS), Vũ Lê Tùng (nguyên phó tổng giám đốc CNS), Huỳnh Tấn Tư (nguyên phó tổng giám đốc CNS), Nguyễn Đức Vượng (chánh văn phòng CNS), Phạm Thúy Oanh (nguyên kế toán trưởng TIE, nguyên người đại diện quản lý vốn góp của CNS tại TIE, phó tổng giám đốc TIE), Hoàng Minh Trí (nguyên thành viên HĐQT TIE, phó giám đốc Công ty phát triển công viên phần mềm Quang Trung thuộc CNS) bị VKSND tối cao truy tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí.
Theo cáo trạng, từ năm 2015 – 2018, Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc UBND TP.HCM.
Chi thưởng sai hàng chục tỉ đồng
Do có sự thống nhất trong ban lãnh đạo Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn về việc sử dụng quỹ khen thưởng CNS phục vụ đối ngoại, ngoại giao, tri ân các đơn vị, cá nhân ngoài CNS vào các dịp lễ, Tết… nên khi có đề xuất từ các phòng/ban thuộc CNS, ban giám đốc CNS và phòng kế toán đã không kiểm tra thông tin đối tượng được khen thưởng, thành tích, cơ sở để đưa ra mức khen thưởng.
Các ông Dũng, Ngà, Hoàng Anh, Viết Ba, Vượng, Tùng, Tư vẫn ký tờ trình, duyệt chi, phiếu chi, không kiểm tra lại việc sử dụng tiền chi thưởng.
Tất cả hồ sơ chi thưởng đều không có danh sách cá nhân được khen thưởng ký nhận cụ thể và không nêu rõ thành tích hỗ trợ, đóng góp cho CNS để được khen thưởng theo tiêu chí, điều kiện quy định tại nghị định 91/2015/NĐ-CP, gây thất thoát hơn 17,3 tỉ đồng.
Trong đó ông Chu Tiến Dũng với tư cách tổng giám đốc đã trực tiếp duyệt chi 17,3 tỉ đồng từ quỹ CNS.
Năm 2015 – 2016, thực hiện chỉ đạo của UBND TP.HCM về việc thực hiện kế hoạch tái cơ cấu, thoái vốn đầu tư của CNS tại Công ty cổ phần TIE, CNS đã chỉ đạo người đại diện vốn xây dựng phương án thoái vốn để CNS phê duyệt và thực hiện.
Tuy nhiên các cá nhân và lãnh đạo CNS gồm Nguyễn Hoành Hoa, Chu Tiến Dũng, Đỗ Văn Ngà và đại diện vốn CNS tại TIE gồm Vũ Quốc Vinh, Phạm Thúy Oanh và Hoàng Minh Trí đã không thực hiện đúng các quy định pháp luật và chỉ đạo của UBND TP.HCM, gây thất thoát gần 4,7 tỉ đồng thông qua 2 lần thoái vốn.
Cựu nữ đại úy từng 'đại náo sân bay', chiều nay hầu tòa về tội cướp tài sản
Bị cáo Lê Thị Hiền, cựu nữ đại úy công an từng "đại náo" sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), nay hầu tòa phúc thẩm về tội cướp tài sản.
Theo dự kiến, chiều nay 17.5, TAND TP.Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm, xét xử bị cáo Lê Thị Hiền (40 tuổi, trú Q.Cầu Giấy, Hà Nội) và 17 người khác về tội cướp tài sản.
Bị cáo Hiền là cựu đại úy công an, từng gây xôn xao dư luận trong vụ việc mắng chửi một nữ nhân viên hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất. Do vi phạm này, Hiền bị kỷ luật giáng cấp từ đại úy xuống trung úy, rồi cho xuất ngũ.
Bị cáo Lê Thị Hiền, cựu nữ đại úy công an từng "đại náo" sân bay Tân Sơn Nhất, nay hầu tòa phúc thẩm về tội cướp tài sản. Ảnh CẮT TỪ CLIP
Trong vụ án cướp tài sản, cáo buộc của cơ quan tố tụng cho thấy, năm 2019, Hiền cùng 2 người khác góp hơn 2 tỉ đồng để mở quán kinh doanh đồ uống, bóng cười. Nữ bị cáo phụ trách quản lý mảng hậu cần thu - chi, giám sát hoạt động và đối ngoại.
Tháng 3.2020, nhóm Hiền thuê Nguyễn Thị Minh Trang (30 tuổi) lên chương trình hoạt động cho quán, đặt mục tiêu đạt doanh thu hàng tỉ đồng mỗi tháng.
Trang đề ra kế hoạch khi có khách đến quán sử dụng dịch vụ, nếu thấy khách có tiền thì nhân viên sẽ tìm cách đẩy thêm đồ ăn, hoa quả, rượu bia và bóng cười. Mục đích ép khách phải thanh toán.
Đồng thời, quán còn lập một đội bảo an gồm nhiều nhân viên nam, hoạt động như một đội bảo kê để đánh khách nếu họ không trả tiền. Hình thức này được gọi là "gí bill".
Với mô hình hoạt động như trên, các bị cáo đã gây ra 4 vụ cướp tài sản, tổng số tiền chiếm đoạt hơn 84 triệu đồng.
Điển hình, khuya 31.3.2021, anh Đ. đến quán gặp một cô gái là nhân viên do quản lý của quán điều hành. Sau khi vào bàn ngồi rồi ra về, anh Đ. bị bảo vệ chặn lại, ép thanh toán hơn 35 triệu đồng phí đồ ăn, thức uống.
Khi khách từ chối, nhóm nhân viên bảo an đánh đập, nhốt anh Đ. trong phòng trên tầng 3. Bị đánh, nạn nhân buộc phải chuyển khoản số tiền trên cho quán.
Tháng 9.2022, Hiền bị TAND Q.Đống Đa (Hà Nội) tuyên phạt mức án 7 năm tù về tội cướp tài sản. Cùng tội danh, 17 bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ 3 năm 6 tháng đến 8 năm tù.
Tuyên án bác sĩ chở thi thể cô gái nâng ngực tử vong đến trại hòm HĐXX nhận định chị T., tự nguyện yêu cầu phẫu thuật với giá 47 triệu đồng, cái chết của nạn nhân nằm ngoài ý chí chủ quan của bị cáo. Ngày 15-5, sau thời gian nghị án kéo dài, TAND quận Bình Tân (TP HCM) tuyên án sơ thẩm bị cáo Phan Đức Hồng (bác sĩ đã nghỉ hưu) 3 năm 6 tháng...