Đội nắng sửa chữa 2 tàu kiểm ngư bị tàu Trung Quốc đâm hỏng
Dưới cái nắng gần 40 độ C, các công nhân vẫn miệt mài, tích cực sửa chữa hai tàu kiểm ngư KN 766 và 767 để tàu có thể sớm tiếp tục ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền đất nước.
Hai tàu kiểm ngư Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm hỏng khi đang làm nhiệm vụ chấp pháp trên vùng biển chủ quyền, nơi Trung Quốc đang ngang nhiên đặt giàn khoan trái phép từ đầu tháng 5 vừa qua.
Hai tàu kiểm ngư 766 và 767 đang đậu tại cảng để được sửa chữa
Trưa 22/5, mặc dù trời nắng nóng như đổ lửa nhưng các công nhân vẫn miệt mài tiến hành công việc của mình một cách tỉ mỉ, cẩn thận để vá lại những chỗ bị hỏng, những lan can bị hư do tàu của Trung Quốc hung hăng đâm vào.
Lần này, khi tàu Trung Quốc hung hăng đâm tàu của ta, một số miếng đệm của tàu Trung Quốc bị “dính” lại nên các kiểm ngư viên đã lấy về làm bằng chứng cho công tác đấu tranh với Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền.
Công nhân đang tích cực sửa chữa tàu kiểm ngư
Kể từ khi Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam, có nhiều tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của ta khi làm nhiệm vụ chấp pháp trên biển bị các tàu của Trung Quốc hung tợn đâm vào gây hư hỏng. Các tàu này đã được các công nhân của Tổng Công ty Sông Thu (đóng tại quận Sơn Trà, Đà Nẵng) tiến hành sửa chữa nhanh chóng, đảm bảo có thể tiếp tục ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Một số hình ảnh các công nhân đang tiến hành sửa chữa 2 tàu kiểm ngư KN 766 và 767 tại Sơn Trà ngày 22/5.
Video đang HOT
Bất chấp cái nắng như thiêu đốt, các công nhân vẫn tích cực sửa chữa tàu
Sửa chữa bên trong cabin tàu
Máy điều hòa đặt bên ngoài tàu KN 766 bị tàu Trung Quốc đâm hỏng
Băng rôn khẳng định chủ quyền Việt Nam bằng tiếng Trung Quốc; yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan trái phép, được treo bên lan can tàu kiểm ngư 767
Các miếng đệm của tàu Trung Quốc bị dính lại được các kiểm ngư viên mang về làm bằng chứng cho sự hung hăng của Trung Quốc
Thiết bị trên tàu kiểm ngư bị tàu Trung Quốc đâm hỏng
Công Bính
Theo Dantri
Trung Quốc tính sai ở biển Đông
Không có tòa án quốc tế nào xem cuộc đối đầu ở biển Đông hiện nay là bằng chứng cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Trang tin tức Asia Sentinel hôm 19-5 đăng bài viết trong đó nhận định Trung Quốc đã tính toán sai khi đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) vào vùng biển của Việt Nam. Theo bài viết, một bước đi đơn phương như thế không chỉ khiến quan hệ với Việt Nam căng thẳng mà còn dẫn đến làn sóng chỉ trích của cộng đồng quốc tế và làm sống lại "mối đe dọa Trung Quốc" ở Đông Nam Á.
Mang tiếng là đưa giàn khoan đi khai thác dầu nhưng rõ ràng hành động này mang động cơ chính trị nhiều hơn là kinh tế. Theo chuyên gia Yenling Song của Công ty Platts Energy (Singapore), Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đang trả khoảng 328.000 USD mỗi ngày để duy trì hoạt động của giàn khoan, trong khi khả năng nó tìm thấy dầu tại nơi đang hoạt động trái phép là không nhiều.
Lợi nhuận đã không là lý do thì nhiều khả năng Bắc Kinh muốn củng cố yêu sách chủ quyền trên biển Đông thông qua hành động này. Bắc Kinh đã sai nếu nghĩ thế bởi sẽ không có tòa án quốc tế nào xem cuộc đối đầu ở biển Đông hiện nay là bằng chứng cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Một lý do khác là Trung Quốc có thể âm mưu gây chia rẽ trong nội bộ ASEAN và cô lập Việt Nam. Bắc Kinh có lẽ hy vọng lặp lại thành công mà nước này đạt được tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ở Campuchia hồi tháng 7-2012. Hội nghị này diễn ra sau khi Trung Quốc chiếm giữ thành công bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và đã không có thông cáo chung nào về biển Đông được đưa ra do những bất đồng sâu sắc.
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam (phải) ngăn chặn tàu Trung Quốc ở khu vực đặt giàn khoan trái phép
Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, điều này không tái diễn tại Hội nghị Cấp cao ASEAN ở Myanmar gần đây. Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN và hội nghị cấp cao sau đó đã lần lượt đưa ra tuyên bố chung chỉ trích những sự kiện ở biển Đông. Bài viết nhận định: "Nếu Trung Quốc hy vọng cô lập được Việt Nam và gây chia rẽ ASEAN thì nước này đã thất bại. Đối mặt với cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở biển Đông, ASEAN trở nên đoàn kết và lo ngại về những ý đồ của Trung Quốc hơn bao giờ hết".
Bên cạnh đó, cũng có thể xem hành động nêu trên của Trung Quốc là nhằm gây sức ép lên Việt Nam và các thành viên khác của ASEAN về vấn đề soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
ASEAN hy vọng COC có thể giúp ngăn chặn những tranh chấp trên biển nhưng Trung Quốc lại không hào hứng trong việc hoàn tất văn kiện này, khiến các cuộc đàm phán vẫn giậm chân tại chỗ. Những diễn biến mới nhất ở biển Đông chắc chắn sẽ càng khiến ASEAN quyết tâm đòi hỏi một COC nghiêm ngặt. Một lần nữa, theo bài viết, bước đi giàn khoan lại có hại cho Trung Quốc về lâu dài.
Nói tóm lại, cho dù có ý đồ gì thì hành động khiêu khích của Trung Quốc ở biển Đông hiện nay sẽ chỉ gây tổn hại cho nước này cả về mặt kinh tế lẫn chính trị. Các nước láng giềng sẽ ngày càng tức giận, lo lắng và xa lánh Trung Quốc, đồng thời có thêm lý do mới để hoan nghênh chiến lược xoay trục của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Bằng chứng là cả Malaysia và Indonesia đang công khai lo ngại về Trung Quốc ở biển Đông.
Theo Hoàng Phương
Người lao động
Bộ trưởng Thăng kiên quyết xử lý tình trạng "bao khách" đi tàu Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng vừa yêu cầu Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) khẩn trương kiểm tra, xác minh, chấn chỉnh và chấm dứt hiện tượng "bao khách" mà người dân phản ánh và cắt chặng sai quy định. Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, trong những ngày gần đây Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) liên tục nhận...