Đổi món cho bé với thực đơn các món bún, miến, phở giúp con ăn hào hứng, húp tới giọt cuối cùng
Chắc chắn việc thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé, xen kẽ các món bún, miến, phở trong các bữa ăn sẽ khiến cả hai mẹ con tìm được nhiều cảm hứng hơn khi đến giờ ăn.
Để duy trì hứng thú của con trong các bữa ăn thì việc thường xuyên thay đổi thực đơn ăn dặm, đa dạng các món ăn là điều rất cần thiết với các mẹ. Hiểu được điều này, chị Trần Loan (27 tuổi, hiện đang sống tại Hòa Bình) cũng thường xuyên chế biến các món bún/miến/phở trong bữa chính cho bé Min (nay đã hơn 22 tháng tuổi). Bé Min đặc biệt rất thích các món dễ ăn này, mỗi khi mẹ bày ra bàn sẽ liền háo hức tự xúc ăn và húp tới giọt nước cuối cùng. Đó cũng là động lực khiến chị Loan chăm chỉ hơn trong việc nấu ăn cho con.
Chị Loan và bé Min.
Bé Min nay đã hơn 22 tháng tuổi, rất ra dáng thanh niên lớn.
Để đảm bảo vệ sinh và an toàn trong món ăn, chị Loan thường tự tay làm bún trắng cho con, trước khi nấu kèm với các thực phẩm khác. Chị chia sẻ công thức làm bún: “Mình làm bún bằng máy hoặc khuôn tay. Công thức làm khá đơn giản từ 200gram bột mỳ, 150gram bột tàn mỳ, 150gram tinh bột khoai tây, 250ml nước nóng già, 2 muỗng dầu ăn rồi cho vào máy để nhào. Nếu không có máy sẽ trộn bằng muỗng, thành một khối dẻo thì cho vào khuôn ép bún cho ra thành từng sợi. Bún làm một lần nếu không dùng hết có thể đem trữ đông để nấu được trong 2 tuần”.
Món bánh đa cua mẹ nấu hấp dẫn khiến Min thích mê.
Thỉnh thoảng mẹ lại nghĩ đến việc đổi món bún, miến thay cơm/cháo để con đỡ ngán.
Ngoài bún tự làm, chị Loan cũng thường lựa chọn thêm các món miến, nui, mỳ udon, bánh phở… chủ yếu từ nguồn gốc hữu cơ. Sau khi đã có nguyên liệu bún, miến, nui…, chị Loan sẽ áp dụng nấu một bát hoàn chỉnh cho con theo 3 bước: nấu nước dùng (từ các loại như riêu cua, xương gà, xương lợn… thích hợp với món bún thành phẩm), sau đó cho bún, miến, nui… vào và trình bày các món thịt, cá, rau đã được chế biễn sẵn từ trước (thường là hấp, luộc) lên trên. Những công đoạn này được chị hoàn thành khá nhanh chóng và không mất nhiều thời gian.
Chị Loan chia sẻ, nguyên tắc chuẩn bị các món nước này cho con cũng không phức tạp cầu kỳ, chỉ cần chú ý các loại thực phẩm kỵ nhau. Ngoài ra, chị thường ngẫu hứng “vét tủ lạnh”, sẵn còn món gì sẽ nấu cho con món đó, tùy thuộc vào khoảng thời gian mẹ có trước mỗi bữa ăn của con. Các món chị ưu tiên hơn cả là bún riêu cua, bún gà, bún chả hoặc bún hải sản vốn thuần Việt và chế biến đơn giản hơn. Những món bún, miến, phở sẽ được chị cho con ăn vào bữa trưa hoặc bữa tối nhằm thay đổi để con đỡ chán cơm, cháo.
Những bữa ăn không chỉ đầy đủ dưỡng chất, dễ ăn mà còn được trình bày đẹp mắt.
“Vì Min ăn nhiều cơm cháo cũng chán nên mỗi khi mẹ nấu bún là hào hứng lắm. Con tự ngồi nghiêm chỉnh xúc ăn, chưa thấy chê món mẹ nấu bao giờ. Mẹ sẽ ngồi bên nhìn con ăn, cắt nhỏ bún giúp con. Đến khi con không muốn xúc nữa, mẹ sẽ đút hỗ trợ, tùy vào hoàn cảnh”, chị Loan cho biết thêm.
Chị Loan cũng tin rằng, việc nấu nướng cho con nếu làm bằng niềm vui, sự hứng thú thì các mẹ sẽ hoàn toàn có thể biến tấu các bữa ăn của con thành một tác phẩm nghệ thuật. Khi con ăn, con sẽ cảm nhận được tất cả, trong đó có tình yêu lớn lao mà mẹ dành cho con, đó mới là điều quan trọng nhất trong việc nấu ăn cho con. Mẹ cũng đừng ngại ngần thử nghiệm các món mới, vì biết đâu cả hai mẹ con sẽ đều khám phá ra được những sở thích đặc biệt của bản thân.
Hãy cùng tham khảo thêm thực đơn ăn dặm một số món bún, miến, phở mà chị Loan chuẩn bị cho bé Min:
Việc nấu nướng cho con nên được làm bằng niềm vui, sự hứng thú của mẹ để con có thể cảm nhận được đầy đủ vị ngon.
Video đang HOT
Chị thường “vét tủ lạnh”, sẵn gì nấu nấy nhưng thành phẩm thì quả thực đáng ngưỡng mộ.
Nguyên liệu được chị Loan sử dụng luôn có nguồn gốc hữu cơ.
Chị Loan thường chọn các món mỳ, bún thuần Việt hoặc biến tấu thêm các món từ Nhật, Hàn.
Súp ghẹ ngon lành, bổ dưỡng.
Mì udon cũng là một trong những món ăn mà chị Loan thường chuẩn bị nhiều cho con.
Theo Helino
Thực đơn 20 món cháo truyền thống của mẹ đảm làm cho con ăn 1 lèo hết sạch
Thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống dưới đây không cầu kì, dễ chuẩn bị mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con.
"Nuôi con ở độ tuổi ăn dặm" là một chủ đề chưa bao giờ hết "hot" với các mẹ bỉm sữa. Hàng loạt những câu hỏi được đặt ra: cho con ăn dặm theo phương pháp nào là tốt nhất? Cho con ăn như thế nào cho đúng và tốt cho sự phát triển của con... khiến các mẹ phải băn khoăn, nhất là với những mẹ nuôi con lần đầu.
Cùng chung tâm trạng ấy, chị Nguyễn Thị Thu Phương (sinh năm 1993, ở Quảng Ngãi) cũng vô cùng lo lắng khi con đến thời kì ăn dặm. Để lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp cho bé Lê Nguyễn Anh Thy (bé Maika) - con gái chị, chị Phương đã phải đọc rất nhiều tài liệu rồi học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để có kiến thức chăm con một cách khoa học và đúng nhất. Sau khi tìm hiểu rất kĩ về từng phương pháp: ăn dặm kiểu truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm tự chỉ huy BLW, chị Phương quyết định sẽ thử cho con tập ăn theo cả 3 phương pháp để tìm phương pháp phù hợp với con nhất.
Tới giờ, bé Maika ngồi vào ghế và ăn 1 lèo hết sạch luôn.
Chị Phương chia sẻ: " Mình cho con ăn dặm lúc 5 tháng 15 ngày. Thực đơn ban đầu của con là cháo rây với tỉ lệ 1:10. Lúc đầu Maika không hợp tác cho lắm nhưng mình cũng không ép con, để con ăn theo nhu cầu. Vì mình biết đây chỉ là giai đoạn tập ăn cho con, còn nguồn dinh dưỡng chính của bé dưới 1 tuổi vẫn là sữa".
Tuy thời gian đầu, con gái không hợp tác nhưng bằng tình yêu và sự kiên trì với con, chị Phương vẫn hàng ngày nấu nướng, đổi món cho con. Và dần dần con gái chị đã ăn uống ngon lành. " Giờ Maika được hơn 9 tháng rồi, tới giờ ăn, cho con vào ghế ngồi là con ăn 1 lèo hết sạch luôn", chị Phương hào hứng kể lại.
Đó là thành quả mà chị Phương nhận được sau những ngày vất vả cho con tập ăn dặm. Được hỏi về quá trình tập cho con ăn, chị Phương kể: " Thời gian đầu, mình cho con ăn theo kiểu tự chỉ huy, nhưng bé không chịu hợp tác nên mình đã đổi sang ăn dặm truyền thống. Và đến giờ con vẫn ăn theo kiểu truyền thống. Có lẽ Maika hợp với kiểu truyền thống đó".
Ăn dặm kiểu truyền thống, mẹ không mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị đồ ăn cho con. Nhưng không vì thế mà chị Phương cho phép mình qua loa với những bữa ăn của con gái. Chị luôn cẩn thận từng li từng tí từ khâu chọn nguyên liệu cho đến khâu thành phẩm. " Đặt lên trên hết là vấn đề an toàn thực phẩm và đảm bảo vệ sinh khi chế biến món ăn cho con", chị Phương chia sẻ.
Để bảo vệ hệ tiêu hóa, chức năng gan, thận còn non nớt của con, mẹ Maika không nêm bất kì gia vị nào vào thức ăn của con.
Hiện giờ, Maika chưa được 1 tuổi nên chị Phương không nêm gia vị (mắm, muối...) vào đồ ăn của con cho dù cũng có 1 số ý kiến trái chiều, phản đối việc này của chị. Nhưng chị sẽ nuôi con theo cách của mình và làm theo những gì được học, được tìm hiểu. Mẹ 9x chia sẻ: " Để bảo vệ hệ tiêu hóa, chức năng gan, thận còn non nớt của con, mình không nêm bất kì gia vị nào vào thức ăn của con vì trong các loại thực phẩm như thịt, cá... đã chứa một lượng muối nhất định. Còn vị ngọt đã có vị ngọt tự nhiên từ rau củ rồi thì cần gì phải nêm thêm nữa".
Với những kiến thức tìm hiểu được, chị Phương luôn cố gắng áp dụng thật đúng cho con những mong con được phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí tuệ. Chị nói: " Con là tất cả! Làm mẹ ai cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với con mình. Mình cũng vậy, nuôi con tôi chỉ mong con khỏe mạnh, không ốm đau và trí tuệ phát triển tốt là tôi vui rồi".
Cứ như thế, chị Phương từng ngày học làm mẹ, học cách nấu ăn để phục vụ cô con gái nhỏ của mình. Không phụ công của mẹ, Maika trộm vía ăn uống rất ngoan. Đó là động lực để chị Phương cố gắng mỗi ngày.
Chị Phương cũng chia sẻ các bước nấu những món cháo ngon theo kiểu truyền thống, các mẹ cùng tham khảo nhé!
- Đầu tiên, mẹ nấu cháo trắng riêng theo tỉ lệ phù hợp với độ tuổi của con.
- Cho chất đạm (thịt, cá...) đã được xay, băm nhuyễn... (theo lượng phù hợp với độ tuổi của con) vào cháo và khuấy đều đến khi chín.
- Tiếp theo, mẹ cho rau củ vào. Nếu là các loại củ (cà rốt, củ dền...) mẹ có thể hấp trước rồi nghiền, sau đó mới cho vào cháo của con. Lưu ý hấp sẽ giữ được chất hơn là luộc hoặc cho trực tiếp vào ninh lẫn cháo.
- Cuối cùng, mẹ chỉ cần cho chút dầu ăn vào cháo là con đã có một báo cháo thơm ngon với đầy đủ 4 nhóm chất.
Dưới đây là thực đơn 20 món cháo chị Phương làm cho con gái. Từ khâu chuẩn bị nguyên liệu chị đã rất cầu kì bày biện rất đẹp mắt để cho ra thành phẩm là những bát cháo bổ dưỡng, bé Maika vô cùng thích thú.
Cháo cá lóc nấu cà rốt.
Cháo trứng bí đỏ thêm ruốc tôm tự làm.
Súp mì somen thịt bò và nước hoa quả.
Cháo thịt heo nấu cà rốt, khoai tây, su su.
Cháo gạo lứt sườn thăn nấu rau cải ngọt.
Cháo thịt gà nấu cùng cải bó xôi và bí đỏ.
Cháo óc heo cải ngọt, bí đỏ.
Cháo lươn rau dền.
Cháo lươn nấu khoai mỡ.
Cháo cá hồi nấu cải ngọt.
Cháo hạt kê, khoai tây, thịt bò, súp lơ.
Súp yến mạch nấu cùng cà rốt, khoai tây, ngô non.
Cháo trứng gà nấu bí xanh.
Cháo thịt bò súp lơ xanh.
Cháo thịt gà cà rốt.
Cháo thịt bò khoai lang.
Cháo cá thu nấu cùng rau cải ngọt và đậu lăng.
Cháo hạt kê sườn non rau mùng tơi.
Cháo thịt bò hạt kê nấu cùng bí đỏ.
Cháo trứng gà cà rốt nấm hương.
Theo Helino
Quầy phở tíu trong ngõ nhỏ ở Hà Nội đông khách suốt 40 năm Thực khách phải len lỏi qua lối đi chật hẹp của ngõ chợ Đồng Xuân để vào gian hàng bé xíu. Đi lang thang khắp phố cổ Hà Nội, ăn được đồ ngon là một sự kỳ thú. Thưởng thức được những miếng ngon lâu đời của đất Hà thành, sự kỳ thú đó dường như nhân lên gấp bội. Với người sống...