“Đổi mới thực sự trong công tác Hội”
Đó là khẳng định của ông Đa Cát Vinh – Chủ tịch Hội ND tỉnh Lâm Đồng khi nói về những đổi mới về hoạt động của Hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Đổi mới thực sự
Trao đổi với PV Báo NTNN, ông Đa Cát Vinh cho biết, trong nhiệm kỳ vừa qua hội đã có những cách làm hay, những giải pháp để hội hoạt động ngày càng hiệu quả và khẳng định vai trò trong phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới.
“Trước kia, Tỉnh hội có 6 ban, văn phòng, tuy nhiên sau khi tinh gọn thì chỉ còn 3 ban văn phòng. Vì vậy mà các nhiệm vụ của các đơn vị sẽ có sự tập trung, tránh sự chồng chéo, đảm bảo hiệu quả công việc. Từ đó để có những tham mưu kịp thời chính xác cho ban lãnh đạo để chỉ đạo công tác hội đạt hiệu quả”- ông Vinh cho biết.
Bên cạnh đó, cách làm mà ông Vinh cho rằng thật sự đổi mới đó là việc tuyên truyền hướng về cơ sở, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa có hội viên là người đồng bào dân tộc thiểu số.
Sản xuất rau theo hướng công nghệ cao tại Lâm Đồng. ảnh: Long Nguyễn
Cụ thể, tại Lâm Đồng có 10 huyện, 2 thành phố thì hàng tháng, lãnh đạo tỉnh hội sẽ chọn một xã thậm chí là thôn để trực tiếp tuyên truyền. Mỗi chuyến đi như vậy, lãnh đạo hội sẽ gắn với việc hỗ trợ tư vấn pháp lý cho người dân, vì vậy sẽ tạo được sự uy tín và tin tưởng của hội viên đối với Hội ND.
Giúp nông dân tiếp cận công nghệ
Để tương xứng với tiềm năng, tiềm lực về nông nghiệp công nghệ cao (CNC) của tỉnh thì Hội ND Tỉnh cũng thường
xuyên phối hợp với các sở, ban ngành mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật. “Với thời buổi như hiện nay, người dân Đà Lạt nói riêng, nông dân tỉnh Lâm Đồng nói chung không thể không hiểu biết về công nghệ thông tin, ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp. Vì vậy việc hỗ trợ nông dân tiếp xúc với những ứng dụng này là vô cùng cần thiết”- ông Vinh nhấn mạnh.
Hiệu quả của nông nghiệp ứng dụng CNC đem lại thu nhập cho người dân tăng lên đáng kể, đưa nông sản xuất khẩu chiếm 80% tổng giá trị xuất khẩu.
Ngoài ra, Hội ND các cấp đã vận động nông dân liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ nông sản. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 20.000 hộ gia đình hội viên ký hợp đồng liên kết tiêu thụ nông sản. Tỷ lệ nông sản tiêu thụ qua hợp đồng đạt khoảng 30%. Đồng thời, hội đã giới thiệu 4 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh tôn vinh sản phẩm nông nghiệp Việt Nam tiêu biểu. Hàng năm, hội tổ chức cho các doanh nghiệp, HTX tham gia các hội chợ thương mại, hội chợ nông nghiệp để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh của địa phương.
Video đang HOT
Theo Danviet
Đến Chợ phiên nông sản TP.HCM xem đặc sản sạch, độc, lạ
Nhiều đặc sản nông nghiệp không những an toàn mà còn độc đáo, lạ mắt của nông dân TP.HCM và các tỉnh thành cuốn hút khách hàng tại Chợ phiên nông sản lần 8 ở TP.HCM.
HND TP.HCM là đơn vị chủ trì tổ chức và giới thiệu các mặt hàng nông sản tiêu biểu của thành phố. Ảnh: Nguyên Vỹ
Chợ phiên nông sản năm nay do Hội Nông dân TP.HCM phối hợp tổ chức tại quận 9 (TP.HCM) với chủ đề "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt".
Tại chợ phiên, người xem dễ dàng bắt gặp những sản phẩm đặc trưng của TP.HCM như xoài cát Cần Giờ,... Ảnh: Nguyên Vỹ
... khô cá dứa. Ảnh: Nguyên Vỹ
Các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của thành phố từ nông thủy sản, sản phẩm công nghệ cao, bonsai hoa kiểng đến mỹ nghệ truyền thống được trình bày bắc mắt tại phiên khai mạc sáng nay (ngày 6.12).
... nấm sạch của nông dân quận 9. Ảnh: Nguyên Vỹ
... hoặc thưởng thức sữa tươi Củ Chi ngay tại chỗ. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ông Đoàn Văn Thanh - Phó Chủ tịch HND TP.HCM cho biết chợ phiên nông sản là hoạt động thường niên, hỗ trợ nông dân tham gia quảng bá và xúc tiến thương mại cho các nông phẩm sạch và đặc sắc do chính tay mình làm ra.
Những sản phẩm đặc thù nông nghiệp đô thị của TP.HCM như hoa lan, cá kiểng... Ảnh: Nguyên Vỹ
Chương trình còn giúp nông dân nâng cao nhận thức về hợp tác sản xuất và tiêu thụ và tiếp cận các công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp.
HND quận Thủ Đức thì giới thiệu những sản phẩm bonsai độc đáo của nông dân mình. Ảnh: Nguyên Vỹ
Gian hàng của HND huyện Hóc Môn lại góp mặt với sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo từ xừng động vật. Ảnh: Nguyên Vỹ
Như cặp xừng bò này gân guốc, chai sần này được chủ sạp định giá 300.000 đồng/mẫu tạo thêm nét khác biệt giữa các sản phẩm láng bóng khác. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ông Phạm Minh Hùng - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương HND Việt Nam thì cho rằng chợ phiên lần này còn có ý nghĩa nhiều hơn khi được tổ chức trước thềm Đại hội HND toàn quốc vào tháng 12 sắp tới.
Chợ phiên cũng là hoạt động nhằm nâng cao vai trò tổ chức của cấp HND trong việc tham gia thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố theo hướng nông nghiệp đô thị và tiếp cận công nghệ cao vào trong sản xuất.
Gian hàng đến từ tỉnh Long An lại góp mặt với các nông sản đầy màu sắc. Ảnh: Nguyên Vỹ
Gian hàng cây kiểng đến từ tỉnh Bến Tre có sản phẩm bonsai dừa vàng 3 gốc độc đáo không kém. Ảnh: Nguyên Vỹ
Chủ hàng cho biết gốc kiểng này từ 1 trái dừa đâm ra 3 chồi, vừa làm kiểng lại vừa ăn trái được. Bộ kiểng này được định giá 40 triệu đồng. Ảnh: Nguyên Vỹ
Chợ phiên nông sản cũng là nơi để các nghệ nhân phô diễn các sản phẩm bonsai, hoa kiểng độc lạ của mình. Ảnh: Nguyên Vỹ
Những khách hàng nữ lại chọn cho mình những chậu hoa kiểng đẹp nhất để trưng bày. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo Danviet
TP.HCM: Ươm tạo thành công nhiều doanh nghiệp nông nghiệp 4.0 Nhằm kiến tạo và thúc đẩy chương trình nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), thời gian qua TP.HCM đã có nhiều chính sách, giải pháp ứng dụng CNC và đạt được nhiều kết quả tích cực. Ông Từ Minh Thiện-Phó trưởng Ban quản lý khu NNCNC TP.HCM khẳng định, 5 năm tới thành phố sẽ hình thành nền NNCNC. Tạo đà cho nông...