Đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Công văn số 516/TTg-KSTT về việc thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, đổi mới thực hiện cơ chế một cửa và xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành.
Cán bộ Bảo hiểm Xã hội giám sát chi phí khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Để tiếp tục thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong công văn trên, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm, có hiệu quả việc cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ.
Các bộ, cơ quan ngang bộ và Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ động thống kê, cập nhật cập nhật đầy đủ, chính xác các quy định, chi phí tuân thủ liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của bộ, cơ quan vào phần mềm thống kê, rà soát các quy định tại địa chỉ https://nq68.baocaochinhphu.gov.vn, bảo đảm tiến độ được giao.
Các bộ, cơ quan ngang bộ và Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh và tổ chức tham vấn các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp để hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ theo yêu cầu của Nghị quyết số 68/NQ-CP (đợt 1 trước ngày 30/5 và đợt 2 trước ngày 30/9). Yêu cầu đặt ra cần phải lượng hóa được lợi ích, chi phí mang lại đối với từng phương án do bộ, cơ quan đề xuất.
Các bộ, cơ quan ngang bộ và Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thực thi ngay các phương án cắt giảm, đơn giản hóa sau khi được Thủ tướng Chính phủ thông qua
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo đúng mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và giải pháp nêu tại Đề án ban hành kèm theo Quyết định số 468/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đã được Thủ tướng Chính phủ giao.
Video đang HOT
Về công tác xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục mở rộng việc sử dụng văn bản điện tử (trừ văn bản mật), chữ ký số, xử lý công việc trên môi trường điện tử, bảo đảm đồng bộ trong triển khai, thực hiện ở cả 4 cấp chính quyền, không gửi kèm bản giấy, thực hiện lưu trữ điện tử và hoàn thành các chỉ tiêu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ năm 2021.
Các bộ, ngành, địa phương hoàn thành việc xây dựng các chế độ báo cáo điện tử của bộ, ngành, địa phương theo yêu cầu tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP và hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ để tích hợp với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương rà soát, chuẩn hóa dữ liệu tại các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cũng như các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của bộ, ngành, địa phương để tích hợp với Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm hiển thị theo thời gian thực.
Đồng thời, thực hiện tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thuận lợi, cắt giảm chi phí trước khi xây dựng, hoàn thiện các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 tại bộ, ngành, địa phương để tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
VssID - Minh bạch, công khai, bảo vệ quyền lợi cho người lao động
Ứng dụng "VssID - Bảo hiểm xã hội số" của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 16-11 vừa qua.
Với những tiện ích mang lại cho người tham gia sử dụng, VssID được kỳ vọng là một bước tiến mạnh mẽ trong cải cách hành chính, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử. Báo Nhân Dân đã có cuộc trao đổi với Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam) Lê Đình Quảng về vấn đề này.
Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam) Lê Đình Quảng. Ảnh: DUY LINH
Phóng viên: Là tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi của người lao động, đồng chí đánh giá như thế nào về những tính năng, tiện ích trên ứng dụng VssID? Liệu người lao động có gặp khó khăn gì khi đăng ký sử dụng ứng dụng này?
Phó Trưởng ban Lê Đình Quảng:
Ứng dụng dịch vụ thông tin trên nền tảng di động VssID của BHXH Việt Nam nhằm thiết lập kênh giao tiếp, tiếp cận thông tin cho người tham gia chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và sử dụng dịch vụ VssID. Người lao động khi sử dụng ứng dụng này sẽ nhận được nhiều quyền lợi: Đầu tiên, họ được cung cấp thông tin về quá trình tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, BH tai nạn lao động nghề nghiệp, thông tin các chế độ BHXH mà họ đang và sẽ được hưởng như chế độ bảo hiểm một lần, chế độ thai sản, tai nạn, bệnh nguy hiểm, lịch sử khám BHYT. Đồng thời, người lao động được cung cấp dịch vụ tiện ích, tra cứu sổ BHXH, thông tin các cơ sở khám, chữa bệnh, cấp giấy nghỉ, chế độ, thông tin cơ sở khám, chữa bệnh ký hợp đồng với cơ quan BHYT để sử dụng thẻ khám chữa bệnh BHYT. Họ nắm bắt được chế độ, chính sách về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, hướng dẫn các thủ tục thanh quyết toán... Có thể nói, các dịch vụ VssID cung cấp hết sức thiết thực và cần thiết, giúp người lao động nắm bắt tình hình thực hiện các chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Các thông tin được công khai, minh bạch sẽ giúp họ giám sát bảo vệ quyền lợi của mình cũng như thực hiện tốt hơn các chế độ, chính sách về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.
Tuy nhiên, đây là dịch vụ mới, nên chúng tôi thấy sẽ có một số khó khăn đặc biệt ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện. Thứ nhất, khó khăn về thiết bị, để triển khai VssID, bắt buộc người lao động phải có điện thoại thông minh, nhưng thực tế, không phải tất cả người lao động hiện nay có điều kiện sử dụng thiết bị này. Những người lao động có độ tuổi cao cũng sẽ gặp khó khăn nhất định khi tiếp cận với hình thức công nghệ thông tin. Thứ hai, người lao động gặp khó khăn về thủ tục để đăng ký. Mặc dù, các quy định này đã cố gắng đơn giản hóa nhưng vì nguyên tắc bảo mật nên phải có thủ tục sau khi khai báo xong, người lao động phải in bản đăng ký và đưa đến cơ quan BHXH mới đăng ký được. Quy trình thủ tục như vậy sẽ khó khăn với những người lao động trực tiếp trong nhà máy. Tôi cho rằng, trong quá trình triển khai cần tiếp tục điều chỉnh để ứng dụng này đi vào cuộc sống một cách thuận lợi nhất cho người sử dụng.
Phóng viên: Với việc sử dụng VssID, người lao động còn có thể thực hiện vai trò giám sát nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của người sử dụng lao động đối với mình. Theo đồng chí, người lao động cần quan tâm, chú ý điều gì để có thể bảo vệ quyền lợi của mình khi cài đặt ứng dụng VssID? Việc tăng cường sử dụng VssID có góp phần công khai, minh bạch thông tin và hạn chế tình trạng nợ đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho người lao động của các đơn vị, doanh nghiệp?
Phó Trưởng ban Lê Đình Quảng:
Hiện nay, có nhiều trường hợp người sử dụng lao động, doanh nghiệp có tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Nhưng người lao động thường hay không biết về tình trạng này, chỉ khi phát sinh vấn đề họ mới biết. Mặc dù Luật BHXH quy định rất rõ, theo Điều 18 quy định, định kỳ sáu tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng BHXH, định kỳ hằng năm được cơ quan BHXH xác nhận về việc đóng BHXH; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan BHXH cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng BHXH. Nhưng trong thực tế, người lao động và người sử dụng lao động không quan tâm, không thực hiện, dẫn tới tình trạng quyền lợi của người lao động có thể bị ảnh hưởng.
Với việc sử dụng VssID, người lao động có thể trực tiếp quản lý thông tin BHXH của mình, biết rõ đã được đóng hay chưa, biết được tình trạng người sử dụng lao động có thực hiện đầy đủ chính sách BHXH, BHYT hay không... Ngoài ra, nếu người lao động cần thường xuyên cập nhật, theo dõi tình trạng doanh nghiệp của mình, quyền lợi của mình, nếu phát hiện doanh nghiệp cố tình trốn hay nợ đóng BHXH, họ có thể có biện pháp đấu tranh trực tiếp, phản ánh với công đoàn, hoặc báo cáo cơ quan chức năng để có biện pháp bảo vệ kịp thời. Qua đó, tổ chức công đoàn phải vào cuộc và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền để xử lý. Tôi cho rằng, VssID là một phần quan trọng trong việc nắm bắt các doanh nghiệp trốn đóng, nợ đóng BHXH, từ đó bảo đảm quyền lợi người lao động.
Phóng viên: Theo đồng chí, làm thế nào để ứng dụng VssID thật sự trở thành một công cụ hữu hiệu gắn bó với người lao động?
Phó Trưởng ban Lê Đình Quảng:
VssID thật sự là một công cụ hữu ích đối với người lao động. Để ứng dụng thật sự hiệu quả và đi vào cuộc sống, chúng ta phải thực hiện mấy vấn đề. Trước hết, cần tiếp tục cải thiện các thủ tục đăng ký sử dụng VssID để người lao động tiếp cận dịch vụ này thuận lợi nhất. Đồng thời, VssID sẽ bổ sung, hướng tới tích hợp tiện ích thẻ BHYT, sổ BHXH thay thế sổ và thẻ giấy; tích hợp các dịch vụ công, các tiện ích thanh toán trực tuyến... Tôi cho rằng, nếu càng tích hợp vào đây nhiều dịch vụ công thì càng thuận lợi cho người lao động, từ đó họ sẽ tham gia tích cực hơn vào các chính sách BHXH, BHYT và các vấn đề liên quan đến người lao động. Quyền lợi của người lao động được bảo đảm, thì chính sách an sinh xã hội càng được lan tỏa.
Vì vậy, chúng ta cần tăng cường tuyên truyền cho người lao động hiểu rõ về VssID và các thủ tục để họ tham gia tích cực. Để VssID thật sự đi vào cuộc sống, bên cạnh những việc cụ thể thì những chính sách liên quan đến an sinh xã hội nói chung, nhất là liên quan đến BHXH, BHYT, BH thất nghiệp tiếp tục cần được cải cách, bổ sung theo tinh thần của Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH, sao cho các chính sách này hấp dẫn, đa dạng, đa tầng và bảo đảm quyền lợi lâu dài cho người lao động.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn những chia sẻ của đồng chí!
Triển khai ứng dụng VssID Bảo hiểm xã hội số Chiều 16-11, tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Lễ công bố ứng dụng "VssID - Bảo hiểm xã hội số" trên nền tảng thiết bị di động đến gần 700 điểm cầu trong cả nước. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố. Tại điểm cầu Đồng Nai, Ủy...