Đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, hiện có tới 1,4 tỷ người đang sống dưới mức thu nhập 1,25 đô la một ngày và trên thế giới có khoảng 2,6 tỷ người (40% tổng dân số thế giới) có mức sống dưới 2 đô la một ngày. Do vậy, thực hiện “Đổi mới sáng tạo” là khai thác khoa học, công nghệ và đổi mới nhận thức nhằm đáp ứng nhu cầu của nhóm người có thu nhập thấp, đặc biệt là những người sống ở vùng nông thôn, không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ cơ bản của cuộc sống – từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm chênh lệch mức sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho họ.
Ngày 07/03/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Dự án “Đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp” (VIIP) trị giá 55, 625 triệu đô la Mỹ vào danh mục dự án sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Công văn số 302/TTg và giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm cơ quan đầu mối triển khai Dự án. Ngày 22/01/2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 101/QĐ-BKHĐT làm cơ sở đàm phán Hiệp định tín dụng với NHTG. Hiệp định Tín dụng sẽ được ký kết vào 4/9/2013.
Mục tiêu của dự án là tăng cường năng lực cho Chính phủ trong việc xây dựng và quản lý chương trình đổi mới công nghệ tại Việt Nam, tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp trong việc ứng dụng giải pháp công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ góp phần cải thiện đời sống của người thu nhập thấp.
Đối tượng thụ hưởng trực tiếp là các viện nghiên cứu và phát triển (RDIs), cá nhân/nhóm cá nhân và cơ quan, đơn vị nghiên cứu và doanh nghiệp. Lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ của Dự án:
- Phát triển dược liệu và y học cổ truyền:Ưu tiên hỗ trợ việc phát triển các công nghệ có tác dụng nâng cao chất lượng sản phẩm và/ hoặc giải pháp nâng cấp, hiện đại hóa các công nghệ hiện hữu và ứng dụng công nghệ mới trong quá trình trồng, chăm sóc, khai thác, thu hoạch, chế biến, vận chuyển, bảo quản, sản xuất, lưu thông và sử dụng thảo dược nguyên liệu và sản phẩm thuốc cổ truyền.
- Công nghệ thông tin & truyền thông: hỗ trợ tăng cường sự sẵn có, tính liên tục và năng lực tiếp cận thông tin và sản xuất nội dung thông tin, thiết kế, sản xuất những sản phẩm, thiết bị, đồ dùng công nghệ truyền tin thích ứng, phổ cập và gần gũi đem lại ích lợi cho nhóm dân cư thu nhập thấp.
- Nông nghiệp, thủy sản: ưu tiên hỗ trợ phát triển và ứng dụng công nghệ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch; nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tiết kiệm năng lượng, sản xuất năng lượng sạch và bảo vệ môi trường phục vụ nông nghiệp và thủy sản; Nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các loại nông sản và thủy sản. Kết quả kỳ vọng của Dự án là các kết quả nghiên cứu đổi mới công nghệ, các giải pháp công nghệ hữu ích được ứng dụng, triển khai trên thực tế và người thu nhập thấp có thể tiếp cận sử dụng các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt, giá thành hợp lý, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng.
Video đang HOT
Dự án sẽ bao gồm 04 hợp phần sau:
Hợp phần I: Phát triển các công nghệ đổi mới trong đó có 3 nhóm tiểu dự án: Nghiên cứu các giải pháp công nghệ nhằm giải quyết các thách thức phát triển quốc gia, thực hiện trong 24 tháng; Tiếp nhận và nghiên cứu nâng cấp các công nghệ hiện có phù hợp với Việt Nam, thực hiện trong 18 tháng; Nghiên cứu đổi mới công nghệ cấp cơ sở, thực hiện trong 12 tháng.
Hợp phần II: Mở rộng và thương mại hóa các công nghệ đổi mới: Hợp phần này hỗ trợ việc tiếp nhận, nâng cấp, mở rộng quy mô và thương mại hóa sản phẩm công nghệ đổi mới, thực hiện trong 24 tháng.
Hợp phần III: Tăng cường năng lực và chuyển giao kiến thức toàn cầu:hỗ trợ nâng cao năng lực cho các đơn vị thụ hưởng để phát triển bền vững, trong đó nâng cấp thiết bị phòng thí nghiệm, chuyển giao kiến thức, nghiên cứu khả thi, chuyên môn kỹ thuật, đào tạo, tham quan học tập và tổ chức kết nối với các viện nghiên cứu quốc tế.
Hợp phần IV: Quản lý, giám sát và đánh giá dự án:hỗ trợ các hoạt động quản lý dự án, điều phối, giám sát, đánh giá, báo cáo tiến độ và kiểm toán. BQLDA thuộc Cục PTDN là đơn vị điều phối, quản lý tổng thể dự án, sẽ trực tiếp thực hiện hợp phần này.
Dự án được hình thành và triển khai trên thực tế sẽ giúp cho các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ được tiếp nhận, chuyển giao, ứng dụng và thương mại hóa, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ và của cải phục vụ cho xã hội. Dự án sẽ góp phần nâng cao năng lực cho cơ quan, tổ chức, các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, cá nhân, nhóm cá nhân trong việc đẩy mạnh ứng dụng và thương mại hóa công nghệ trên phạm vi cả nước.
Dự án “Đổi mới sáng tạo hướng tới người thu nhập thấp” do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Chính phủ Việt viip.project@gmail.com Nam được thực hiện trong thời gian 5 năm (2013 – 2018) với tổng vốn đầu tư 55,625 triệu đô la Mỹ.
Liên hệ: Văn Phòng Dự án “Đổi Mới Sáng Tạo Hướng Tới Người Thu Nhập Thấp”
P.501 Nhà G, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6B Hoàng Diệu, P. Quán Thánh, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội
Điện thoại/Fax: 04.37349755
E-mail: viip.project@gmail.com
Theo_VnMedia
Mở rộng cao tốc Pháp Vân Cầu Giẽ thành 6 làn xe
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa đồng ý với đề xuất của Bộ Giao thông vận tải về việc triển khai dự án nâng cấp, mở rộng đường Pháp Vân-Cầu Giẽ thành cao tốc 6 làn xe, nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông tăng cao từ Hà Nội đi các tỉnh phía Nam.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về đề xuất của Bộ Giao thông vận tải việc nâng cấp đường Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Theo văn bản trên, Phó Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc việc triển khai theo phương án 1 như đề nghị của Bộ Giao thông vận tải (Giai đoạn 1 thi công cải tạo đường cũ với quy mô 4 làn xe; Giai đoạn 2 thi công mở rộng đủ 6 làn xe) việc nâng cấp, mở rộng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (Hà Nội).
Phó Thủ tướng đồng ý giao Nexco liên doanh với nhà đầu tư trong nước thực hiện dự án. Đồng thời, giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai dự án theo đúng quy định hiện hành.
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ sẽ được nâng cấp, mở rộng thành 6 làn xe thay vì 4 làn như hiện nay.
Theo phương án được Bộ Giao thông vận tải đề xuất, giai đoạn 1 của dự án sẽ giữ nguyên hiện trạng, cải tạo toàn bộ trắc dọc, mặt đường theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h. Mặt bằng giai đoạn I nằm hoàn toàn trong diện tích đã được giải phóng trước đây, trừ vị trí các trạm thu phí.
Giai đoạn 2 của dự án sẽ tiến hành giải phóng mặt bằng, mở rộng đường cao tốc thành 6 làn xe cơ giới và xây dựng đường gom song hành hai bên với quy mô đường cấp VI đồng bằng.
Theo dự kiến, giai đoạn 1 sẽ bắt đầu thi công từ quý 4/2013 đến quý 4/2014 và khai thác thu phí hoàn vốn từ quý 1/2015.
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 28km, được Bộ Giao thông vận tải đầu tư, đưa vào khai thác từ năm 2002 với quy mô là đường cấp I đồng bằng, 4 làn xe. Đây là tuyến giao thông huyết mạch cửa ngõ phía Nam Thủ đô và là đoạn đầu tiên của đường cao tốc Bắc - Nam nhánh phía Đông có vai trò kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm, các đầu mối giao thông quan trọng, nên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế- xã hội của Hà Nội và các vùng lân cận. Sau 10 năm khai thác, tuyến đường đã xuống cấp, ảnh hưởng nhiều đến khả năng khai thác, cũng như tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT.
Vạn Xuân
Theo_VnMedia
Hà Nội: Thêm 7000m2 đất xây chung cư thu nhập thấp Ngày 30/8, UBND thành phố Hà Nội quyết định dành hơn 7.000m2 đất tại khu chức năng đô thị Tây Mỗ, xã Đại Mỗ và Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội để đầu tư xây dựng Nhà ở chung cư cho người thu nhập thấp. Hà Nội sẽ dành thêm 7000m2 đất tại huyện Từ Liêm để xây chung cư thu nhập...