Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động để là chỗ dựa tin cậy của ND
Tại Đại hội Đại biểu Hội Nông dân (ND) tỉnh Hậu Giang lần thứ IX, nhiệm kỳ 2018 – 2023, Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Hồng Lý khẳng định, trong nhiệm kỳ qua (2013-2018), mặc dù tình hình nông nghiệp, nông thôn, nông dân gặp không ít khó khăn, trở ngại nhưng các cấp Hội ND tỉnh Hậu Giang đã thực hiện thắng lợi nghị quyết đã đề ra.
Cụ thể, công tác tuyên truyền luôn được chú trọng, có nhiều đổi mới về nội dung, đa dạng và phong phú về hình thức phù hợp với nông dân theo nhiều lĩnh vực. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Hội có nhiều chuyển biến, trong nhiệm kỳ đã kết nạp được trên 26.800 hội viên, nâng tổng số hội viên lên 110.000, chiếm 80,1% trong tổng số hộ nông nghiệp.
Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Nguyễn Hồng Lý phát biểu chỉ đạo tại đại hội. Ảnh: H.X
Các phong trào thi đua sản xuất của nông dân có sự chuyển biến và có sức lan toả. Hàng năm thu hút trên 89.000 hộ đăng ký tham gia với hơn 47.000 hộ đạt danh hiệu ND sản xuất giỏi. Từ đó, giúp địa phương có được 23 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo còn 9,63%. Hội ND tỉnh Hậu Giang nhiều năm liền được bình chọn là đơn vị dẫn đầu khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý cũng lưu ý, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác Hội và phong trào ND tỉnh Hậu Giang cũng còn khuyết điểm, hạn chế, đề nghị các cấp Hội cần sớm có biện pháp khắc phục. Trong nhiệm kỳ tới, Hội ND tỉnh Hậu Giang lưu ý cần thực hiện một số vấn đề.
Một là cần tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền ở các cấp Hội sao cho phù hợp nhất. Cung cấp kịp thời chp ND các thông tin về thị trường, giá cả nông sản, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Hai là thực hiện tốt Nghị quyết T.Ư 6, T.Ư 7 (khoá XII) của Đảng. Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn mà hiệu quả. Đồng thời, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt.
Ba là tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tổ chức Hội ND là trung tâm, nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao hiệu quả nguồn vốn Quỹ HTND.
Bốn là làm tốt vai trò cầu nối giữa ND với chính quyền, nâng cao vai trò giám sát, phản biện. Kịp thời phát hiện những hành vi tiêu cực, xâm phạm quyền lợi của dân và đại diện cho ND trong việc đàm phán, xử lý nhanh tranh chấp nếu có.
Video đang HOT
Năm là Hội phải phải bám sát chủ trương của Đảng, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền. Mỗi thành viên trong Ban chấp hành phải chủ động, sáng tạo, tâm quyết trong công việc, kịp thời nắm bắt tình hình, khó khăn bức xúc của nông dân và có biện pháp tháo gỡ.
Theo Danviet
Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết về "tam nông"
Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vừa có buổi làm việc với Bộ NNPTNT triển khai công tác tổng kết và báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết.
Làn gió mới từ nghị quyết tam nông
Sáng ngày 2.8.2018, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn có buổi làm việc với Bộ NNPTNT triển khai công tác tổng kết và báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết.
Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương; ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NNPTNT chủ trì buổi làm việc.
Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương; ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NNPTNT chủ trì buổi làm việc.
Trong báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, Bộ Nông nghiệp và PTNT khẳng định: "Tính đúng đắn của một Nghị quyết mang tầm chiến lược của Đảng đối với một khu vực chiếm gần 70% dân số và khoảng 40% lực lượng lao động của cả nước đã được khẳng định".
Điều này được thể hiện rõ nét trong những kết quả lớn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn mà Bộ, ngành và các địa phương đã nỗ lực đạt được trong 10 năm qua.
Trong 10 năm qua, nông nghiệp luôn duy trì được tăng trưởng (mặc dù chưa đạt mục tiêu đề ra) và phát triển khá toàn diện, chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện hơn; tiếp tục khẳng định được vị thế quan trọng trong nền kinh tế.
Sản xuất chuyển mạnh theo hướng chất lượng và giá trị gia tăng; giá trị và sản lượng nhiều nông sản đều tăng mạnh, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ được quan tâm phát triển; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giải quyết việc làm, giảm nghèo và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Toàn cảnh buổi làm việc.
Nhờ đó, xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng nhanh, tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm (2008 - 2017) đạt 261,28 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm; riêng năm 2017 đạt 36,52 tỷ USD, tăng 20,05 tỷ so với năm 2008 và dự kiến năm 2018 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD. Đã có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên.
Trong 7 năm (2010 - 2017), phong trào xây dựng nông thôn mới có sức lan tỏa. Tính đến 20.7.2018, cả nước đã có 3.420 xã (38,32%) đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân đạt 14,26 tiêu chí/xã; có 53 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương nhấn mạnh, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước. Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khóa X) là nghị quyết chuyên đề lần đầu tiên đã đánh giá và đề ra các giải pháp đồng bộ, toàn diện về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Nông thôn đã đổi thay mạnh mẽ sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26. Ảnh: I.T
Ông Bình đánh giá cao Ban Cán sự Đảng Bộ NNPTNT đã tham mưu nhiều chủ trương, chính sách lớn với Đảng và Nhà nước; tích cực thể chế hóa các quan điểm của Đảng thành những chính sách, pháp luật của Nhà nước; nỗ lực triển khai, thực hiện, biến những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành những mô hình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới vào thực tiễn, góp phần ổn định, phát triển kinh tế đất nước và đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân.
"Qua 10 năm tổ chức thực hiện Nghị quyết, đã đạt nhiều thành quả quan trọng: Nông nghiệp chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2017 tăng gần 6 lần so với năm 2008", ông Bình nhấn mạnh.
Nông thôn có nhiều đổi mới, xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào rộng khắp, được toàn dân hưởng ứng tham gia xây dựng, chỉnh trang, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp; xây dựng khu dân cư an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được cải thiện, vai trò chủ thể của người dân nông thôn được phát huy.
Ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, trong thời gian tới, trước những thách thức từ nội tại của ngành nông nghiệp, biến đổi khí hậu, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, đề nghị Bộ NN&PTNT cần phát huy tốt hơn nữa sứ mệnh và vai trò, chức trách, nhiệm vụ của mình trong tổ chức thực hiện Nghị quyết, thực hiện đồng bộ các giải pháp trên các lĩnh vực: tuyên truyền vận động nhân dân và nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng thể chế, cơ chế chính sách; làm tốt công tác quy hoạch; huy động các nguồn lực đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; xây dựng bộ máy tinh gọn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; nâng cao năng lực, vai trò làm chủ của người dân nông thôn, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Bộ NNPTNT kiến nghị Bộ Chính trị có Nghị quyết hoặc Kết luận và thông báo chỉ đạo về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X; nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp quan điểm phát triển "nông nghiệp toàn diện" và "bảo đảm an ninh lương thực quốc gia".
Bộ Chính trị giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ xây dựng đề án tiếp tục triển khai Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2030; kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế chính sách, nhất là chính sách về đất đai (đề xuất sửa Luật Đất đai) để tạo động lực mới cho tăng trưởng nông nghiệp.
Về việc thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, Bộ Nông nghiệp và PTNT nhận định, đến năm 2020 các chỉ tiêu đạt và có khả năng đạt là: Nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay (năm 2017 đạt khoảng 32 triệu đồng/người, tăng 3,49 lần so với năm 2008); Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%; nâng hiệu suất sử dụng các công trình thuỷ lợi lên trên 80%.
Theo Danviet
5 năm thực hiện Nghị quyết 25: Công tác dân vận gắn với mô hình thiết thực Chiều 23.7, trong khuôn khổ Hội nghị BCH T.Ư Hội NDVN lần thứ 15 khoá VI, Trung ương Hội NDVN đã tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 3.6.2013 của BCH T.Ư Đảng về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới". Chiều 23.7,...