Đổi mới hệ thống phục hồi chức năng, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Cả nước hiện có 6,2 triệu người khuyết tật, hơn 11 triệu người người cao tuổi và người dân. Đây là đối tượng phục vụ chính của các Bệnh viện phục hồi chức năng (PHCN) và Khoa PHCN. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ chuyên ngành PHCN còn mỏng, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, đặc biệt là rất thiếu kỹ thuật viên PHCN chuyên sâu
Ngày 27-8 tại Hà Nội, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã tổ chức Hội nghị Nâng cao chất lượng hệ thống Phục hồi chức năng Việt Nam-Thực trạng và Giải pháp. Hơn 200 đại biểu thuộc các Tổ chức quốc tế, Sở Y tế các tỉnh thành, các bệnh viện PHCN các tỉnh thành tham dự.
Phát biểu tại Hội nghị, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, hiện mạng lưới cơ sở y tế về PHCN đã được củng cố với 1 Bệnh viện PHCN thuộc Bộ Y tế, 1 Trung tâm PHCN trực thuộc BV Bạch Mai, 36/63 tỉnh có bệnh viện PHCN; 100% các bệnh viện đa khoa trung ương và 98% bênh viên đa khoa tuyến tinh co khoa PHCN.
Các khoa/đơn nguyên/tổ PHCN ở các bệnh viện/TTYT tuyến huyện ngày càng được củng cố. Cac Bô, nganh khác có 4 bênh viên, 16 trung tâm PHCN. Hoạt động PHCN dưa vao công đông cung đươc triên khai rông rai ơ nhiêu đia phương. Ngày càng có nhiều kỹ thuật PHCN được ứng dụng phục vụ người bệnh và người khuyết tật, góp phần làm giảm tỷ lệ khuyết tật, tăng khả năng hòa nhập và tái hòa nhập cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người khuyết tật.
Hội nghị thu hút hơn 200 đại biểu tham dự
Video đang HOT
Tuy nhiên, công tác PHCN còn tồn tại những vấn đề cơ bản là: Đội ngũ cán bộ chuyên ngành PHCN còn mỏng, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, đặc biệt là rất thiếu kỹ thuật viên PHCN chuyên sâu như: Hoạt động trị liệu (OT), Ngôn ngữ trị liệu, KTV chỉnh hình…; việc đầu tư cho lĩnh vực PHCN còn hạn chế, trang thiết bị chuyên khoa PHCN một số nơi còn nghèo nàn lạc hậu; giá dịch vụ PHCN còn thấp chưa bù đắp được công sức, trí tuệ của thày thuốc, nên chưa thu hút được người theo học và làm việc chuyên ngành PHCN;
Việc thanh quyết toán BHYT ngày càng chặt chẽ và phức tạp nên mất nhiều thời gian, công sức của cán bộ y tế. Đặc biệt, trong cơ chế tự chủ về mặt tài chính hiện nay, có một số bệnh viện, cơ sở PHCN chưa tập trung phát triển chuyên môn PHCN một cách toàn diện, đặc biệt là chất lượng dịch vụ lâm sàng và dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ cho người bệnh, người khuyết tật.
Để nâng cao chất lượng bệnh viện, thu hút ngày càng đông người bệnh, PGS.TS Lương Ngọc Khuê đã đề nghị hệ thống các BV PHCN nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn người bệnh. Các bệnh viện cần năng động và sáng tạo trong cung cấp các dịch vụ y tế phục vụ người bệnh.
Bên cạnh đó, các bệnh viện cần đề xuất các nội dung, giải pháp phù hợp, hiệu quả để triển khai thực hiện Nghị quyết số 20 của Ban Bí thư về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, trong đó tập trung đề xuất các giải pháp phát triển tổ chức hệ thống PHCN, nâng cao chất lượng dịch vụ lâm sàng, dịch vụ chăm sóc người bệnh, người khuyết tật, quan tâm đời sống nhân viên y tế, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, người khuyết tật và nhân viên y tế.
Lê Hảo
Theo CAND
6 ca tử vong vì sốt xuất huyết, Bộ Y tế gửi công văn khẩn chống dịch
6 ca tử vong, gần 88.000 ca mắc sốt xuất huyết trên cả nước. Bộ Y tế gửi công văn khẩn đề nghị các Sở Y tế, bệnh viện tăng cường công tác điều trị sốt xuất huyết...
Ảnh minh họa: Internet
Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê vừa có công văn khẩn gửi các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh thành phố và y tế các bộ ngành đề nghị tăng cường công tác điều trị sốt xuất huyết.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, tính đến ngày 30/6/2019, cả nước ghi nhận 87.806 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 06 tử vong tại Bình Phước, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Bình, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh. So với cùng kỳ năm 2018 số mắc tăng 3,1 lần (năm 2018 số mắc cùng kỳ là 28.039, tử vong là 8 trường hợp).
Để tiếp tục chủ động và nâng cao chất lượng của công tác điều trị, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh sốt xuất huyết Dengue , Cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành tiếp tục triển khai thực hiện tốt việc rà soát, điều chỉnh lại các quy trình tiếp nhận, sàng lọc, tiêu chí phân loại cụ thể đối với từng ca bệnh sốt xuất huyết Dengue cho phù hợp với tình hình dịch tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh đến khám, khám lại sốt xuất huyết Dengue
Điều trị cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
Các cơ sở khám chữa bệnh cần tư vấn, giải thích cho người bệnh hiểu để an tâm điều trị đúng tuyến, hạn chế quá tải các tuyến, cố gắng sắp xếp không để người bệnh nằm ghép. Đối với người bệnh đã ổn định tư vấn, giải thích để chuyển người bệnh về tuyến dưới để theo dõi, chăm sóc.
Đồng thời, tăng cường việc theo dõi người bệnh sốt xuất huyết Dengue tại cơ sở khám, chữa bệnh trong các ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần để phát hiện, điều trị kịp thời các ca bệnh sốt xuất huyết Dengue có diễn biến nặng lên. Ghi chép hồ sơ bệnh án đầy đủ, chi tiết.
Bên cạnh đó, tăng cường củng cố và duy trì hoạt động của "Nhóm điều trị sốt xuất huyết Dengue" và "Đường dây điện thoại nóng phòng, chống dịch sốt xuất huyết Dengue" tại các đơn vị khám, chữa bệnh để có thể thường xuyên tư vấn, trao đổi thông tin về chuyên môn, yêu cầu hỗ trợ khi cần thiết.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh bảo đảm việc đáp ứng đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị, thuốc, dịch truyền, máu và các chế phẩm của máu, các lưu đồ xử trí để cấp cứu người bệnh sốt xuất huyết...
HÒA THUẬN
Theo TPO
Trao giải Cuộc thi sáng tác tranh cổ động về phòng, chống tác hại của thuốc lá Sáng 15.6, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu Nghị Việt Xô (Hà Nội), Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá - Bộ Y tế phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi sáng tác tranh cổ động về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Nhiều tác phẩm chất lượng Phát biểu tại buổi...