Đổi mới dạy nghề để nông dân vượt khó
Cuối tháng 12.2016, Bộ NNPTNT đã phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2016-2020. Mục tiêu trọng điểm là đào tạo nghề gắn với sản xuất hàng hóa, sản xuất công nghệ cao.
Nâng cao cả chất lẫn lượng
Theo ông Tạ Hữu Nghĩa – Trưởng phòng giảm nghèo Cục Kinh tế hợp tác (Bộ NNPTNT), vào cuối tháng 12.2016, đơn vị này đã phê duyệt ban hành kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trong giai đoạn mới. Theo đó, mục tiêu đào tạo nghề cho hơn 1,4 triệu LĐNT. Riêng trình độ sơ cấp dưới 3 tháng là 1 triệu người. Trong đó, tỷ lệ LĐNT có việc làm ngay sau đào tạo đạt 80%. Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch này là 2.000 tỷ đồng.
Đào tạo nghề cho LĐNT giai đoạn mới với tổng số vốn đầu tư lên tới 2.000 tỷ đồng (ảnh dạy nghề chăn nuôi thú y cho LĐNT ở Hà Giang). Ảnh: Minh Nguyệt
Thời gian tới Bộ NNPTNT sẽ ưu tiên dạy nghề cho những vùng được liên kết có quy hoạch để sản xuất hàng hóa, vùng người dân biết tổ chức sản xuất và có nhu cầu thực sự”. Bà Nguyễn Hoàng Yến – Phó
Video đang HOT
Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác
Ông Nghĩa cho biết, các ngành nghề được đào tạo chủ yếu sẽ là: Sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng, nghề nuôi trồng, đánh bắt, khai thác thủy sản, chế biến nông, lâm, thủy sản và nghề muối cho người dân vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn; ngành nghề đào tạo để thực hiện các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường biển.
“So với giai đoạn trước giai đoạn này dạy nghề cho LĐNT sẽ tập trung ưu tiên cho lao động vùng đặc biệt khó khăn. Thay vì dạy theo nhu cầu thì giờ đây sẽ chuyển mạnh sang dạy nghề theo định hướng” – ông Nghĩa nói.
Tăng kinh phí đào tạo và hỗ trợ
Không chỉ đổi mới về cách tiếp cận, mục tiêu và phương pháp, vấn đề kinh phí thực hiện và kinh phi hỗ trợ cho LĐNT tham gia học nghề cũng được đầu tư mạnh trong giai đoạn 2016-2020.
Theo ông Nghĩa mức hỗ trợ cho LĐNT tham gia học nghề đã được điều chỉnh tăng hơn nhiều và được quy định trong Quyết định 46/2015/QĐ – TTg.
Theo quyết định này, mức hỗ trợ tiền ăn gấp đôi. Nếu trước đây, một người học chỉ được hỗ trợ tiền ăn 15.000 đồng người/ngày thì giờ đã tăng lên 30.000 đồng người/ngày. Mức hỗ trợ tiền học cũng tăng từ 2 triệu đồng người/khóa học (mức hỗ trợ tối đa), nay tăng lên từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/khóa học. Ngoài ra, Nhà nước còn hỗ trợ 200.000 đồng tiền xe/khóa học với những đối tượng nhà ở cách xa nơi học 15 km. Riêng với các đối tượng người khuyết tật, tham gia học nghề thì mức hỗ trợ tối đa là 6 triệu đồng người/khóa học và tiền hỗ trợ đi lại là 300.000 người/khóa học nếu chổ ở cách xa nơi học 5km.
Theo bà Nguyễn Hoàng Yến – Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác, so với dự thảo đề án Dạy nghề giai đoạn mới trước đó thì mức kinh phí đầu tư cũng đã cao hơn. Trước đó, trong dự thảo mức kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề giai đoạn 2016 – 2020 chỉ đạt hơn 1.700 tỷ đồng.
Theo Danviet
Hải Phòng: Hơn 21 nghìn tỷ đồng xây dựng NTM giai đoạn 2017 - 2020
Con số này nằm trong Kế hoạch thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2017 - 2020 do HĐND TP Hải Phòng vừa thông qua.
Giai đoạn 2011-2016, Hải Phòng đã có 49 xã hoàn thành 19 tiêu chí NTM. Theo Kế hoạch trên, từ nay đến năm 2020, thành phố phấn đấu toàn bộ 90 xã còn lại về đích.
Ảnh minh họa
Một số chỉ tiêu quan trọng cũng được đề ra trong giai đoạn 2017-2020 như: Tăng trưởng GDP nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 2,7%/năm, giá trị trên đơn vị diện tích đất canh tác ước đạt hơn 100 triệu đồng/ha/năm. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng 1,8 - 2 lần so với năm 2015. 100% người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. Trên 90% chất thải rắn nông thôn được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
Giai đoạn 2017 - 2020, tổng kinh phí thực hiện Chương trình NTM là hơn 21 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách hơn 6 nghìn tỷ đồng, vốn tín dụng hơn 9 nghìn tỷ đồng, còn lại là xã hội hóa và nhân dân đóng góp.
Ngân sách thành phố sẽ dành gần 2 nghìn tỷ đồng hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng các xã hoàn thành 19 tiêu chí NTM. Riêng năm 2017, có 25 xã phấn đấu về đích, mỗi xã được hỗ trợ 22 tỷ đồng. Thành phố còn hỗ trợ trên 400 nghìn tấn xi măng cho các xã xây dựng gần 2.600km đường giao thông nông thôn, hỗ trợ lãi suất vốn vay cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp nước sạch nông thôn.
Với chủ trương xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, từ nay đến 2020, Hải Phòng cũng có kế hoạch cụ thể hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong đó, chủ yếu là hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với tổng kinh phí hơn 2.700 tỷ đồng. Số tiền này chi cho giải phóng mặt bằng, thu hồi đất cho dự án nông nghiệp công nghệ cao; hỗ trợ xây dựng nhà lưới, vòm che trồng trọt, hệ thống làm mát chăn nuôi trang trại, nhà bạt nuôi thủy sản vụ Đông.
Đối với sản xuất đại trà, hỗ trợ 100% phí dịch vụ thủy lợi nội đồng, một phần kinh phí phòng chống dịch bệnh trên cây, con. Kinh phí mua giống cây trồng, con vật nuôi năng suất, chất lượng lần đầu áp dụng tại Hải Phòng cũng được hỗ trợ với mức 100 triệu đồng/ha hoa hoặc thủy sản, 15 triệu đồng/ha rau, 25 nghìn đồng/con gia cầm.
Ngoài ra, Hải Phòng sẽ hỗ trợ kinh phí xây dựng hạ tầng cho doanh nghiệp đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung với mức 2 tỷ đồng/cơ sở.
Theo Hân Minh (NNVN)
Quảng Trị: Người tiên phong nuôi thỏ ở Hải Chánh Với đức tính cần cù, chịu khó và quyết tâm dám nghĩ dám làm, đến nay anh Lê Văn Minh ở tại thôn Vực Kè, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng đã gây dựng cho mình một trang trại nuôi thỏ có quy mô gần 500 con. Đây là mô hình kinh tế khá mới mẻ và hứa hẹn mở ra một hướng...