Đổi mới cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập
Ngày 29/5, Bộ Tài chính đã tổ chức họp báo chuyên đề giới thiệu Nghị định 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019.
Ngày 29/5, Bộ Tài chính đã tổ chức họp báo chuyên đề giới thiệu Nghị định 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
Quảng cảnh buổi họp. Ảnh: Thùy Dương/BNEWS/TTXVN
Ông Phạm Văn Trường, Vụ trưởng Vụ hành chính sự nghiệp cho biết, việc xây dựng và ban hành Nghị định này nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập và đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công lập theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các văn bản pháp luật hiện hành với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp sản phẩm, dịch vụ công của Nhà nước.
Nghị định quy định một cách toàn diện, thống nhất các vấn đề liên quan đến cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công, tạo công bằng, minh bạch trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước.
Ngoài ra, quy định lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công để phù hợp với khả năng của ngân sách Nhà nước và thu nhập của người dân; đổi mới phương thức giao dự toán chi thường xuyên từ ngân sách cấp cho các đơn vị sự nghiệp công lập sang thực hiện phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo kết quả nhiệm vụ, dựa trên hệ thống định mức kinh tế – kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng của từng loại hình dịch vụ sự nghiệp công, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công.
Video đang HOT
Kinh phí giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu là nguồn thu để chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập…
Nghị định 32/2019/NĐ-CP gồm: 5 Chương và 30 Điều, quy định những nội dung chung về pham vi, đối tượng áp dụng của Nghị định; nguồn kinh phí thực hiện; danh mục sản phẩm, dịch vụ công; phương thức thực hiện (giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu); thẩm quyền quyết định phương thức cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; phương pháp và thẩm quyền quyết định giá, đơn giá, mức trợ giá sản phẩm, dịch vụ công…
Nghị định cũng quy định Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn về chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích và chi phí tiền lương, tiền công trong đơn giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước đối với doanh nghiệp được hợp đồng đặt hàng, đấu thầu hoặc được giao nhiệm vụ trong trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định.
Trong thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan và địa phương hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định này nhằm đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới./.
Theo Thùy Dương/BNEWS/TTXVN
Tuổi nghỉ hưu tăng chậm để tránh gây 'sốc'
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa công bố dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi để lấy ý kiến người dân, trong đó đáng lưu ý tuổi nghỉ hưu sẽ tăng chậm từ năm 2021. Theo đó, tuổi nghỉ hưu của nam nâng lên 62 tuổi, nữ lên 60 tuổi.
Tăng chậm theo lộ trình
Theo dự thảo, Bộ LĐTBXH xây dựng hai phương án tăng tuổi nghỉ hưu. Cụ thê' với phương án 1, kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
Lao động trực tiếp sẽ chịu tác động nhiều của tăng tuổi nghỉ hưu. Ảnh: Hoàng Nhị/TTXVN
Với phương án 2, kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 4 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 6 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
Dự thảo cũng quy định quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; và một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt.
Đồng thời, dự thảo cũng quy định quyền nghỉ hưu muộn hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt.
Xung quanh vấn đề điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, quá trình soạn thảo Bộ luật có hai vấn đề lớn cân làm rõ: Xác định mốc tuổi và lộ trình điều chỉnh tuổi hợp lý. Theo đó, đối với xác định mốc tuổi, Ban soạn thảo đề xuất điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu của nam lên 62, nữ lên 60 với các lý do bảo đảm sự phù hợp với quy mô, cơ cấu, chất lượng, thể trạng sức khỏe và tuổi thọ của người lao động (NLĐ) Việt Nam. Cụ thể, Việt Nam có quy mô, cơ cấu dân số đang thay đổi theo hướng tỷ lệ người trong độ tuổi có khả năng lao động giảm do tác động của quá trình già hóa dân số, tỷ lệ số người phụ thuộc đang tăng lên (44,4% vào năm 2019); chất lượng, thể trạng sức khỏe và tuổi thọ của NLĐ ngày càng tăng (tuổi thọ bình quân của nam là 72,1 tuổi, của nữ là 81,3 tuổi; và cả hai giới tính là 76,6 tuổi, cao hơn tuổi thọ trung bình của dân số thế giới là 72 tuổi).
So sánh với các nước trong khu vực, Việt Nam cũng đang có tuổi nghỉ hưu tương đối thấp trong khi lại có mức tuổi thọ ở tuổi 60 khá cao. Bên canh đó, việc hoàn thành lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu trước khi Việt Nam đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động trong khoảng 20 năm tới do quá trình già hóa dân số.
Cũng theo Ban soạn thảo, việc nâng tuổi nghỉ hưu nam lên 62 tuổi, nữ 60 tuổi cũng tránh việc phải điều chỉnh đột ngột lên mức quá cao trong tương lai và hâu hết các quốc gia khi điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu đều có một lộ trình để thu hẹp dần khoảng cách về tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ. Còn về lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo hướng tăng dân tuổi nghỉ hưu (tăng chậm) cũng tránh gây "sốc" cho thị trường lao động và có tác động tốt hơn đến tâm lý xã hội của NLĐ và doanh nghiệp.
Lấy ý kiến rộng rãi người dân
Theo Bộ LĐTBXH, việc sửa đổi Bộ luật Lao động lân này phải thể chế hóa yêu cầu điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu tại Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội: "Từ năm 2021, thực hiện điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo mục tiêu tăng tuổi nghỉ hưu chung, thu hẹp dần khoảng cách về giới trong quy định tuổi nghỉ hưu; đối với những ngành nghề đặc biệt, người lao động được quyền nghỉ hưu sớm, hoặc muộn hơn 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu chung".
Theo đại diện Vụ Pháp chế (Bộ LĐTBXH), qua khảo sát, đánh giá và tham vấn ý kiến của các bên trong quá trình soạn thảo, đa số ý kiến đề xuất chọn phương án 1. Cả hai phương án quy định trong dự thảo đều có lộ trình tăng chậm. Tuy nhiên, phương án 1 là phương án có ưu điểm hơn, phòng tránh cao hơn các rủi ro khi điều chỉnh tuổi đối với thị trường lao động, tránh gây sốc thị trường lao động, giữ được ổn định xã hội và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Dự thảo luật cũng quy định việc sửa đổi 2 điều của Luật Bảo hiểm xã hội liên quan đến việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và lãnh đạo Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, các bộ, ngành họp, cho ý kiến về việc sửa đổi Bộ luật Lao động. Tại buổi họp, hầu hết các bộ, ngành đều đồng tình với các nội dung sửa đổi của dự án Bộ luật và ủng hộ cách thức đặt vấn đề khác nhau, có "độ mở" về thông tin và phương án lựa chọn đối với các nội dung cần xin ý kiến Quốc hội và nhân dân của Bộ LĐTBXH.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đề nghị Bộ LĐTBXH tổng hợp đầy đủ các ý kiến của các bộ, ngành, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để bổ sung vào dự thảo, đồng thời tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi nhân dân, nhất là người lao động, các chuyên gia, nhà khoa học về các nội dung của Bộ luật mới. Trong đó, Bộ LĐTBXH có lập luận và lý giải rõ hơn về yêu cầu và tính phù hợp của khoảng cách tuổi hưu của nam và nữ theo phương án đã nêu đối với thị trường và tâm lý của xã hội.
Ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết: Việc tăng tuổi nghỉ hưu là vân đề với nhiều quốc gia, không chỉ riêng Việt Nam. Việt Nam đang thời kỳ dân số vàng nhưng cũng đang trong quá trình già hóa dân số nên việc tăng tuổi nghỉ hưu cần phải tính đến. Vân đề là lộ trình tăng như thế nào và nhóm đối tượng nào tăng trước, nhóm đối tượng nào tăng sau. Ảnh hưởng nhất là nhóm đối tượng lao động trực tiếp cần có những đánh giá tác động cụ thể bởi thực tế tại nhiều khu công nghiệp - khu chế xuất, lao động làm đến 35-40 tuổi đã bị đào thải. Do đó, lộ trình tăng cần nghiên cứu kỹ để giảm tác động tới các vấn đề xã hội; đồng thời đảm bảo an toàn cho Quỹ BHXH.
Theo XC/Báo Tin tức
Vẫn còn gần 20% diện tích tự nhên nước ta bị ô nhiễm bom mìn Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa công bố kết quả khắc phục hậu quả bom mìn tại Việt Nam trong thời gian qua, vẫn còn những con số gây nhiều nhức nhối dư luận. Để làm sạch bom mìn sau chiến tranh Việt Nam, cần kinh phí hàng chục tỷ USD với thời gian kéo dài hơn 100 năm (Ảnh:...