Đời mình đâu khó để nở hoa
Cuộc đời mình, tự mình quyết định. Không ai sống thay cho mình được. Vừa đi làm vừa đi học rất vất vả nhưng trên môi em lúc nào cũng nở nụ cười thật tươi, tràn đầy năng lượng
Trên cõi đời này, có bao nhiêu con người thì có bấy nhiêu cuộc đời khác nhau. Mỗi người một số phận, một hoàn cảnh. Có những bằng phẳng êm dịu nhưng cũng lắm những sóng gió khổ đau. Không ai được chọn cho mình nơi sinh ra nhưng mọi người đều có quyền quyết định cách sống của mình. Với Thùy Lan, cô học trò của tôi ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên của huyện, điều đó hoàn toàn chính xác. Em đã chọn cách chấp nhận và thay đổi chính mình để rồi thay đổi cuộc đời.
Cha mẹ Thùy Lan bỏ nhau từ khi em đang học lớp 9, cậu em trai lớp 5. Chị em Lan sống với cha và bà nội. Trong ký ức của Thùy Lan, những ngày đó là một sự khiếp đảm, hãi hùng khi cha triền miên trong những cơn say rượu. Mỗi lời kể của em đều có vị mặn của nước mắt, dù chuyện đã qua bao năm. Ngày đó, mỗi lần cha em uống rượu say là lại quăng quật mọi thứ. Ngôi nhà thiếu mẹ vốn đã chông chênh càng trở nên tan hoang hơn nữa.
Minh họa: HOÀNG ĐẶNG
Nhưng khóc mãi có thay đổi được gì đâu. Cha vẫn vậy, bà thì già rồi. Nhiều lúc nhìn bà lén lau nước mắt, nhìn thằng em ngày một lầm lì đổi khác, Lan lại giận cha thật nhiều. Lan từng ước giá như cha không uống rượu, không đánh đập mẹ thì gia đình Lan vẫn là một mái ấm trọn vẹn.
Đã có lúc Lan cảm thấy chán nản, muốn bỏ mặc tất cả, muốn bỏ đi đâu đó thật xa để khỏi phải ngày ngày nghe tiếng chửi, để khỏi bị đánh vô cớ. Dường như bà đoán được những suy nghĩ của Lan khi thấy bữa đó Lan đứng ngồi bứt rứt không yên; thỉnh thoảng, Lan lén nhìn bà mà rưng rưng nước mắt. Bà kéo Lan ra phía bờ tre đầu ngõ rồi bảo:
- Cháu giờ cũng muốn bỏ ngôi nhà này mà đi phải không? Nhưng ngoài kia, liệu có bình yên hơn nhà mình? Bà già quá rồi, không lo nổi cho cháu. Còn thằng Khoai (em trai Lan) rồi cũng sẽ đi cả thôi. Hay là về bên mẹ cháu?
Bà nói vậy thôi rồi ôm Thùy Lan vào lòng. Bà không khóc được, nước mắt của bà đã khóc hết từ ngày cha mẹ Lan không còn ở được với nhau, chắt cạn cho những ngày bà khuyên con trai không được, chắt kiệt cho những lần dắt cháu chạy sấp ngửa ra gò hoang, để cháu tránh những đòn roi. Giờ bà không khóc nữa. Bà chỉ lặng lẽ ôm lấy Lan, hơi già khó nhọc.
Thực ra, Lan muốn đi nhưng không biết là sẽ đi đâu. Cũng không nghĩ sẽ về bên mẹ. Mẹ Lan, một người con gái mồ côi miền đảo. Khi không chịu nổi những trận đòn từ cha Lan bởi những ghen tuông vô cớ, đã lặng lẽ trở về với đảo. Từ đó, mẹ không quay trở lại. Có lẽ, mẹ sẽ không ngờ được khi mẹ đi rồi, cha lại trút hết những bực dọc, cộc cằn lên chị em Lan.
Video đang HOT
Trong vòng tay bà, Thùy Lan khóc nức nở, khóc luôn cả phần của bà. Bà không nói gì, chỉ ôm Lan thật chặt. Như thế này làm sao Lan có thể bỏ đi cho được. Còn thằng Khoai nữa, nó sẽ ra sao?
Thùy Lan gạt nước mắt. Đã là sự thật thì dù có muốn tránh cũng không được. Gặm nhấm mãi nỗi đau không giải quyết được gì. Thay đổi. Lúc mới mười lăm tuổi, Thùy Lan đã có suy nghĩ phải thay đổi. Em học hết lớp 9 thì quyết định nghỉ học. Tiếc lắm nhưng không còn cách nào khác. Cha thì đau bệnh lại suốt ngày say xỉn, bà thì quá già. Thùy Lan nghỉ học đi làm. Lúc đầu, Lan đi làm cho một xưởng may gia công trong xã, tiền lương không bao nhiêu nhưng khéo gói ghém, cộng thêm tiền bà chăm chút vườn tược có được cũng đỡ khổ hơn xưa. Lan cố gắng khuyên em học hành, chỉ mong em không bị dang dở như mình.
Đủ mười tám tuổi, Thùy Lan xin làm công nhân gỗ. Công việc vất vả hơn nhưng đồng lương khá hơn. Đối với Lan lúc đó, dù vất vả đến mấy mà bà được vui, thằng em nên người thì Lan cũng đều vượt qua được hết. Cha Lan cũng dần dần thay đổi. Cũng có thể do sức khỏe yếu đi nên cha ít uống rượu hơn và không còn quăng quật đồ hay đánh mắng chị em Lan như trước nữa. Lan mừng, cuộc sống đã yên bình hơn xưa.
Hai năm trước, em trai Lan học xong lớp 12 rồi đi học cao đẳng nghề, Lan lại nghĩ tới chuyện đi học tiếp. Cho dù đã hơn hai mươi tuổi nhưng khát khao được chiếm lĩnh tri thức chưa bao giờ nguôi trong em. Thùy Lan biết Trung tâm Giáo dục thường xuyên của huyện có mở lớp cho những người như Lan theo học. Vậy là em đăng ký đi học. Vừa học vừa làm. Mọi việc Lan sắp xếp chu toàn cả. Nhiều người nói gần nói xa, rằng ở tuổi đó rồi không lo chồng con đi mà còn đi học. Mà học để làm gì nữa khi công việc đã có rồi. Thùy Lan chỉ cười. Cuộc đời mình, tự mình quyết định. Không ai sống thay cho mình được.
Năm nay, em trai ra trường đi làm cũng là năm cuối lớp 12 của Thùy Lan. Em cười bảo: “Có thể em đi không nhanh bằng bạn bè cùng trang lứa nhưng chắc chắn em không bao giờ dừng lại”. Hiện tại em đang cố gắng tập trung cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới. Vừa đi làm vừa đi học rất vất vả nhưng trên môi em lúc nào cũng nở nụ cười thật tươi. Em luôn tràn đầy năng lượng trong mọi việc.
Dẫu biết rằng phía trước em còn rất nhiều những chông gai thử thách nhưng tôi tin, em đủ bản lĩnh để vượt qua và sẽ làm tốt tất cả. Bởi em dám chấp nhận và thay đổi, cuộc đời đã bắt đầu nở hoa.
Lấy vội anh hàng xóm để hoàn thành tâm nguyện của bố mẹ, đêm tân hôn thấy hình xăm sau lưng anh tôi sững sờ
Để bố an tâm nhắm mắt xuôi tay, tôi đành lấy anh hàng xóm.
Tôi năm nay đã 27 tuổi và vẫn chưa lập gia đình. Thực ra sau mối tình đầu kéo dài 5 năm, tôi đã bị mất niềm tin vào tình yêu nên quyết định đóng cửa trái tim.
Ngày đó tôi cứ tưởng mình đã có một cái kết viên mãn với mối tình đầu, nhưng khi sắp sửa đưa anh về ra mắt gia đình thì anh bỗng nhiên thú nhận với tôi một tin sét đánh. Anh đã làm một cô gái khác có bầu nên phải đứng ra chịu trách nhiệm, cho cô gái đó một danh phận.
Hơn nửa năm sau chia tay, tôi vẫn không thể thoát khỏi bóng ma quá khứ, thậm chí đôi lúc còn nghĩ sẽ ở vậy đến già. Nhưng rồi vì chữ hiếu, tôi không thể làm như thế được.
Ngày sinh nhật tuổi 27, đáng nhẽ tôi sẽ có một ngày vui bên bạn bè, nhận lời chúc từ xa của bố mẹ, bởi từ khi lên đại học tôi đã phải sống xa nhà. Thế nhưng, điều tôi nhận được lại là tin dữ từ mẹ: "Bố con bị ung thư phổi giai đoạn cuối".
Nghe tiếng khóc nấc của mẹ, tôi bàng hoàng đánh rơi cả điện thoại. Tôi vội vàng xin sếp nghỉ làm vài hôm rồi bắt xe về quê ngay. Đêm hôm đó, mẹ nắm lấy tay tôi thủ thỉ:
- Anh trai con đã lập gia đình, còn mỗi con chưa yên bề gia thất. Bố không cho mẹ nói điều này nhưng mẹ nghĩ mẹ cần nói cho con biết. Bố vẫn luôn không an tâm vì chưa được nhìn thấy con mặc váy cưới, có bến đỗ của cuộc đời mình.
Hiếu là một thằng đàn ông tốt, con với nó lại thân nhau từ nhỏ. Mẹ tin nó có thể đem lại hạnh phúc cho con. Bố không còn sống được bao lâu nữa. Mẹ không muốn ép con, nhưng con có thể nghĩ đến việc giúp bố tròn ước nguyện, an lòng ra đi được không?
Tôi nhận tin dữ từ mẹ đúng vào ngày sinh nhật 27 tuổi. (Ảnh minh họa)
Hiếu là anh hàng xóm ngay cạnh nhà tôi, cũng là bạn học từ thuở nhỏ của anh trai tôi. Anh hơn tôi 2 tuổi, anh trai tôi đã lấy vợ còn anh đến bây giờ vẫn chưa đưa ai về ra mắt cả. Vì Hiếu và anh trai rất thân, cả ba lớn lên bên nhau nên tôi luôn coi anh như anh trai của mình vậy. Khi lên đại học và đi làm, tôi vẫn thi thoảng ý ới gọi anh đi ăn uống, đương nhiên trong những lần ấy đều có mặt anh trai tôi.
Sau vài ngày suy nghĩ, tôi quyết định nói chuyện này với Hiếu, nhờ anh giúp đỡ:
- Bố em bị ung thư không còn sống được bao lâu nữa. Trước lúc nhắm mắt xuôi tay, em muốn có một đám cưới nhỏ để bố em yên lòng, anh có thể làm chú rể giúp em được không? Sau khi bố qua đời khoảng một năm, chúng ta sẽ ly hôn, em sẽ trả tự do cho anh. Em biết như vậy là quá đáng với anh, nhưng anh có thể giúp em được không? Sau này anh có yêu cầu gì em cũng đồng ý hết...
- Anh đồng ý!
Chưa nói hết câu, Hiếu đã chấp thuận đề nghị ấy khiến tôi sững sờ. Tôi không ngờ anh lại đồng ý nhanh đến vậy.
Đám cưới diễn ra nhanh ngoài sức tưởng tượng của tôi. Nhà chúng tôi ngay gần nhau, bố mẹ hai bên đều là chỗ đi lại thân thiết nên ai nấy cũng mừng rỡ, chúc phúc cho tôi và Hiếu. Khoảnh khắc anh đeo nhẫn vào tay, tôi vẫn không dám tin tôi đã là gái có chồng, tôi và anh đã trở thành vợ chồng.
Lúc cùng anh bước vào hôn trường, tôi vẫn không thể tin được tôi đã lấy chồng. (Ảnh minh họa)
Đêm tân hôn, không khí vô cùng ngượng ngùng. Mới hôm nào tôi và anh còn chí chóe trêu đùa nhau, giờ đã thành vợ chồng rồi.
Trong bầu không khí đó, Hiếu bỗng gọi tôi lại ngồi bên cạnh anh. Vừa ngồi xuống, anh bỗng chộp lấy tay tôi, tay còn lại tự cởi cúc áo. Những chiếc cúc áo dần bung ra, không phải tôi chưa từng thấy anh cởi trần, nhưng cảm giác không hề giống lúc này chút nào. Tôi bối rối, mặt đỏ ửng, tim đập loạn xạ không hiểu anh muốn làm gì.
- Thực ra anh yêu thầm em từ rất lâu rồi, chỉ có em ngốc nghếch mới không nhận ra thôi. Hình xăm này anh đã làm vào ngày em bị người yêu phản bội. Giây phút nhìn em khóc nấc lên, anh đã tự hứa với lòng mình nhất định sẽ bảo vệ em, không để bất kỳ người đàn ông nào khác làm em phải rơi nước mắt.
Những bó hoa em nhận được hàng ngày đều là anh gửi tới. Nhưng thu nhập của anh hiện còn thấp hơn cả em, anh thấy tự ti nên chưa dám thổ lộ tình cảm của mình.
Sau lưng anh là một hình xăm tên tôi cùng chiếc cỏ bốn lá. Tôi từng nói với anh về việc tôi thích cỏ bốn lá, không ngờ anh vẫn còn nhớ và xăm hẳn lên người như vậy.
Tôi bỗng khóc tu tu như một đứa trẻ khi nhìn thấy hình xăm ấy. Tôi không nghĩ rằng vẫn có một người đàn ông luôn dõi theo mình, người đó không ở đâu xa xôi, ở ngay bên cạnh mà tôi không hề hay biết.
Thấy mẹ vợ cũ nhặt ve chai bên đường, trò chuyện với bà vài câu tôi quyết định tái hôn với vợ cũ Bà gọi tôi lại rồi ôn tồn hỏi thăm, chứ không hề trách móc, chửi mắng như tôi nghĩ. Tôi kết hôn với vợ cũ được 6 năm, 6 năm đó chúng chúng tôi chưa hề sử dụng biện pháp tránh thai nào. Hai đứa cũng luôn đi kiểm tra sức khỏe, mỗi lần kiểm tra cơ thể đều bình thường, nhưng không...