Đổi màu biển số ô tô kinh doanh vận tải, cần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Theo Cục Cảnh sát giao thông (CSGT – Bộ Công an), sẽ có khoảng 1,6 triệu ô tô kinh doanh vận tải chịu tác động của Thông tư số 58 của Bộ Công an, trong đó có quy định đổi biển số màu vàng, chữ và số màu đen đối với xe hoạt động kinh doanh vận tải.
Đáng chú ý, đa số ý kiến doanh nghiệp ủng hộ quy định mới này.
Đồng thuận cao
Các ý kiến đều cho rằng, việc thay màu biển số không chỉ giúp cơ quan quản lý, người dân dễ dàng nhận dạng mà còn hạn chế được tình trạng xe chạy dịch vụ trá hình khá nhiều, gây hỗn loạn trật tự an toàn giao thông. Anh Nguyễn Lương, kinh doanh xe chạy dịch vụ, cho biết, đây là một chủ trương hoàn toàn đúng, hiệu quả của quyết định này là tạo sự công bằng trong kinh doanh giữa các công ty kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách do hạn chế được nạn xe dù. Tuy nhiên, theo anh Lương, nếu chuyển màu biển số thì nên bỏ các hợp tác xã vì đã có biển phân biệt.
Ông Hồ Huy, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mai Linh, bày tỏ: “ Tập đoàn ủng hộ chính sách này và sẽ áp dụng chuyển đổi ngay sau khi thông tư có hiệu lực (từ 1-8). Với cách làm này, không chỉ dễ về mặt quản lý mà quan trọng Nhà nước không bị thất thu thuế”. Theo ông Huy, phân biệt màu biển số sẽ không còn tình trạng bất công giữa taxi công nghệ và taxi thường. Bởi vì sự bất cập của chính sách về kinh doanh vận tải bằng ô tô công nghệ và taxi từng tồn tại trong thời gian dài… dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa 2 loại hình này.
Video đang HOT
Ô tô hoạt động kinh doanh vận tải sẽ dùng biển số màu vàng, chữ và số màu đen. Ảnh: CAO THĂNG
Đại diện Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, Hiệp hội Taxi Hà Nội và một số doanh nghiệp cũng bày tỏ ủng hộ quy định xe hoạt động dịch vụ vận tải có màu biển số riêng để phân biệt với các loại xe khác. Hiệp hội Taxi Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM từng kiến nghị Bộ Công an, Cục CSGT cấp màu biển số riêng cho các phương tiện kinh doanh vận tải. Lý do là loại hình kinh doanh vận tải bằng phương tiện dưới 9 chỗ hoạt động như taxi, phát triển ồ ạt tại nhiều tỉnh, thành.
Có lộ trình phù hợp cho việc chuyển đổi
Tuy nhiên, các doanh nghiệp, hiệp hội bày tỏ băn khoăn việc đổi màu biển số xe khiến người kinh doanh dịch vụ vận tải có thể mất nhiều thời gian, chi phí. Hơn nữa, việc thực hiện quy định mới như thế nào để đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nước và tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh vận tải cũng là vấn đề cần được quan tâm. Ông Lê Văn Tiến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, kiến nghị các cơ quan chức năng cần có biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, giảm thiểu chi phí phát sinh trong quá trình làm biển số mới, nhất là các doanh nghiệp lớn, có hàng trăm đầu xe.
Tương tự, ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội, cho rằng, một lượng lớn phương tiện phải đổi biển, cơ quan thực thi cần cân nhắc khi triển khai làm sao giảm thiểu thủ tục, chi phí để hạn chế ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh các doanh nghiệp vận tải đang gặp nhiều khó khăn hậu Covid-19. Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, cho rằng, cơ quan thực thi cần phải làm triệt để, không để sót để đảm bảo công bằng trong hoạt động kinh doanh vận tải, tránh thất thu thuế cho nhà nước.
Về lộ trình chuyển đổi biển số, Thượng tá Phạm Việt Công, Trưởng phòng Đăng ký xe (Cục CSGT), cho biết, từ 1-8, biển số xe cấp mới cho xe hoạt động kinh doanh vận tải (xe khách, xe tải, taxi truyền thống, xe hợp đồng, công nghệ) sẽ có nền màu vàng, chữ và số màu đen, seri biển số sử dụng lần lượt một trong 20 chữ cái sau: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z. Với những xe đã cấp biển trắng và đang hoạt động, hạn cuối để chuyển sang biển vàng là ngày 31-12-2021. Như vậy, những xe kinh doanh vận tải đang dùng biển trắng sẽ có hơn 1 năm để chuyển đổi.
Để thuận tiện cho việc chuyển đổi, Thượng tá Phạm Việt Công đề nghị các đơn vị vận tải sắp xếp thời gian đến cơ quan công an và sẽ được tạo điều kiện nhanh chóng tối đa. Trong quá trình chuyển đổi, chủ các đơn vị kinh doanh vận tải không cần phải mang xe, không cần cà số máy, số khung bởi những dữ liệu đó đã có trong hệ thống; chỉ cần khai vào tờ khai, cơ quan đăng ký sẽ tiếp nhận để chuyển đổi sang màu vàng.
Khi chuyển đổi biển số, chủ phương tiện phải chứng minh được mình là người muốn chuyển đổi, tránh tình trạng mang xe người khác đi chuyển đổi. Trong trường hợp chủ phương tiện đăng ký biển vàng để kinh doanh vận tải, sau này không có nhu cầu kinh doanh, đơn vị đăng ký sẽ làm thủ tục đổi biển trắng.
Chi phí đổi biển số sang biển vàng và đăng ký là 150.000 đồng/xe; xe đăng ký mới theo quy định hiện hành. Bên cạnh đó, quy định mới cho phép xe không giấy tờ vẫn được sang tên đổi chủ. Hạn cuối để đăng ký sang tên với những xe thiếu hoặc không còn giấy tờ chuyển nhượng là ngày 31-12-2021. Sau thời gian này, người dân không có giấy tờ xe sẽ không thể chuyển nhượng, sang tên.
Một số chủ xe chạy taxi công nghệ cho rằng, họ chỉ chạy khi rảnh rỗi chứ không chạy kinh doanh như xe hợp đồng hay taxi, vậy có phải đổi biển số sang màu vàng hay không? Nếu không đổi thì có bị phạt hay cấm chở khách? Trong khi đó, cũng có ý kiến cho rằng, các xe kinh doanh đăng ký vào các hợp tác xã mới được chở khách, giờ lại đổi màu biển số, nhưng đổi màu rồi có bỏ các logo Grab, hợp tác xã, xe hợp đồng đã dán trên xe không?
Khánh thành hệ thống giám sát, xử lý vi phạm TTATGT trên quốc lộ 1A
Chiều 20-6, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) tổ chức lễ khánh thành hệ thống giám sát, xử lý vi phạm TTATGT trên Quốc lộ 1A, đoạn qua địa phận tỉnh Hà Tĩnh.
Ký biên bản nghiệm thu, bàn giao hệ thống giám sát giữa Cục CSGT và CA Hà Tĩnh.
Được biết, giai đoạn 1 của việc triển khai thi công, lắp đặt hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông trên tuyến quốc lộ 1A đoạn đi qua tỉnh Hà Tĩnh bàn giao đưa vào sử dụng vào tháng 7-2017 bao gồm được trang bị 8 camera IP thực hiện chức năng giám sát, 2 camera quan sát độ phân giải cao, 1 máy đo tốc độ đa làn giám sát ngày, đêm và các thiết bị, phụ kiện kèm theo kết nối, đồng bộ với Trung tâm giám sát tại Phòng CSGT Hà Tĩnh và các trạm xử lý cơ động. Giai đoạn 2 trang bị bổ sung 4 camera IP quan sát ngày, đêm; 7 máy đo tốc độ đa làn giám sát ngày, đêm; 4 camera nhận dạng biển số; 10 camera giám sát đèn đỏ...
Hệ thống giám sát giúp tự động phát hiện các hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như điều khiển xe chạy quá hoặc dưới tốc độ quy định; điều khiển xe đi không đúng phần đường, làn đường quy định; vượt trong các trường hợp cấm vượt; dừng xe, đỗ xe trái quy định; không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, đi ngược chiều... Các hành vi vi phạm đó sẽ được hệ thống ghi nhận, hệ thống sẽ tự động lập, quản lý, lưu trữ các hồ sơ ghi nhận các hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ của người hoặc phương tiện tham gia giao thông đã được phát hiện... và sẽ là cơ sở pháp lý giúp lực lượng CSGT lập biên bản vi phạm hành chính đối với người và phương tiện vi phạm.
Hết tổng kiểm soát, khi nào CSGT được dừng xe kiểm tra hành chính? Kết thúc đợt tổng kiểm tra phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên toàn quốc từ ngày 15/5 đến 14/6, CSGT có được dừng xe kiểm tra giấy tờ nữa không? Ngày 14/6/2020 là ngày kết thúc đợt tổng kiểm tra phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên toàn quốc được bắt đầu diễn ra từ ngày 15/5. Theo...