Đối mặt với ung thư chỉ bằng… thiền định và niềm tin: “Tôi không chết được đâu!” (Kỳ 1)
Bị ung thư đại tràng giai đoạn cuối với khối u to như nắm tay, sư thầy Thích Pháp Đăng tưởng sẽ vĩnh viễn rời xa trần thế.
Sư thầy Thích Pháp Đăng
Vậy mà, 3 năm sau, ngày 12/9/2013, tại buổi gặp gỡ, giao lưu với các giáo sư đầu ngành y khoa tại Đại học Harvard (Mỹ), thầy Pháp Đăng với vóc dáng chắc nịch, vạm vỡ, làn da hồng hào và giọng nói sang sảng đã chia sẻ bí quyết chiến thắng căn bệnh hiểm nghèo bằng phương pháp thiền định của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Thầy bảo: “Sau hơn hai mươi năm tu học, tôi tin tưởng Bụt và pháp môn của Bụt do thầy tôi, thiền sư Thích Nhất Hạnh trao truyền. Cho nên, khi bác sĩ nói rằng: Tôi bị ung thư giai đoạn cuối, tôi không hề hoảng sợ. Tôi tin các bác sĩ nhưng tôi tin ở giáo lý của Bụt nhiều hơn, nghĩa là sống chết đều do nghiệp, xin thêm một ngày cũng không được thì hơi đâu mà lo lắng. Sống chết chỉ là việc thay áo cũ thành áo mới, đổi xác trà cũ thành trà mới. Tôi dùng năng lượng chánh niệm để sống vui vui trong lúc điều trị. Vì thế tôi vui tươi, cười nói, ca hát suốt ngày và trở nên yêu đời hơn bao giờ hết. Bây giờ ở Pháp, tôi đi bộ mỗi ngày hơn tám cây số. Tôi làm việc suốt ngày không thấy mệt. Người béo tốt, hồng hào hơn xưa. Vừa rồi, tôi đi xét nghiệm lại, sau 3 năm, bác sĩ không phát hiện bất cứ khối u nào hết. Tôi luôn sống trong ý thức sáng tỏ là cơ thể có khả năng tự trị liệu bằng thiền định và chánh niệm”. Câu chuyện về cuộc chiến chống căn bệnh ung thư bằng phương pháp thiền định của sư thầy Pháp Đăng thực sự là một cú sốc lớn với giới y học hiện đại nước Mỹ.
Sư thầy Thích Pháp Đăng sinh năm 1964 ở Huế. Năm 1990, thầy xuất gia tại Đạo tràng làng Mai (Pháp), tu tập theo pháp môn thiền định của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Hơn hai mươi năm toàn tâm tu tập, thầy Thích Pháp Đăng trở thành một đệ tử lớn của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Thầy đã đi nhiều nơi trên thế giới, chia sẻ kinh nghiệm tu tập với tăng thân. Thầy cũng thường xuyên về chùa Từ Hiếu (Huế) để thuyết pháp và hướng dẫn đại chúng tu tập thiền định và chánh niệm, những mong hoằng dương Phật pháp đem lại hạnh phúc, an lạc cho chúng sinh.
Căn bệnh ung thư đại tràng quái ác
Cuộc chiến khốc liệt chống chọi lại với căn bệnh ung thư đại tràng giai đoạn cuối của thầy bắt đầu từ mùa xuân năm 2010. Đầu tiên chỉ là những cơn đau bụng nhẹ, thi thoảng. Sau, tần suất và mức độ đau tăng dần. Cho đến mùa đông, những cơn đau dữ dội liên tục ập đến hành hạ thầy. Nhiều khi đau quá, thầy nhẹ nhàng đặt hai bàn tay lên chỗ đau, ôm ấp, vỗ về. Thầy tuyệt thực hai, ba ngày thì cơn đau lại dịu xuống. Suốt bảy tháng cơn đau giày vò, hành hạ như thế nhưng thầy vẫn không hé lộ cho ai biết. Thày sợ, nói ra, anh em đồng tu sẽ lo. Mà thầy cũng sợ đi khám bệnh. Thầy bảo: “Từ trước đến nay, tôi vốn không có niềm tin và thiện cảm với cách khám bệnh máy móc, vô cảm của nhiều y bác sĩ. Tìm ra một bác sĩ có tâm, có tài bây giờ thật là hiếm. Vả lại, tôi không sợ bệnh, không sợ chết. Tôi có khả năng chịu đựng đau đớn nên tôi vẫn sống vui. Hàng ngày tôi vẫn thiền hành, thiền tọa, vẫn đi khắp nơi hướng dẫn các khóa tu”.
Cho đến cuối năm 2010, thầy Thích Pháp Đăng nhận được điện thoại của chị gái ở Huế. Chị kể:”Không hiểu sao, con dâu chị thường nhìn thấy ba của chị về nhà thăm cháu. “Thầy ơi! Ba đã mất gần bốn chục năm rồi. Có lẽ nào ba vẫn chưa siêu thoát hả thầy?”. Chị gái thầy khóc trong điện thoại, giọng đầy lo lắng. Thầy lựa lời trấn an: “Ba là người sống nhân từ, độ lượng. Năm Mậu Thân, ba vào Đà Nẵng xin gạo cứu giúp không biết bao nhiêu người đói khát. Ba ăn ở có đức nên chị em mình có được đời sống hạnh phúc như ngày hôm nay. Có điều, ba không may sinh ra phải làm nghề đánh cá. Vì gia đình, vợ con, ba đã bắt không biết bao nhiêu cá nên ba phải trả tấm thân lại cho cá. Mình bắt người ta thì người ta bắt lại mình. Mình mắc nợ người ta thì người ta đòi mình phải trả. Ở đời, có vay thì có trả. Đó là luật đương nhiên trong trời đất, là giáo lý nhân quả rất quan trọng trong đạo Bụt, chị ạ”. Chị gái thầy lại hỏi: “Hàng xóm cũng nói với chị là vẫn thường nhìn thấy ba. Như vậy, ba chưa siêu thoát hay sao?”. Thầy trả lời: “Họ thấy ba là thấy tâm thức ba, chứ thân xác theo luật vô thường thì không còn nữa. Ba có thể dã sinh về cõi phù hợp với nghiệp thức của ba rồi”. giảng giải cho chị gái vậy, song thầy Pháp Đăng vẫn quyết định về Việt Nam để làm lễ trai đàn chẩn tế cầu nguyện, hồi hướng công đức cho ba và ông bà tổ tiên siêu linh cõi tịnh đô.
Cuộc đại phẫu thuật không cần thuốc tê
Trong thời gian đó, những cơn đau bụng dữ dội vẫn hành hạ thầy. Thầy không ăn uống gì được, phải nhịn cả tuần. Người sụt cân nhanh chóng. Từ 64kg tụt xuống còn 50kg. Đến khi xong trai đàn chẩn tế thì thầy gần như kiệt sức. Gia đình vội vàng đưa thầy lên Bệnh viện Trung ương Huế. Bác sĩ khám sơ qua rồi cho thầy 3 loại thuốc kháng sinh. Uống vào cơn đau càng dữ dội hơn, bụng sưng to. Thầy sực nhớ đến bác Thôn Thất Cầu, Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Trung ương Huế. Bác sĩ Cầu và vợ thường lên chùa Từ Hiếu nghe thầy giảng pháp. Vừa nghe thầy kể bệnh tình, bác sĩ Cầu bảo:”Thầy phải lên viện cấp cứu ngay”. Xét nghiệm thấy máu thiếu trầm trọng, hồng huyết cầu bị phá hủy nhiều. Nội soi, phát hiện thấy một khối u to như nắm tay ở đại tràng. Bác sĩ bảo: “Nó to như vậy thì có thể dã có mặt mười năm rồi. Thầy phải giải phẫu ngay trong tuần này”.
Khi vào phòng mổ, thầy Pháp Đăng yêu cầu các bác sĩ không chích thuốc tê. Bác sĩ ngạc nhiên hỏi: “Thầy chịu không nổi đâu, đau lắm”. Thầy cười: “Mấy tháng nay tôi đã chịu đựng được cơn đau hành hạ rồi nay, tôi chịu được tiếp. Bác sĩ cứ yên tâm”. Ca phẫu thuật kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ. Bác sĩ cắt khoảng chừng một gang tay hai bên khối u rồi nối ruột già lại với nhau. Sau khi cắt khối u và mang đi xét nghiệm sinh thiết, các bác sĩ kết luận: “Nó là một khối u ác tính giai đoạn cuối. Miệng khối u đã mở ra cho nên một số tế bào ung thư đã đi vào máu. Vì vậy, thầy phải hóa trị trong vòng một tháng sau khi mổ”. Thầy Pháp Đăng nhớ lại: “Trong cơn đại giải phẫu, tâm tôi thật bình an và sáng suốt! Thân thể có nhiều đau nhức và tiều tụy bởi tôi nhịn ăn, nhịn uống hơn hai tuần. Gia đình, ai cũng lo lắng cho tôi. Các em tôi thường có mặt tại bệnh viện để chăm sóc tôi. Thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng thân khắp nơi đều cầu nguyện cho tôi. Ngày thứ nhất sau khi mổ, sức khỏe tôi quá yếu. Hình hài tàn tạ quá độ. Bác sĩ không để ống dẫn lưu nên dịch và đờm giải ứ đọng trong dạ dày quá tải, làm cho bụng tôi căng lên như cái trống. Tôi thấy đau đớn nơi vết mổ và khúc ruột nối. Sáng hôm sau, sư cô Thuần Khánh vào thăm, khuôn mặt đầy lo lắng: “Sư anh cảm thấy thế nào? Hôm qua, lúc em vào thăm, thấy nhiều lúc anh không còn thở nữa. Em sợ quá!”. Tôi cười, bảo: “Sư anh chưa chết đâu sư em” khiến sư cô Thuần Khánh bật cười, mắt nhòe lệ. “Chết chưa chắc đã là khổ, sống chưa chắc đã là vui. Khổ là vì thương tiếc, mất mát, lo sợ. Sư anh thương cho người ở lại, sư em biết không? Đau nhức trong thân thì không thể nào tránh được nhưng đau khổ thì sư anh có thể vượt qua. Qua bờ là không có đau khổ bởi cơn đau, mổ xẻ, bệnh tật. Qua sông là không lo, không sợ, bình tĩnh, sáng suốt trong những lúc thử thách này”.
Video đang HOT
Hai ngày sau khi mổ, sư thầy Pháp Đăng đã muốn ngồi thiền dù còn rất đau. Ngày thứ ba, thầy đã gắng tập đi để cho vết thương cử động, máu tới vết thương sẽ mau lành. Ngày thứ 4, thầy bắt đầu uống nước. Ngày thứ 5 sau khi ăn được chút cháo loãng, thầy xin xuất viện. Thầy biết, không khí, năng lượng rất quan trọng. Môi trường ở chùa Từ Hiếu sẽ giúp thầy hồi phục sức khỏe rất nhanh. Ngày thứ 8, bác sĩ Cầu cùng vợ đến chùa thăm khám bệnh cho thầy. Bác sĩ đề nghị: “Một tuần nữa, thầy phải vô viện hóa trị liền vì việc giải phẫu bướu ác tính, những bưới nhỏ sau đó ở nhiều nơi trong cơ thể có thể đột phát một cách dữ dội và sự sống chỉ tính từng ngày, từng tháng”.
Kỳ sau: Trị liệu ung thư bằng… thiền định kết hợp với “thần dược” là… niềm tin.
Theo Xahoi
Bí mật về thái giám trong cung nhà Nguyễn: Những phận đời đặc biệt
Cũng giống như các triều đại phong kiến trước đây trong lịch sử của dân tộc, triều đại nhà Nguyễn (chỉ tính từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua vào năm 1802 đến lúc vua Bảo Đại thoái vị năm 1945) vẫn duy trì chế độ sử dụng thái giám làm việc trong cung cấm.
5 thái giám trong cung nhà Nguyễn - năm 1908. Ảnh tư liệu của nhà nghiên cứu Phan Thuận An.
Thái giám là những con người có số phận rất đặc biệt kể từ lúc mới chào đời (đối với giám sinh), hay kể từ khi bị thiến (đối với giám lặt) cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay rời xa cõi thế. Từ trước đến nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, nhiều nhà văn, nhà báo chọn cuộc đời của những vị thái giám trong cung Nguyễn để làm đề tài tác nghiệp của mình, tuy nhiên nhu cầu tìm hiểu về chuyện đời của những con người đặc biệt này của bạn đọc thời nay vẫn luôn là một thôi thúc đối với những người cầm bút.
Với bài viết này, chúng tôi hy vọng rằng sẽ thêm một lần nữa khắc họa lại một cách tường tận những câu chuyện cuộc đời còn ít người biết đến về các thái giám trong triều đại quân chủ phong kiến cuối cùng của lịch sử Việt Nam.
Vốn chịu ảnh hưởng rất đậm nét của nền văn hóa phương Đông, vì vậy các triều đại phong kiến Việt Nam trong đó có triều đại nhà Nguyễn vẫn duy trì việc tuyển chọn thái giám để hầu hạ trong chốn hậu cung của nhà vua.
Gốc tích của các thái giám theo một số tài liệu nghiên cứu lịch sử đã công bố thường là có hai hệ, đó là "giám sinh" và "giám lặt". "Giám sinh" là những người con trai khi sinh ra vốn dĩ đã bị khiếm khuyết ở bộ phận sinh dục mà dân gian thường gọi là "lại cái" hay "ái nam, ái nữ", đến tuổi trưởng thành không thể có khả năng quan hệ tình dục với người khác giới.
Theo quy định dưới thời phong kiến, gia đình nào sinh ra một người con như thế phải lập tức báo cáo với quan chức ở trong làng, rồi từ làng báo lên xã, lên huyện, rồi báo cáo với Bộ Lễ trong triều đình đương thời. Đứa trẻ ấy sẽ được ghi tên vào sổ theo dõi cho đến lúc cai sữa (có tài liệu cho rằng khoảng 10 hay 11 tuổi) thì sẽ được đón vào cung nuôi nấng theo nghi lễ trong cung. Đến tuổi trưởng thành, Bộ Lễ sẽ đưa vào nội cung để làm thái giám, phục vụ những công việc thường ngày trong chốn hậu cung của nhà vua.
Theo quy định, làng nào có gia đình sinh được "giám sinh" thì cả làng ấy được miễn thuế đến 3 năm và đương nhiên khi đứa con đó đã trở thành thái giám thì cha, mẹ, anh em ruột thịt sẽ nhận được rất nhiều đặc ân của triều đình. Những đứa trẻ đặc biệt ấy còn được người dân (đặc biệt là dân vùng Trung Bộ) gọi là ông Bộ. Vì thế, cho đến ngày nay thi thoảng đâu đó chúng ta vẫn nghe các bà, các mẹ khi đi chợ gặp lúc thời giá đắt đỏ, lại bị chủ hàng quán kèo nài mua hàng... thường là các bà, các mẹ buông một câu "ăn thứ đó (mặt hàng đắt đỏ) để đẻ ông Bộ cho làng nhờ à...", hoặc là trong những ngày hội hè ở các làng, xã, sau các hội thi mang tính tập thể, các đội thắng cuộc thường rất vui vẻ một cách tột bậc thì người ta thường ví niềm vui đó theo kiểu nói "vui như làng đẻ được ông Bộ".
Ngoài những thái giám có nguồn gốc là "giám sinh" thì trong hàng ngũ thái giám phục vụ trong Tử cấm thành còn có những ông "giám lặt". Theo tạp chí Xưa & Nay số 6, ấn hành tháng 9/1994 thì họ là những thiếu niên bị thiến từ khi còn nhỏ rồi sau đó đưa vào cung nuôi. Khi thiến, người ta buộc chặt bụng và đùi của người bị thiến vào một cái bàn đầu cao hơn chân. Bộ phận sinh dục được rửa bằng nước hồ tiêu để sát trùng. Đứa trẻ được cho uống một thứ thuốc gây mê được bào chế từ thuốc bắc. Người thiến hỏi "có bằng lòng thiến không?".
Sau khi nghe đứa trẻ nam nói bằng lòng, ngay lập tức người thiến hạ dao cắt dương vật, bìu và tinh hoàn, rồi đặt ống thông hơi vào chỗ tiểu tiện... sau 3 tháng, vết thương sẽ lành. Sau khi bị thiến, đứa trẻ nam trưởng thành sẽ bị rụng râu, rụng lông, ăn nói yểu điệu, giọng the thé giống như con gái. Tất cả những bộ phận bị cắt bỏ sẽ được sao tẩm để cất giữ lâu dài, khi được thăng chức sẽ đưa thứ ấy ra để trình làm vật chứng và đến khi thái giám ấy chết thì "bảo vật" ấy sẽ được chôn theo thi thể.
Một nhóm thái giám triều Nguyễn - năm 1918. Ảnh tư liệu của Nhà nghiên cứu Phan Thuận An.
Tài liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết: Người làm thái giám trong cung gọi là hoạn quan. Hoạn có nghĩa là làm tôi tớ. Nhưng những từ hoạn quan làm người đời hiểu từ hoạn là thiến (ví dụ như hoạn heo là người ta cắt bỏ đi tinh hoàn của con heo đực). Trong Tử cấm thành chỉ có một người đàn ông là đương kim hoàng đế, còn lại toàn là các bà phi, tần, nữ quan, thị nữ. Từ việc sai vặt, hầu hạ vua và các bà hoàng thái hậu, các bà phi cho đến những việc nặng nhọc khác của đời sống trong cung đều giao cho các thái giám. Công việc đặc biệt nhất và nặng nề nhất của các thái giám là việc sắp đặt cho quá trình ân ái của nhà vua.
Tài liệu của Công sứ A.Laborde đã công bố trong tập san "Những người bạn Cố đô Huế - B.A.V.H - tập 5 - 1918" có ghi lại rằng: Thái giám hầu cận vua đi vào một phòng kín; tại đây có một tập thẻ ngọc, mỗi thẻ có ghi bằng chữ vàng tên của một cung tần. Sở thích của vua được biểu lộ rõ rệt vào lúc ban ngày trên một thẻ nào đó, tấm thẻ được úp sấp lại. Thái giám hiểu và đi đến khuê phòng của người mỹ nữ đã được chỉ định, treo một cây đèn ú màu đỏ...
Trong khi người đàn bà được chờ đợi ấy cởi áo quần thì lập tức thái giám bước vào, cầm một áo khoác màu đỏ không có tay. Người mỹ nữ trần truồng run rẩy trước cái nhìn của một sinh vật vô giác, nhưng cánh tay mạnh mẽ đã quấn nàng vào trong áo choàng, và một sự xiết chặt có vẻ nóng hổi phủ trên mình. Những hành lang có âm vọng của bước chân đi qua, thái giám bước nhanh, ôm chặt trên ngực của báu ấy lại cái lạnh lẽo của một căn phòng. Dừng chân lại. Ánh sáng lờ mờ, hơi thơm thoang thoảng, thái giám đặt khối nặng ấy vào trong cái mơn man của nhung lụa trên một cái giường. Sáng hôm sau, người thái giám đứng canh trong đêm, mang mỹ nữ đang thiêm thiếp trở lại khuê phòng.
Thái giám lại làm tờ trình để xác nhận trong trường hợp xảy ra thụ thai. Điều bắt buộc trước lúc trở lại khuê phòng là người phụ nữ đã được vua "ngự dâm" ấy nằm trong áo choàng và được đưa đến trình diện nơi một cái bàn thờ để cầu thần phù hộ cho việc làm của vua.
Trong bài "Thái giám - loại người phục vụ đặc biệt trong cung Nguyễn", nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân viết: Việc chọn lựa người để ân ái là do vua quyết định. Nhưng các thái giám cũng có nhiều "mánh khóe" để có thể "tiếp thị" với nhà vua nên chọn bà nào. Do đó, nhiều thái giám hay được các bà đút lót quà bánh để được vua "sủng ái" nhiều lần. Có nhiều bà do khinh thường thái giám nên suốt cả cuộc đời ở trong cung cấm vẫn không một lần được thấy mặt vua...
Thái giám là những người thân cận nhất của vua và biết rất rõ về đời tư của vua. Vì vậy, để tránh sự lộng quyền của các thái giám trong cung cấm, nhà Nguyễn đã sử dụng hệ thống thái giám trong cung vào những việc sai vặt chứ nhất định không cho can dự vào triều chính. Bởi lẽ trước đó, nhà Nguyễn đã rút ra được một bài học về sự lạm quyền của cận thần thái giám Lê Văn Duyệt thời Nguyễn sơ.
Lê Văn Duyệt là một thái giám được ở chỗ màn trướng của Nguyễn vương (sau này là Vua Gia Long), là người có công rất lớn trong việc khôi phục lại giang sơn của nhà Nguyễn. Về sau Lê Văn Duyệt với chức vụ Tổng trấn đã quyết định nhiều việc quan trọng ở vùng Gia Định - Đồng Nai ngoài ý muốn của vua, điều đó đã làm cho một số ông vua đầu triều Nguyễn lấy làm khó chịu và hết sức bất bình, đặc biệt là Vua Minh Mạng (đương nhiên là bên cạnh đó còn có nhiều lý do bất bình tế nhị khác).
Theo tác giả A.Laborde trong B.A.V.H, 1918 thì vào ngày mồng 1 tháng 12 năm Minh Mạng thứ 17 (tức ngày 17/3/1836) Vua Minh Mạng đã ra một chỉ dụ và chỉ dụ này đã chấm dứt những sự lạm dụng thái quá của các thái giám dưới triều Minh Mạng. Từ đó, các thái giám làm việc, hầu hạ trong cung cấm không phụ thuộc vào bất cứ một quy tắc pháp luật nào cụ thể cả, họ sống ngoài lề so với các quan chức khác trong cung, đi lượm nơi này, nơi kia chút ít ân huệ để làm vui cho cuộc sống.
Về sau này, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cũng cho biết rằng, do thái giám Lê Văn Duyệt có những can gián trong việc muốn đưa Hoàng tử Anh, cháu nội của dòng chính nối ngôi Vua Gia Long và tỏ ra không thuận tình về việc lên ngôi của Vua Minh Mạng là con thứ. Vì những lý do đó mà Vua Minh Mạng đã có nhiều ác cảm với Lê Văn Duyệt. Việc Vua Minh Mạng ra chỉ dụ là nhằm hạn chế các ưu đãi đối với thái giám vốn dĩ trước đó họ được hưởng, bên cạnh đó chỉ dụ còn hạ bệ các thái giám xuống địa vị của những kẻ hầu hạ.
Trong tờ dụ này, Vua Minh Mạng nói rõ là từ rày về sau, thái giám không được có một danh tước gì mà trong bất kỳ trường hợp nào họ cũng không thể được tiến cử vào hệ thống quan lại. Vua Minh Mạng cũng đã nhắc lại trong tờ dụ là chức vụ của các thái giám chỉ để chuyển giao các mệnh lệnh và họ không được dính dáng đến bất cứ trường hợp nào trong việc cai trị của triều đình.
Tờ dụ của Minh Mạng cũng nêu rõ là thái giám nào phạm tội bất tuân các luật lệ mới được nêu trong tờ dụ này sẽ bị trị tội rất nặng không hy vọng được khoan dung, đồng thời ra lệnh là nội dung của tờ dụ này phải được khắc vào bia trước trường Quốc Tử Giám (Văn Thánh) để cho tất cả các thái học sinh hiểu và truyền về sau cho hậu thế.
Vì nội dung của tờ dụ Vua Minh Mạng bắt buộc là các thái giám không được đưa vào ngạch quan trường, nên đã tạo ra cho họ một hệ thống giai cấp đặc biệt để sắp xếp các ngạch, bậc và quy định lương bổng bằng lúa và quan tiền.
Theo đó, Hạng nhất là Thủ đẳng thì cấp bậc là Quảng vụ và Điển sự Thái giám, số bát gạo hàng tháng được hưởng là 48, số quan tiền hàng tháng được hưởng là 72. Hạng nhì là Thứ đẳng, cấp bậc là Kiểm sự và Phụng nghi Thái giám, số gạo hàng tháng được hưởng là 36, số quan tiền hàng tháng được hưởng là 60. Hạng ba là Trung đẳng, cấp bậc là Thừa vụ và Điển thắng Thái giám, số gạo được hưởng là 36, số quan tiền là 48. Hạng tư là Á đẳng, cấp bậc là Cung vụ và Hộ thảng Thái giám, số gạo được hưởng là 24, số quan tiền là 36. Hạng Năm là Hạ đẳng, cấp bậc là Cung phụng và Thừa biện Thái giám, số gạo được hưởng là 24, số quan tiền được hưởng là 24.
Đến thời của Vua Đồng Khánh năm thứ 2 (1887) có một vài thay đổi về lương tính bằng quan tiền được tăng lên. Đến thời Vua Thành Thái năm thứ 2 (1890) lương của thái giám hàng tháng nhận bằng lúa và quan tiền bị bỏ hẳn và thay bằng đồng bạc. Đến thời Vua Duy Tân năm thứ 6 (1912) thì lương bổng của thái giám được quy định lại như sau: Quảng vụ: 540 đồng/năm; Điển sự: 384 đồng/năm; Kiểm sự và Phụng nghi: 324 đồng/năm; Thừa vụ: 276 đồng/năm; Điển thảng: 264 đồng/năm; Cung vụ và Hộ thảng: 204 đồng/năm; Cung phụng và Thừa biện: 180 đồng/năm.
Trong đời sống và đặc biệt là sau khi Vua Minh Mạng cho ra tờ dụ vào năm 1836, bản thân các thái giám không được hưởng bất cứ một vinh dự nào giống như các quan chức khác ở trong cung. Tuy nhiên, các thái giám lại mang về cho cho người thân một vài vinh dự. Theo quy định thì các thái giám nằm trong 3 hạng trên là Thủ đẳng, Thứ đẳng và Trung đẳng có thể đứng ra xin cho cha họ chức Nhiêu phụ, là chức được vĩnh viễn miễn thuế cũng như xin phong chức Miễn nhiêu (khỏi thuế cả đời) cho anh em hay cho cháu. Các thái giám hạng tư (Á đẳng) hay hạng năm (Hạ đẳng) thì không được xin gì cho cha mà chỉ có thể xin một chức Miễn nhiêu cho anh em hay cháu mà thôi...
Theo Dantri
Những lời tiên tri chính xác 99,99% của các thiền sư Việt Thông qua những câu sấm truyền, nhiều thiền sư Việt Nam đã tiên đoán chính xác những sự kiện diễn ra sau hàng thế kỷ. Thiền sư Định Không giải đoán hậu vận đất nước Thiền sư Định Không (?-808) xuất thân từ một dòng tộc quyền quý họ Nguyễn, ở hương Cổ Pháp, Bắc Ninh. Sử sách ghi lại rằng ông là...