Đối mặt với nguy cơ mất trắng quyền lợi
Mặc dù có ý định “đính chính” nhưng lại sợ Cty đuổi việc, NLĐ đành “nhắm mắt làm ngơ”. Tuy nhiên khi có sự cố xảy ra như ốm đau, thai sản hoặc muốn chuyển việc thì mọi sự rắc rối mới bắt đầu và nguy cơ mất trắng quyền lợi là điều rất dễ xảy ra.
Khi tên tuổi trên hồ sơ và NLĐ không khớp nhau, việc giải quyết quyền lợi BHXH sẽ rất phức tạp, nguy cơ mất trắng là rất cao. Ảnh: Lê Tuyết
“Tìm lại chính mình” không dễ
Đa số NLĐ đều nghĩ rằng, ban đầu chỉ là mượn tạm, khi nào hoàn tất hồ sơ thì sẽ đính chính, hoặc khi nào đủ tuổi sẽ làm lại hồ sơ khác nhưng thực tế một khi đã có việc làm ổn định, NLĐ rất ngại thay đổi. Và việc tìm lại “chính mình” không hề đơn giản.
Công nhân N.T.T – ngụ Tân Định, Bến Cát, Bình Dương – cho biết khi 17 tuổi, T đã mượn hồ sơ của chị gái để được vào làm CN lắp ráp điện tử tại Công ty điện tử S.G.T (KCN VSIP 2, Thủ Dầu Một) với mức lương bình quân 4 triệu đồng/tháng. “Công việc, thu nhập như vậy là em vui rồi. Còn chuyện sử dụng hồ sơ giả, chắc em giữ kín luôn. Nếu để Cty biết chuyện chắc em bị đuổi việc ngay” – T rất lo lắng.
Video đang HOT
Theo lời kể của anh Hùng – quê Bắc Giang, đang làm việc tại KCN Sóng Thần I – thì rắc rối từ việc mượn hồ sơ của người khác đi làm phát sinh cách đây mấy năm khi vợ anh sinh con. Anh Hùng kể, lúc đó Cty yêu cầu CN phải có trình độ 12/12. Hai vợ chồng mới chỉ học hết lớp 9, vậy là chồng mượn hồ sơ của bạn, vợ mượn hồ sơ của chị để đi làm.
“Khi bác sĩ hỏi tên chúng tôi không biết trả lời sao. Nói đúng tên thật thì các chế độ như thai sản xem như mất hết. Tôi đành khai thật với bệnh viện, cơ quan BHXH”. Theo lời anh Hùng thì sau đó là những ngày trần ai đi tìm lại bộ hồ sơ lao động “chính chủ” cho 2 vợ chồng.
Mất quyền lợi như chơi!
Trao đổi với PV, ông Bùi Hữu Phong – GĐ BHXH Bình Dương – cho biết, nếu cơ quan BHXH phát hiện các trường hợp NLĐ sử dụng hồ sơ giả sẽ xử phạt hành chính. Sau khi chấp hành xong quyết định xử phạt, NLĐ sẽ được cơ quan BHXH hướng dẫn điều chỉnh đúng nhân thân của mình trước khi được giải quyết các chế độ về BHXH.
Thủ tục điều chỉnh cũng không hề đơn giản bao gồm: Đơn giải trình lý do mượn hồ sơ của người mượn tên có xác nhận của chính quyền địa phương, bản sao giấy CMND và hộ khẩu của người mượn tên. Đơn giải trình lý do mượn hồ sơ của người cho mượn tên có xác nhận của chính quyền địa phương, trong đó cam kết không tranh chấp quyền lợi BHXH của người mượn tên. Công văn của đơn vị xin điều chỉnh lại hồ sơ BHXH sau khi đã điều chỉnh hồ sơ gốc của người lao động lưu tại đơn vị đóng BHXH, tờ khai, biên bản đổi sổ, bản sao sổ BHXH…
Nhưng thực tế, NLĐ một khi đã sử dụng hồ sơ giả để đi làm việc thì khi gặp sự cố họ cũng “im luôn”.
Nhiều trường hợp, nữ CN làm việc một thời gian, được Cty đóng BHXH đầy đủ, đến khi sinh con cũng không được hưởng bất kỳ quyền lợi nào vì không tìm được người cho mượn tên. “Một khi không tìm được “chính chủ” thì không tài nào giải quyết được. Bên cạnh đó còn tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp quyền lợi về BHXH” – ông Phong nhấn mạnh.
Tuy nhiên để tránh việc chỉ khi có sự cố mới lo tìm cách hợp thức hóa hồ sơ lao động, ông Bùi Hữu Phong đề xuất: Nếu có xác nhận của DN, chứng thực NLĐ làm việc tại DN với hồ sơ mượn tên thì BHXH sẽ làm thủ tục điều chỉnh cho NLĐ, cấp lại sổ BHXH cộng dồn thời gian đã đóng trước đó. Tuy nhiên cơ quan chức năng nên làm việc với DN để DN không đuổi việc những lao động đang sử dụng hồ sơ giả mà muốn điều chỉnh hồ sơ.
Liên quan đến vấn đề này, Báo Lao Động nhận được thư đề nghị xác minh Cty Zeng Hsing Industrial (100% vốn Đài Loan) thuộc KCN Việt Nam-Singapore, Bình Dương sử dụng lao động dưới 14 tuổi. Với hình thức, các “lao động nhí” này dùng hồ sơ của anh, chị hoặc dùng một bộ hồ sơ giả để hợp thức hóa độ tuổi lao động. Chúng tôi đã làm việc với Cty và được bà Vũ Thị Hường – Phó Chủ tịch CĐ Cty – xác nhận là không có trường hợp nào như bạn đọc nêu.
Ông Lê Nho Lượng – Chủ tịch CĐ KCN Việt Nam-Singapore – cho biết: CĐ có thể phối hợp can thiệp trong trường hợp này nếu thông tin bạn đọc cung cấp chi tiết hơn.
Theo laodong
3 trường quốc tế Singapore có thể sẽ bị đề nghị khởi tố
Hiện Sở LĐTBXH TPHCM vẫn đang cố gắng giải quyết quyền lợi cho các học viên ở 3 trường Melior, ERC, SIBME. Nếu trường nào trốn tránh trách nhiệm thì sở sẽ đề nghị cơ quan chức năng khởi tố vụ án.
Học viên nhốn nháo khi trường Melior đột ngột đóng cửa.
Chiều 27.11, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Thành Hiệp - Trưởng phòng Dạy nghề, Sở LĐTBXH TPHCM - cho biết: Sau khi rút giấy phép Trường kinh doanh Melior, Cty TNHH nghiên cứu và giáo dục Việt Nam (ERC) và Cty TNHH đào tạo công nghệ thông tin và quản trị kinh doanh (SIBME), sở đang làm mọi cách để đòi lại quyền lợi chính đáng cho học viên. "Nếu trường trốn tránh trách nhiệm thì sở sẽ đề nghị cơ quan chức năng khởi tố" - ông Hiệp nhấn mạnh.
Rút giấy phép trước, đòi quyền sau!
Như Lao Động đã đưa tin, sau khi trường Melior đóng cửa - Sở LĐTBXH TP đã rút giấy phép hoạt động không thời hạn đối với trường. Sau đó, sở cũng có quyết định rút giấy phép cơ sở đào tạo giáo dục SIBME, ERC với lý do các đơn vị này đã lợi dụng hoạt động dạy nghề, dùng nội dung đăng ký trong giấy phép dạy nghề để quảng cáo, tuyển sinh và đào tạo trái phép trình độ CĐ, ĐH và cao học ngành quản trị kinh doanh, tài chính kế toán, du lịch khách sạn, công nghệ thông tin...
Việc giải quyết quyền lợi cho học viên, ông Nguyễn Thành Hiệp cho biết: Hiện nay sở đang yêu cầu các cơ sở SIBME, ERC phải báo cáo số học viên chính thức, hướng giải quyết quyền lợi cho học viên. Nếu chuyển học viên đi nơi khác học phải chứng minh nơi chuyển đến hoạt động hợp pháp và học viên phải đồng ý. Nếu học viên không đồng ý thì phải hoàn tiền học phí lại cho học viên và phải có lộ trình trả tiền cụ thể cho học viên.
Đối với Trường kinh doanh Melior, trước mắt phải tìm cho được người có trách nhiệm biết rõ danh sách học viên đang theo học tại trường thời điểm trường đóng cửa để giải quyết quyền lợi đúng đối tượng, tránh trường hợp nhiều học viên đã nghỉ từ lâu nhưng vẫn "té nước theo mưa".
Thực tế, dù ngay khi trường Melior đóng cửa, sở đã có công văn hỏa tốc gửi UBND thành phố kiến nghị phong tỏa tài khoản ngân hàng của Melior, tạm dừng xuất cảnh khỏi VN đối với ông Cheng Sim Kok, đề nghị Công an quận 7 gửi giấy triệu tập 2 nhà đầu tư và UBND thành phố có văn bản thông báo cho Tổng Lãnh sự quán nước Cộng hòa Singapore thông báo tình hình và đề nghị phối hợp giải quyết. Thế nhưng, nhiều thông tin cho biết hiện ông Cheng Sim Kok đã không còn ở Việt Nam và số tiền trong tài khoản ngân hàng của Melior cũng chẳng đáng là bao!
"Đây là sự việc mình không lường trước được. Hiện nay, sở vẫn đang cố gắng giải quyết mọi chuyện bằng các biện pháp hành chính, nếu phía trường không chịu hợp tác thì sở sẽ kiến nghị cơ quan chức năng khởi tố vụ án, đồng thời đề nghị cơ quan chức năng của Singapore phối hợp giải quyết" - ông Hiệp cho biết.
Lãnh sự quán Singapore không liên can!
Liên quan đến vụ việc Trường kinh doanh Melior đóng cửa, Tổng lãnh sự quán Singapore tại TP.Hồ Chí Minh có văn bản trả lời rằng: Các trung tâm giáo dục tư nhân được thành lập tại Việt Nam như trường Melior không chịu sự quản lý, vận hành, sở hữu của các cơ quan thuộc nhà nước Singapore.
Các trường này cũng không có sự liên kết với Tổng lãnh sự quán Singapore tại TP.Hồ Chí Minh, cũng không chịu sự điều khiển của Chính phủ Singapore. Do đó, Tổng lãnh sự quán Singapore không tham gia vào và không có thông tin chi tiết các hoạt động của các trung tâm này, đồng thời cũng không ở vị trí có thể đưa ra bất kỳ biện pháp khắc phục nào để chống lại hay thay mặt cho các thực thể độc lập kể trên.
Hội đồng Giáo dục Tư thục Singapore cũng chỉ quản lý các trung tâm giáo dục tư nhân được thành lập tại Singapore và không có quyền hạn thực thi pháp lý bên ngoài lãnh thổ.
Tổng lãnh sự quán Singapore tại TP.Hồ Chí Minh khuyến cáo: Sinh viên cần cẩn trọng khi đăng ký vào bất cứ trung tâm giáo dục tư nhân nào ở Việt Nam quảng cáo rằng sẽ đào tạo theo giáo trình của Singapore hoặc cung cấp các văn bằng liên kết do các trường công Singapore cấp.
Theo laodong
Quảng Bình: Người lao động Cty liên doanh Vina - Siam kêu cứu Suốt nhiều tháng nay, nhiều người lao động (NLĐ) ở Cty Vina - Siam chuyên sản xuất phụ tùng, lắp ráp xe máy thuộc TCty Đại Trường Phát có trụ sở tại F325 phường Bắc Lý (TP.Đồng Hới) đã liên tục có đơn khiếu nại gửi đến các ban ngành để kêu cứu về việc họ bị Cty nợ lương nhiều tháng, nợ...