Đối mặt khủng hoảng nhiên liệu, Mỹ có thể xem xét nới lỏng trừng phạt cho Iran
Sau khi để Venezuela bán dầu cho châu Âu, Mỹ cũng có thể cho phép Iran xuất khẩu dầu ra thị trường thế giới.
Cơ sở sản xuất dầu mỏ Soroush trên Vịnh Ba Tư, phía Nam Tehran. Ảnh: Reuters
Theo báo Nga Nezavisimaya Gazeta, động thái này có thể xảy ra ngay cả khi chưa đạt được thỏa thuận mới trong Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran. Lý do Nhà Trắng hành động như vậy nhiều khả năng là nhằm kiểm soát giá xăng cũng như bảo vệ cơ hội của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 11 tới.
Cho đến gần đây, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Washington và Tehran sẽ đơn phương nhượng bộ. Cả hai chính phủ đều nhấn mạnh rằng bên kia nên thực hiện các bước cần thiết trước khi xem xét về một thỏa thuận mới.
Video đang HOT
Và theo tờ báo Nga, nguyên nhân khiến Nhà Trắng có thể thay đổi quan điểm là do xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến giá dầu tăng vọt. Cùng với đó, giá khí đốt cũng tăng theo. Tuy nhiên, sau hơn 3 tháng xảy ra xung đột, thỏa thuận JCPOA chưa đạt được bước tiến triển nào. Hiện nay, nền kinh tế của Iran cần tiền còn phương Tây cần một nguồn dầu thay thế.
Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ông Vladimir Sazhin, lưu ý mặc dù nhiều thay đổi đã xảy ra kể từ cuối tháng 2 và tổng số lượng lệnh trừng phạt chống lại Nga đã vượt qua Iran, nhưng các bên vẫn chưa thể đưa ra thỏa thuận JCPOA mới, mặc dù phần văn bản của nó đã sẵn sàng đến 95%.
“Thậm chí ngay cả khi không có thỏa thuận JCPOA mới, Mỹ có thể tự giảm bớt sức ép trừng phạt. Đặc biệt, các tài sản của Iran ở Hàn Quốc và Iraq đã được giải phóng với sự đồng ý của Washington”, chuyên gia này nói thêm.
Hy Lạp thả tàu chở dầu Nga bị giữ do lệnh trừng phạt của EU
Theo trang tin Republicworld.com, Hy Lạp mới đây thông báo sẽ thả một tàu chở dầu của Nga mà họ đã bắt giữ vào đầu tuần này.
EU đề xuất cấm các tàu mang cờ Nga cập cảng của các nước thành viên. Ảnh: Shutterstock
"Lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp đã được lệnh thả con tàu", một quan chức chính phủ nước này thông báo, nhưng không tiết lộ thông tin chi tiết.
Trước đó ngày 19/4, tàu Pegas chở dầu có mang cờ Nga đã bị lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp bắt giữ vì cho rằng vi phạm lệnh trừng phạt của EU cấm tàu Nga vào các cảng của nước này.
Mặc dù Pegas bị coi là thuộc sở hữu ngân hàng Promsvyazbank do Chính phủ Nga hậu thuẫn, nhưng sau đó con tàu này được cho là đã bán cho một nhà sở hữu khác vào tháng 4 năm ngoái.
Đáng chú ý, con tàu này chở dầu của Iran, loại dầu đã bị cấm bởi cả Mỹ và châu Âu.
Theo các báo cáo, chiếc tàu chở dầu đã đi qua khu vực Địa Trung Hải từ tháng 9/2021 nhưng không kiếm được khách hàng nào.
Liên minh châu Âu gồm 27 thành viên đã áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với một loạt sản phẩm sang Nga, trị giá tổng cộng 10 tỷ Euro mỗi năm, gồm nhiên liệu phản lực, máy tính lượng tử, chất bán dẫn tiên tiến, thiết bị điện tử cao cấp.
Ủy ban châu Âu cũng đề xuất cấm tất cả các tàu mang cờ Nga hoặc mang cờ khác nhưng thuộc quyền sở hữu của Nga. Tuy nhiên, Hy Lạp, Cyprus (Síp) và Malta đã chặn các lệnh trừng phạt đối với các tàu thuộc sở hữu của Nga.
Iran áp đặt trừng phạt thêm nhiều quan chức Mỹ Ngày 9/4, Iran thông báo đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với thêm 15 quan chức Mỹ trong bối cảnh các cuộc đàm phán nhằm vãn hồi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 vẫn chưa thể hoàn tất. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Hầu hết các quan chức Mỹ bị đưa vào diện trừng phạt đều phục vụ trong chính quyền...