Đôi lứa “yêu nhau” ở Lạng Sơn: Liệu có thêm một vụ án oan?
Phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đinh Trọng Đ. (trú tỉnh Lạng Sơn) với tội danh “hiếp dâm trẻ em” đã được diễn ra mặc dù “bị hại” vẫn cố tình vắng mặt tại phiên xét xử.
Tin nhanh vào ngày 10/6, Tòa án nhân dân huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn lần thứ 3 mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đinh Trọng Đ. với tội danh “hiếp dâm trẻ em”. Trước đó, Tòa án nhân dân huyện Hữu Lũng đã hai lần hoãn phiên sơ thẩm do vắng mặt người được cho là bị hại Bùi Thị Th. mà không có lý do chính đáng.
Điều đáng nói trong phiên tòa ngày hôm nay là bị cáo Đ. một mực kêu oan, đồng thời bị cáo đã mô tả rõ chuyện “yêu đương” của mình với Th. là hoàn toàn tự nguyện. Bị cáo và bị hại yêu nhau được hơn 1 năm và đã 2 lần quan hệ tình dục với nhau. Tại thời điểm quan hệ tình dục, cả bị cáo và bị hại đều chưa đủ 18 tuổi.
Lần quan hệ tình dục mới đây nhất (ngày 02/1/2014) thì bị cáo và bị hại vẫn đang yêu nhau và quan hệ tình dục trên bãi cỏ ven đường, lối về nhà Th, khi quan hệ, Th. không hề chống cự. Sau đó Th. bảo bị cáo chở về nhà cô của mình. Về đến nơi, Th. lấy nước cho bị cáo uống và dặn dò đừng nói cho ai biết.
Khi gia đình Th. biết thì bố nuôi của Th. là ông Bùi Văn L. đã liên hệ với gia đình Đ. để đòi bồi thường thiệt hại với số tiền 50 triệu đồng. Do không được gia đình Đ. đồng ý nên ông L. đã nộp đơn tố cáo Đ. ra cơ quan công an.
Hình minh họa.
Tại phiên tòa hôm nay, bị cáo trình bày lại toàn bộ nội dung vụ việc và cam đoan đó mới là sự thật, bị cáo không hề cưỡng hiếp Th. Khi Đ. bị bố Th. tố cáo, Th. nhắn tin cho Đ. bảo Đ. hãy trốn đi.
Theo tin tức từ hồ sơ vụ án cũng như các tài liệu có được tại phiên tòa không có chứng cứ gì chứng minh là Th. đã kêu cứu, cào cấu, cắn xé Đ. Ngược lại, còn làm rõ tình cảm của hai bên trước và sau khi quan hệ tình dục giống như chuyện của đôi nam nữ yêu nhau, quan tâm, chăm sóc nhau, lo lắng cho nhau (thấy Th. đau nên Đ. không quan hệ tình dục nữa vì sợ Th. làm sao, sau đó lấy quần cho Th. mặc, đưa điện thoại của mình cho Th. sử dụng và đưa Th. về nhà. Th. còn lấy nước cho Đ. uống và dặn dò…).
Lý giải cho việc lời khai trong hồ sơ vụ án khác với các tình tiết diễn biến tại phiên tòa, bị cáo Đ. trình bày rằng mình bị bức cung. Cán bộ cơ quan điều tra đã tát, đánh và ép bị cáo phải nhận là mình đã hiếp dâm.
Video đang HOT
Tại phiên tòa, người bào chữa cho bị cáo Đ. là Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội cũng chỉ ra rằng: Hồ sơ vụ án có nhiều mâu thuẫn, không đủ căn cứ kết tội, có dấu hiệu bức cung. Bị cáo và bị hại đều là người chưa thành niên nhưng trong các buổi làm việc hầu hết là vắng mặt người đại diện, không đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo.
Nội dung lời khai của bị cáo có nhiều thay đổi trong quá trình điều tra, bản cung nào có người đại diện thì bị cáo không nhận tội, khi không có người đại diện thì bị cáo nhận tội, những bản cung giống nhau từng chữ như có sự sao chép; Hồ sơ thiếu trích lục tiền án, tiền sự; Điều tra viên thực hiện thủ tục tố tụng khi chưa được phân công điều tra vụ án…
Trước những chứng cứ, lập luận của mình, luật sư khẳng định là chưa đủ căn cứ kết tội bị cáo và hồ sơ vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, cần phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Cuộc tranh luận tại phiên tòa căng thẳng giữa người bào chữa và đại diện viện kiểm sát khiến hội đồng xét xử “phân vân” không thể tuyên án trong cùng ngày mà quyết định tuyên án vào thứ hai tuần tới…
Sau diễn biến phiên tòa, trao đổi với PV báo Người đưa tin, luật sư Đặng Văn Cường nhận định, vụ án này có nhiều uẩn khúc chưa được làm rõ. “Liệu có ai lại hiếp dâm người yêu của mình khi trước đó hai người đã từng có quan hệ tình dục? Nếu hiếp dâm tại sao còn dừng lại khi người bị hiếp thấy đau ? Bị hiếp xong mà người bị hại vẫn nhờ bị cáo trở về nhà, lấy nước cho uống và dặn dò phải bí mật, còn bị cáo vẫn đưa điện thoại của mình cho bị cáo sử dụng, chia tay bịn rịn…?”.
Điều đáng lưu ý là bị hại không tố cáo mà người tố cáo lại là bố nuôi, khi giám định sức khỏe, bị hại khép chân không hợp tác nên không có kết quả. Sau nhiều lần giám định mới có kết quả là màng trinh của bị hại có vết rách cũ…
Những vấn đề này khiến dư luận không khỏi nghi ngờ là một vụ án oan, cơ quan điều tra đã hình sự hóa một quan hệ “trẻ con” ? Tòa án huyện Hữu Lũng liệu có tuyên bị cáo vô tội, trả hồ sơ điều tra bổ sung hay kết án là kết quả còn ở phía trước.
Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa tin mới nhất về vụ án này.
Nguyễn Xinh
Theo_Người Đưa Tin
Chỉ được quyền chuyển giới khi là người "trong nữ, ngoài nam" (!?)
Ý kiến thảo luận của các ủy viên UB Thường vụ Quốc hội về quy định chuyển giới rất phong phú khi người thì đề nghị cho phép chuyển giới để "sống thật với suy nghĩ của mình", người lại chỉ tán thành cho người có khiếm khuyết cơ thể chỉnh sửa bản thân.
Trình bày về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) tại UB Thường vụ Quốc hội ngày 12/5, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, cơ quan soạn thảo ghi nhận quyền xác định lại giới tính của công dân.
Cụ thể, dự thảo Bộ luật quy định cá nhân là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được thực hiện quyền xác định lại giới tính trong trường hợp luật định. Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được thực hiện quyền xác định lại giới tính trong trường hợp luật định thông qua cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật.
Chủ nhiệm UB Các vấn đề Xã hội Trương Thị Mai đề nghị cân nhắc với trường hợp một người là nam nhưng luôn nghĩ mình là nữ, muốn chuyển giới để sống đúng với suy nghĩ của mình.
Các ủy viên UB Thường vụ Quốc hội thì đặt vấn đề phân biệt quyền xác định lại giới tính và quyền chuyển giới.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường giải thích, về vấn đề chuyển đổi giới tính, Khoản 3 Điều 36 dự thảo luật nêu 2 phương án quy định: "Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của Luật" và "Nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính" để Quốc hội xem xét, quyết định.
"Chuyển đổi giới tính là một nhu cầu có thật, đang ngày càng gia tăng. Do pháp luật Việt Nam chưa cho phép nên một số người đã ra nước ngoài chuyển đổi giới tính, khi về nước không được cải chính hộ tịch và do đó gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế để duy trì giới tính mới, cũng như trong cuộc sống, công tác và thực hiện các quyền dân sự khác có liên quan", ông Cường phân tích.
Nêu quan điểm về việc này, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý - đại diện cơ quan thẩm tra dự án luật nhấn mạnh, việc thừa nhận hay không công nhận quyền chuyển đổi giới tính không chỉ liên quan đến quyền nhân thân của một cá nhân, mà kèm theo đó là rất nhiều vấn đề xã hội phát sinh, chẳng hạn như hành lang pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp y học để chuyển đổi giới tính, hay có công nhận hôn nhân đồng giới hay không có phù hợp với điều kiện KT-XH và truyền thống, phong tục, tập quán của Việt Nam hay không?
Ông Lý đề nghị cơ quan soạn thảo tham khảo kinh nghiệm thế giới đã có bao nhiêu quốc gia thừa nhận chuyển đổi giới tính, những trường hợp nào thì pháp luật cho phép chuyển đổi giới tính. Trên cơ sở đó Quốc hội mới có đầy đủ thông tin để xem xét và quyết định vấn đề này cho chính xác và phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Chủ nhiệm UB Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai ủng hộ quyền xác định lại giới tính nhưng cũng hết sức băn khoăn về vấn đề chuyển đổi giới tính vì cho rằng đây là vấn đề phức tạp, nhạy cảm cần cân nhắc.
"Trường hợp tôi là nam hay nữ nhưng cơ thể tôi ngược lại thì tôi phải đi xử lí để xác định lại giới tính. Trường hợp này chúng ta đã cho rồi và đây là việc quá nhân văn, quá con người" - bà Mai nhấn mạnh.
Bà Mai phân tích, người mong muốn chuyển đổi giới tính có 2 trường hợp. Một là do rối loạn định dạng giới khi một người nam nhưng cứ nghĩ bản thân là nữ và ngược lại. Những người này quyết định thực hiện chuyển đổi giới tính để sống đúng với suy nghĩ của mình.
Trường hợp thứ hai là thực hiện chuyển đổi giới tính theo ý thích. Bà Mai dẫn chứng, nhiều người đàn ông muốn trở thành phụ nữ vì làm trong một số ngành nghề, lĩnh vực nếu là nữ thì công việc thuận lợi, dễ kiếm tiền hơn.
Khác với việc xác định lại giới tính, cả 2 trường hợp này, Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội cho rằng cái này phải xem xét cân nhắc và cần thêm thông tin, đặt trong nền văn hóa Việt Nam.
Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển thì nêu quan điểm "cứng" hơn, yêu cầu như một cá nhân đầy đủ dấu hiệu về một giới tính thì dứt khoát không cho phép chuyển giới.
"Chỉ được chuyển giới khi khiếm khuyết một bộ phận nào đó. Chẳng hạn những trường hợp bên trong nữ, bên ngoài nam nhưng bản chất là nữ thì cho chuyển thành nữ và ngược lại. Còn đầy đủ các bộ phận của giới tính mà cho chuyển đổi giới tính là không hợp lí", ông giải thích.
Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Giàu ủng hộ phương án quy định về chuyển đổi giới tính trong luật và tiếp tục nghe ngóng về tính nhạy cảm, phức tạp, tác động xã hội để có hướng xử lý phù hợp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhắc, dù không thừa nhận chuyển đổi giới tính nhưng với vai trò quản lý, Nhà nước vẫn phải xử lý hậu quả.
P.Thảo
Theo Dantri
Con gái bày mưu giết mẹ dã man vì bị cấm yêu Jamie Silvonek , 14 tuổi bị cáo buộc tội danh đồng lõa với bạn trai giết hại mẹ ruột dã man rồi đào hố chôn để phi tang xác. Cảnh sát xác định đây là một vụ án nghiêm trọng. Jamie Silvonek , 14 tuổi bị cáo buộc tội danh đồng lõa với bạn trai , Caleb Barnes, 20 tuổi để sát hại...