Đối lập khó tin Phượng Hoàng Cố Trấn trước và sau những trận lũ kinh hoàng
Phượng Hoàng cổ trấn là thành phố cổ nổi tiếng ở Trung Quốc được nhiều du khách nhớ đến với khung cảnh êm đềm, thơ mộng. Tuy nhiên, ít người biết rằng Phượng Hoàng cổ trấn cũng là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của những trận lũ lịch sử trong nhiều năm qua.
(Nguồn: VTV)
Phượng hoàng cổ trấn – thị trấn cổ của Trung Quốc với hàng ngàn năm lịch sử, đã bị ngập do ảnh hưởng của trận lụt nghiêm trọng tàn phá tại khu vực miền Nam Trung Quốc trong vài tuần qua
Trong cơn lũ, đoạn sông chảy qua Phượng Hoàng cổ trấn trở nên đục ngầu (Nguồn: Tuổi trẻ)
Khung cảnh trở nên xám xịt, ảm đạm ở Phượng Hoàng cổ trấn
Con phố đi bộ ven sông ngập chìm trong nước khiến việc di chuyển của người dân địa phương trở nên khó khăn hơn
Phượng Hoàng cổ trấn ngập trong mưa, chìm trong rác
Hiện nay tình hình mưa lũ vẫn đang diễn biến rất nguy hiểm tại Trung Quốc
Phượng Hoàng cổ trấn cũng từng là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của trận lũ lịch sử trong năm 2014 tại Trung Quốc (Nguồn: Zing)
Cảnh tượng hoang tàn ở Phượng Hoàng sau cơn mưa
Toàn cảnh Phượng Hoàng cổ trấn trong cơn lũ năm 2014
Nhiều nhà cửa ở Phượng Hoàng cổ trấn bị phá hủy và hư hỏng nặng sau cơn lũ kinh hoàng
Mưa lớn kéo dài khiến rất nhiều khách du lịch mắc kẹt ở Phượng Hoàng cổ trấn
Còn đây là hình ảnh đối lập của Phượng Hoàng cổ trấn trong những ngày thời tiết đẹp
Video đang HOT
Phượng Hoàng cổ trấn nằm phía tây tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) là điểm du lịch đình đám được giới trẻ yêu thích những năm gần đây
(Nguồn: Vn Express)
Phượng Hoàng cổ trấn còn lưu giữ nhiều thành quách, đền chùa, những dãy phố, nhà cổ dọc dòng Đà Giang. Phần lớn kiến trúc cổ của Phượng Hoàng còn giữ lại đến ngày nay đều là các công trình từ thời nhà Thanh, do người Hán và người Miêu cùng xây dựng.
Phượng Hoàng cổ trấn trầm mặc bên dòng sông Đà Giang trong vắt soi bóng những ngôi nhà nghìn năm tuổi, xa xa là những cây cầu cổ kính vắt ngang sông
Khi mặt trời lên cao, cả Phượng Hoàng cổ trấn bừng sáng, bầu không khí nhộn nhịp hơn
Đoạn bờ sông tại Phượng Hoàng cổ trấn chưa đầy 1 km mà có tới khoảng 10 cây cầu, một vài cây cầu trong số đó cực kỳ đặc biệt với kiến trúc cầu có mái che, một chiếc cầu – nhà, được thiết kế theo phong cách “Phượng Hoàng” đặc trưng của cổ trấn
Khi mặt trời lặn, Phượng Hoàng cổ trấn đẹp lãng mạn trong ánh chiều tà
Phượng Hoàng cổ trấn trải dài ngút tầm mắt với những mái ngói cổ âm dương, những phù điêu nhuộm màu thời gian của 1.300 năm qua (Nguồn: Zing)
Khi đêm xuống, Phượng Hoàng cổ trấn hoàn toàn khác biệt với lung linh sắc màu
Ánh đèn rực rỡ lung linh về đêm tại Phượng Hoàng cổ trấn
Cả một khúc sông Đà Giang rực rỡ trong ánh đèn lồng, những ngôi nhà bên sông thêm sắc màu, tô điểm cho không gian cổ kính nên thơ
Các hoạt động về đêm ở Phượng Hoàng cổ trấn kéo dài đến khoảng 1-2h sáng
Thả đèn hoa đăng, dùng bữa tối trên thuyền, ngắm cảnh dòng Đà Giang về đêm cũng là những trải nghiệm thú vị vào buổi tối ở Phượng Hoàng cổ trấn
Mùa đông ở Phượng Hoàng cổ trấn thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Tháng 12 là thời điểm đẹp nhất để đến đây, lúc này nhiệt độ có thể xuống tới âm 5 độ C
Dòng chảy của Đà Giang lúc này cũng êm ả hơn, mực nước xuống thấp để lộ cây cầu đá bắc qua sông (Nguồn: Vn Express)
Phượng Hoàng cổ trấn là địa điểm du lịch nổi tiếng nhưng nơi đây mùa đông vắng vẻ và yên bình đến lạ (Nguồn: Zing)
Những ngôi nhà xưa cũ được bố trí trên sườn núi, phản chiếu xuống dòng sông khiến cho Phượng Hoàng cổ trấn như một bức tranh cổ tuyệt đẹp với màu nâu trầm chủ đạo
Tuyết ở Phượng Hoàng cổ trấn mỏng, nhẹ, bay bay trong gió, đọng lại trên những mái hiên
Tuyết lúc này phủ kín khắp lối đi, trắng xóa cả con đường men theo sông
Top 5 công trình kiến trúc của Trung Quốc gây ấn tượng mạnh
Trung Quốc không chỉ nổi tiếng với văn hóa ẩm thực phong phú và cảnh quan núi non hùng vĩ mà còn gây ấn tượng với du khách bằng các công trình kiến trúc ấn tượng được xây dựng vô cùng kỳ công suốt nhiều thế kỷ.
Phượng Hoàng Cổ Trấn là một thị trấn được xây dựng từ hơn 1000 năm trước ở phía tây tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc
Nằm bên dòng Đà Giang, nơi này vẫn còn nguyên vẹn nét văn hóa, kiến trúc đặc trưng cổ với các gia trang, đền chùa...
Theo sử sách ghi lại, Phượng Hoàng Cổ Trấn được xây dựng từ triều đại Đường của những năm 686, sau đó trở thành một trung tâm chính trị, văn hóa và quân sự vào thời Minh - Thanh (giai đoạn 1368 - 1644)
Phượng Hoàng là nơi sinh sống của các dân tộc ít người, tuy nhiên chủ yếu vẫn là người Miêu, người Thổ Gia và người Hán
Chính sự pha trộn những nét sinh hoạt rất riêng của mỗi dân tộc cùng với lịch sử hình thành lâu đời đã khiến cho Phượng Hoàng Cổ Trấn trở thành một bảo tàng sống về văn hóa các dân tộc
Được xây dựng trên ngọn đồi Ri Marpo của trung tâm thung lũng Lhasa, Tây Tạng, Cung điện Potala trở thành cung điện cao nhất thế giới (117 mét) với những bậc thang ngoằn ngoèo nối nhau lên
Nơi này không chỉ mang giá trị lịch sử, tôn giáo lâu đời mà còn chứa đựng nhiều kho báu quý giá của người dân Tây Tạng
Theo lịch sử ghi chép, cung điện Potala mới được xây dựng lại dưới sự chỉ đạo của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 và mất hơn 50 năm để hoàn thành
Hiện, công trình này đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới, trở thành một trong những địa điểm nổi tiếng thu hút khoảng 2.300 người ghé thăm mỗi ngày
Tử Cấm Thành hay Cố cung là một cung điện của các hoàng đế Trung Quốc thời xưa, được xây dựng nguy nga tráng lệ tại thủ đô Bắc Kinh
Được khởi công từ năm 1406, sau 14 năm xây dựng, để có được công trình xa hoa này đã tốn không biết bao nhiêu mồ hôi và công sức của vô số người dân lúc bấy giờ
Cụ thể, cung điện này được cấu tạo từ những khối đá hàng trăm tấn, được người dân vận chuyển thủ công bằng xe lăn dưới thời tiết mùa đông giá lạnh suốt quãng đường 70km
Kiến trúc của Cố Cung vô cùng nguy nga, tráng lệ. Mỗi chi tiết từ nhỏ đến lớn đều xa xỉ, làm bằng những vật liệu quý hiếm như đá quý, ngói men ngọc, gỗ quý...
Với 980 căn phòng có diện tích hơn 720.000 mét vuông, hiện Tử Cấm Thành trở thành đã viện bảo tàng lớn nhất trên thế giới, cất giữ các báu vật nghệ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc từ thời phong kiến để lại
Vạn Lý Trường Thành là bức tường thành được liên tục xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ thứ 5 TCN cho tới thế kỷ 16 với mục đích bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ và các bộ tộc du mục
Đây là công trình nổi tiếng nhất của Trung Quốc được cả thế giới biết đến
Theo ước tính, đã có khoảng 1 triệu người đã phải nằm lại khi tham gia xây dựng trường thành
Bức tường thành nổi tiếng được tham quan nhiều nhất hiện nay được xây dưới thời nhà Minh từ năm 1368 đến năm 1647 với hơn 25 tháp canh
Ngày nay, Vạn Lý Trường Thành đã trở thành một trong những điểm du lịch hút khách bậc nhất của Trung Quốc
Lạc Sơn Đại Phật có tên đầy đủ là Gia Châu Lăng Vân Tự Đại Di Lặc Thạch Tượng, được ghi nhận là bức tượng đá cao nhất thế giới với chiều cao 71 mét
Được xây khắc vào núi Lăng Vân, thuộc thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc từ năm 713 đời Đường Huyền Tông, Lạc Sơn Đại Phật phải mất gần một thế kỷ mới hoàn thành
Theo các chuyên gia, trong quá trình tạc pho tượng Lạc Sơn Đại Phật, đá thừa được vứt xuống dòng sông đã làm thay đổi dòng chảy của nước. Nhờ vậy, cuộc sống mưu sinh của người dân tại khu vực này thuận lợi hơn nhiều
Vào năm 1996, UNESCO đã công nhận núi Nga Mi, bao gồm cả khu vực có tượng Lạc Sơn Đại Phật là di sản thế giới
Thổ Hà ngôi làng cổ kính êm đềm bên sông Cầu Nằm bên dòng sông Cầu thơ mộng, làng Thổ Hà trải qua bao thăng trầm vẫn giữ được nét cổ kính, đậm đà bản sắc văn hóa Việt. Làng Thổ Hà (thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 45km, nằm dọc theo dòng chảy của bờ Bắc sông Cầu. Với ba mặt...