Đòi lại tiền mua nhà bị chậm tiến độ khó hơn… lên trời
Thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng, nhiều dự án ngừng thi công, chủ đầu tư bội tín, chậm giao nhà cho khách. Tình trạng này khiến nhiều người mua nhà bức xúc đòi chủ đầu tư phải trả lại tiền. Chưa khi nào thị trường BĐS lại chứng kiến nhiều tranh chấp giữa khách hàng và chủ đầu tư các dự án căn hộ như hiện nay.
Thị trường BĐS đang tiếp tục ghi nhận những diễn biến nằm ngoài mong đợi của giới chủ đầu tư, đến cả dự án BĐS 100% vốn đầu tư nước ngoài cũng bị người mua nộp đơn đề nghị rút vốn. Thực ra, việc đòi rút vốn đã được nhiều nhà đầu tư âm thầm tiến hành từ năm 2011. Nhiều khách hàng tại các dự án BĐS khác tại Hà Nội như Vĩnh Hưng Dominium, Ciputra, Hanoi Times Tower… đang đòi rút tiền đặt cọc hay mua nhà. Chủ yếu những nhà đầu tư ở đây đều là những người có nhu cầu mua nhà để ở, họ có chút ít tiền và vay mượn để cố gắng mua căn nhà chứ không phải nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp. Song việc đòi được tiền vào lúc này xem ra là quá khó.
Đổ xô đòi tiền mua căn hộ
Thị trường trầm lắng, chủ đầu tư không triển khai được dự án, khách hàng chờ dài cổ không biết tương lai đồng tiền của mình thế nào, nhiều người neo vốn chấp nhận “cắt lỗ” để thoát thân.
Tại Dự án Hanoi Times Tower (Hà Đông, Hà Nội), hàng trăm khách hàng đã âm ỉ đòi tiền chủ đầu tư từ nhiều tháng nay, do họ đã nộp tiền góp vốn từ năm 2010 nhưng cho đến 9/2012 dự án vẫn chưa xây dựng xong tầng hầm. Bỏ ra hàng trăm triệu góp vốn với mong muốn sở hữu căn hộ tại tòa chung cư CT10, CT11 Văn Phú, quận Hà Đông, sau 2 năm mòn mỏi chờ đợi, giấc mơ sở hữu ngôi nhà của khách hàng ngày càng mờ mịt khi dãy nhà còn chưa lên khỏi mặt đất dù theo tiến độ ghi trong hợp đồng của Chủ dự án Công ty CP Kinh doanh cao cấp dầu khí (PVCR), đến tháng 10-2012, chung cư CT10, CT11 sẽ hoàn tất phần thô với 29 tầng hầm và 39 tầng nổi. Được biết, khoản tiền mà PVCR đã thu của khách hàng tương đương với 15% đến 70% giá trị căn hộ (tuỳ theo từng hợp đồng góp vốn của khách hàng), Tương tự, theo nội dung ký kết, Công ty CP Đầu tư Minh Việt sẽ phải giao nhà cho khách hàng vào ngày 31-12-2011, muộn nhất là ngày 30-6-2012. Khi tòa nhà Tricon Tower tại Dự án Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội hoàn thiện, mỗi căn hộ sẽ có diện tích 156,88m2 với số tiền là 263.000 USD. Tuy nhiên đến nay, dự án này mới hoàn thiện phần móng và đã “đắp chiếu” từ nhiều tháng. Sáng 13-11, hàng trăm khách hàng mang theo băng rôn đòi quyền lợi.
Một dự án khác cũng đang bị khách hàng đòi tiền nhưng vẫn chưa giải quyết rốt ráo là Dự án chung cư Vĩnh Hưng Dominium tại số 409, Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Dự án thực hiện huy động vốn của khách hàng từ tháng 11-2009, với số tiền hàng trăm triệu đồng cho mỗi căn hộ. Không muốn theo đuổi tiếp dự án vì tiến độ thực hiện quá chậm, toà nhà mà họ bỏ tiền đầu tư cũng mới chỉ tồn tại trên… bản vẽ, nhưng nhiều khách hàng rất khó thu lại khoản tiền đã góp vốn mua căn hộ cho chủ đầu tư. Tệ hơn, khách hàng còn không thể liên lạc được với lãnh đạo của Công ty TNHH Kinh doanh Nhà Vĩnh Hưng để hỏi về “số phận” của đồng vốn đã bỏ vào dự án.
Dự án văn phòng làm việc, trung tâm thương mại và nhà ở hỗn hợp (52 Lĩnh Nam – Hoàng Mai – Hà Nội) của Công ty cổ phần Lilama Hà Nội đã thu 70-95% giá trị căn hộ nhưng vẫn chưa xong phần thô dự án cũng bị khách hàng hối hả đòi lại tiền do dự án không thực hiện đúng như cam kết. Chị Trang, một khách hàng cho hay, chị mua căn hộ 88m2 từ tháng 3-2011 với giá 18 triệu đồng mỗi m2, chưa kể 360 triệu đồng tiền chênh. Chị đã đóng tới 95% giá trị hợp đồng, tương đương 1,67 tỷ đồng vào tháng 8-2011. Chủ dự án hứa bàn giao trong tháng 6 năm nay nhưng hiện nhà vẫn chưa … xong. Chị Trang băn khoăn: “Liệu chúng tôi có thể nhận nhà không? Hiện nay, tôi rất lo lắng bởi số tiền giao cho chủ dự án đang đội nón ra đi, không biết chủ đầu tư có khả năng tiếp tục xây dựng, bao giờ mới giao nhà…”. Lilama Hà Nội giải thích, việc dự án bị chậm tiến độ là do chủ đầu tư thiếu vốn. Trong bối cảnh sắt thép, vật liệu xây dựng lên cao, lãi suất ngân hàng tăng nên công ty không đủ vốn triển khai. Chủ đầu tư đang trong quá trình đàm phán với một ngân hàng để tiếp tục triển khai dự án.
Còn nhiều dự án bất động sản khác hiện nay cũng đã phải xin giãn tiến độ dù đã tìm mọi cách xoay xở dòng vốn bổ sung tuy nhiên do thị trường BĐS đang mất tính thanh khoản trầm trọng nên kéo theo nguồn thu từ phía khách hàng bị giảm sút và ngưng trệ đột ngột. Đây chính là nguyên nhân làm chậm tiến độ thi công của dự án và chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến việc bàn giao căn hộ cho khách hàng trong thời gian tới. Nhiều người thấy dự án triển khai quá chậm, đã đòi thanh lý hợp đồng, lấy lại tiền nhưng chủ đầu tư không thể đáp ứng. “Họ nói tiền còn không có để thi công dự án lấy đâu trả”. Còn nếu kiện ra tòa thì cũng là cả quá trình theo kiện hết sức mệt mỏi, mà chưa biết kết cục sẽ đi đến đâu.
Video đang HOT
Vì đâu nên nỗi?
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Tổng giám đốc Công ty Vinalink Land nhận xét, hiện tượng khách hàng yêu cầu rút vốn tại hàng loạt các dự án BĐS là hệ lụy của tình trạng cấp tín dụng cho thị trường BĐS ở giai đoạn trước quá dễ dãi và tràn lan. “Khi đó, các chủ đầu tư có thể vay một lượng tiền rất lớn để triển khai dự án, mà không tính đến nhu cầu thực tế của thị trường. Đến nay, trong tình hình khó khăn như hiện nay, nhiều chủ đầu tư mất khả năng trả khoản vay đó”.
Còn ông Lưu Quang Thắng, chuyên gia BĐS cho rằng mô hình kinh doanh BĐS trước đây vẫn theo kiểu “giật gấu vá vai”, lấy tiền của người mua dự án này đầu tư dự án khác. Chỉ cần một dự án bị ngưng trệ, ngay lập tức hàng loạt dự án khác của chủ đầu tư cũng bị kéo theo.
Việc khách hàng đòi được tiền tại các dự án vào lúc này là hết sức khó khăn. Để có thể trả lại được vốn cho khách hàng, cách duy nhất là chủ đầu tư phải bán được căn hộ, thanh lý được dự án để kết thúc chu kỳ đầu tư. Hiện các chủ đầu tư không còn khả năng mua lại căn hộ. Nếu khách hàng nào muốn chấm dứt hợp đồng, lấy lại tiền đã góp vốn thì công ty chỉ giải quyết khi có người mua lại căn hộ… Nhưng thời buổi khó khăn này của thị trường BĐS thì có ai dại lao vào mua nữa đâu. Rủi ro vẫn thuộc về khách hàng, số tiền chênh bị “ngâm” khi và dự án không biết đến bao giờ hoàn thành. Để tháo chạy khỏi dự án, nhiều khách hàng chấp nhận mất hàng tỷ đồng và luôn là người chịu thiệt.
Mâu thuẫn về lợi ích kéo dài, quyền lợi người mua nhà bị ảnh hưởng khiến họ buộc lòng phải kiện cáo với chủ đầu tư dẫn đến các tranh chấp về động sản trong thời gian vừa qua tăng đột biến. Một thẩm phán Tòa Kinh tế, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội cho biết, nguyên nhân chính là do tính chất của các hợp đồng là các thỏa thuận dân sự. Theo vị thẩm phán này, trong trường hợp xấu nhất nếu các doanh nghiệp phá sản hoặc bị tòa tuyên bố phá sản. Quyền lợi của các bên liên quan, trong đó có các nhà đầu tư thứ cấp được xem xét phân chia theo tỷ lệ vốn góp. Trong quá trình đó, người góp vốn được xem xét với tư cách của một cổ đông, chứ không phải là một chủ nợ. Như vậy, rõ ràng là trong bất cứ trường hợp nào, người mua nhà vẫn nắm chắc phần thiệt. Hơn nữa, các vụ tranh chấp dân sự này khi kiện ra tòa nhanh nhất cũng phải mất 1-2 năm và có khi còn kéo dài hơn.
Cách giải quyết nào?
Vẫn biết trong điều kiện thị trường BĐS đóng băng như hiện nay, phần lớn việc xin được rút vốn khỏi dự án là không hề dễ dàng bởi các chủ đầu tư dự án bất động sản hiện giờ đều không có đủ tài chính để đáp ứng các đòi hỏi của khách hàng. Lãnh đạo một công ty địa ốc nhìn nhận, đến nay doanh nghiệp BĐS thật sự thấm đòn suy thoái, khiến hầu hết các dự án chậm tiến độ, gây bức xúc cho khách hàng. Giai đoạn này, ai cũng biết, thị trường BĐS đang rơi vào tình trạng đóng băng, tính thanh khoản thấp xuống mức báo động, việc chủ đầu tư không đủ điều kiện hoàn thiện dự án cũng là điều dễ hiểu. Chính vì vậy rất cần có những biện pháp tháo gỡ từ phía Nhà nước đối với dự án đang thi công dang dở, sắp bàn giao căn hộ để chủ đầu tư có thể hoàn thiện, giao nhà cho người dân.
Theo ANTD
Ca sĩ Cẩm Vân và bạn bị lừa hơn 20 tỷ đồng
Sau 3 năm góp vốn thành lập công ty sản xuất thủy sản, vợ chồng ca sĩ này phải trắng tay vì bị những cú lừa ngoạn mục.
Vợ chồng ca sĩ Cẩm Vân - Quốc Triệu
Nhờ tài 'nổ' để khuếch trương thân thế ở Cà Mau, ông Tạ Hùng Mau (tự Hưng lùn, SN 1965, ngụ khóm 8, phường 8, TP Cà Mau) đã lấy được lòng tin của vợ chồng ca sĩ Cẩm Vân - Khắc Triệu.
Ngày 16/10/2012, vợ chồng ca sĩ Cẩm Vân cho biết: 'Vợ chồng tôi hết sức bất ngờ trước kiểu kinh doanh kỳ lạ của ông Tạ Hùng Mau.
Khi sự việc được phát hiện thì hàng tỷ đồng đã bị chiếm đoạt. Tôi nhiều lần thúc giục ông Mau thanh toán nhưng ông ta tìm cách lánh mặt'.
Từ lâu, vợ chồng ca sĩ Cẩm Vân có mối thâm tình với Phan Thế Hưng (ngụ quận 6, TP HCM). Năm 2009, anh Hưng giới thiệu Tạ Hùng Mau là một đại gia thủy sản cho vợ chồng ca sĩ Cẩm Vân.
Sau đó Mau thường xuyên tìm đến TP HCM tặng vợ chồng ca sĩ Cẩm Vân vài gói tôm khô gọi là quà 'cây nhà lá vườn'.
Chị Vân tấm tắc khen ngon, Mau chớp thời cơ: 'Ở Cà Mau tôm khô là đặc sản. Tuy nhiên, cơ sở sản xuất mang thương hiệu riêng không có. Tôi đang ấp ủ một nhà máy sản xuất tôm khô bề thế.
Đất đai đã có, nguyên liệu thừa nhưng thị trường khó khăn. Nếu đầu ra ổn định, hốt bạc tỷ như chơi. Anh chị là người nổi tiếng, đồng ý tham gia tôi sẽ xây dựng nhà máy ngay'.
Tin tưởng những gì Mau nói, vợ chồng ca sĩ Cẩm Vân đã đổ toàn bộ tài sản bao năm gom góp được vào công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Song Hưng và nhiều lần chuyển tiền cho Mau để xây dựng nhà máy.
Ca sĩ Cẩm Vân thuyết phục anh Phan Thế Hưng, vợ chồng ca sĩ Tường Vy tham gia. Tất cả họ góp vốn cho Mau với số tiền 21,4 tỷ đồng.
Tuy được Mau dựng lên làm Chủ tịch HĐQT Công ty Song Hưng nhưng hôm khai trương nhà máy, khách tham dự chỉ biết Cẩm Vân đến để... hát.
Khi bị nghi ngờ cách làm ăn mờ ám, Mau thừa nhận quản lý tài chính không tốt, mập mờ.
Vợ chồng ca sỹ Cầm Vân đã tố cáo vụ việc đến cơ quan chức năng.
Theo Tinngan
Vì sao những tỷ phú Splendora đi đòi quyền lợi? Năm 2010 thời điểm sốt dự án Splendora, có khách hàng "ôm" biệt thự trả tiền trao tay lên tới hàng chục tỷ. Khi giá nhà đất đi xuống, khách hàng đại diện cho 300 căn căn hộ cao cấp treo băng rôn đòi gặp chủ đầu tư với yêu cầu giảm giá... Mong làm rõ chi phí xây dựng và chất lượng...