Đòi kiện người chơi vì dám chê game mình chán, hãng game “to mồm” lại nhận kết cục đắng
Tòa án còn chẳng thèm xét đến đơn kiện của Digital Homicide – một kết cục xứng đáng cho hãng game không biết xấu hổ này.
Trở lại thời điểm hồi tháng 10 năm ngoái, Digital Homicide – hãng game đứng đằng sau hàng loạt tựa game tệ hại phát hành trên Steam đã có những động thái hết sức lố bịch khi đâm đơn kiện đòi Valve bồi thường 10 triệu USD (tương đương 220 tỉ đồng) đồng thời kiện luôn cả Jim Sterling – YouTuber chuyên đánh giá game khá nổi tiếng vì tội… dám chê game của họ chỉ đáng vứt sọt rác trong khi sự thật đúng là như vậy. Hầu như tất cả các sản phẩm có mác Digital Homicide đều được thiết kế cực kì cẩu thả, thậm chí dập khuôn nhau và chỉ khác về mặt hình ảnh và tên gọi.
Một tựa game mới chỉ nhìn thôi đã thấy phát ngán của Digital Homicide.
Video đang HOT
Ngày hôm nay, Jim Sterling đã công bố một thông tin khiến cho cộng đồng game thủ cảm thấy hết sức “hả hê”, đó là đơn kiện mà Digital Homicide nhắm đến anh đã bị tòa án bác bỏ, thậm chí còn chưa được xem xét để đem ra xét xử. Điều này đồng nghĩa với việc tòa án sẽ không quan tâm tới bất kì khiếu nại nào đến từ Digital Homicide với nội dung tương tự nữa.
Đây rõ ràng là một chiến thắng rực rỡ của Jim Sterling nếu bỏ qua việc anh phải chịu những khoản phí cho luật sư trong quá trình đàm phán trực tiếp với đại diện của Digital Homicide. Về phía Valve, hiện vẫn chưa rõ mâu thuẫn giữa hai hãng sẽ được giải quyết ra sao.
Jim Sterling từng có nhiều video chê bai game của Digital Homicide một cách thậm tệ.
Nhắc lại một chút vì Digital Homicide thì sau nhiều khiếu nại của người dùng Steam về những sản phẩm kém chất lượng của hãng, Valve đã quyết định gỡ bỏ toàn bộ khoảng gần 20 tựa game của Digital Homicide khỏi hệ thống bán hàng trực tuyến. Động thái này khiến cho hãng game “mồm to” buộc phải tuyên bố phá sản chỉ một thời gian ngắn sau đó.
Theo GameK
Dân làm game kiện YouTuber 10 triệu USD chỉ vì.... review game
Nếu như sản phẩm của nhóm phát triển game này thực sự tốt như họ khoe khoang thì công lý chắc chắn thuộc về họ, nhưng đằng này....
Mới đây, một nhóm phát triển game là Digital Homicide Studios đã đâm đơn kiện lên một trong các YouTuber đình đám trên thế giới, Jim Sterling. Nhóm làm game này gửi đơn khiếu nại lên Tòa án Cấp quận Arizona với cáo buộc Sterling đã có hành động "xúc phạm danh dự, hanh hung tinh thần và vu cáo" thông qua một số đoạn clip nhận xét về các tựa game do họ phát triển. Nhóm làm game này đề nghị tòa án yêu cầu vị YouTuber này phải bồi thường bao gồm 2,26 triệu USD thiệt hại trực tiếp đến sản phẩm, 4,3 triệu USD thiệt hại tinh thần và 5 triệu USD cho thiệt hại khác. Tổng số tiền mà Digital Homicide yêu cầu bồi thường là 10,76 triệu USD, tức là gần 240 tỷ đồng Việt Nam. Cùng với đó, họ sẽ đại diện trực tiếp cho bên bị cáo và hoàn toàn không mời luật sư tham gia bào chữa.
Sẽ không có gì đáng nói nếu như hãng game Digital Homicide thực sự làm những tựa game hay và có giá trị cao. Nhưng dưới sự thật thì bản thân hãng phát triển này đã liên tục dính những tai tiếng lớn kể từ ngày thành lập và các tựa game của họ có chất lượng còn dưới cả mức tiêu chuẩn. Trước đó, Jim Sterling đã từng làm một đoạn clip nhận xét tựa game bắn súng chủ đề zombie do Digital Homicide làm là The Slaughtering Grounds. Khỏi phải nói, đây là một tựa game dở và bản thân Sterling đã từng cho rằng đây sẽ là ứng cử viên sáng giá cho giải "Game dở tệ nhất năm 2014. Đáp trả lại hành động này, hãng game đã gỡ đi rất nhiều các nhận xét không tốt trên trang Steam và gửi khiếu nại lên YouTube nhằm hạ đoạn clip nhận xét xuống dưới danh nghĩa là vi phạm bản quyền. Mọi chuyện chỉ tạm lắng xuống khi hãng phải đưa ra lời xin lỗi đến Jim Sterling.
Nhưng cú "phốt" mang tên Digital Homicide lại tiếp tục nổi lên từ tháng 2 năm 2016 với sự xuất hiện của 18 tựa game được đăng lên trang bình chọn game độc lập Steam Greenlight trong thời gian rất ngắn. Ban đầu, hãng tìm cách che giấu thân phận bằng cách lập nhiều tài khoản ảo để đăng nhiều game dưới những tên khác nhau. Tuy vậy, cộng đồng cũng có thể phát hiện ra dấu hiệu của Digital Homicide một cách dễ dàng bởi các tựa game của họ được biết đến với việc phát triển cẩu thả, đồ họa ăn cắp và lười biếng trong việc đổi mới. Jim Sterling cũng đã biết được những tựa game này và làm vài video lên án cách kinh doanh game kiểu trục lợi bất chính của nhóm làm game. Đây cũng là nguyên do mà hãng Digital Homicide đã quyết định kiện cáo, vừa để làm rùm beng trước công chúng, vừa để che đi các khuyết điểm của mình. Nhưng có một điều chắc chắn là vụ kiện này khó có thể làm cán cân công lý nghiêng về phía hãng game nghiệp dư, nếu không muốn nói đây là một trong các vụ kiện phi lý nhất trong lịch sử game quốc tế.
Theo Game4V