Đôi khi tình yêu là một loại nỗ lực
Tình yêu, để gìn giữ được, suy cho cùng cũng là một loại nỗ lực. Từ yêu đến buông tay là cuộc đấu tranh của chính bạn, trong một lựa chọn…
Mỗi lần chúng tôi cãi nhau, anh đều là người đề nghị chia tay. Có lẽ anh mệt mỏi với những cuộc cãi vã triền miên của chúng tôi. Nhưng tôi có lẽ còn mệt mỏi hơn khi lần nào cũng nghe điệp khúc: “Mình chia tay đi”, bất kể giữa chúng tôi ai là người sai. Tôi bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về đề nghị của anh. Trong một cuộc tình, mỗi quyết định chia tay người ta phải trăn trở lắm. Còn anh, có thể tùy tiện nói ra như thế, thì hoặc là anh không nghiêm túc trong mối quan hệ này, hoặc anh đã quá mệt mỏi vì nó.
Một lần, tôi hỏi: “Anh mệt rồi phải không?”. Anh im lặng không trả lời. Tôi lặng yên để nước mắt rơi. Anh chẳng buồn đưa tay lau những giọt nước mắt trên mặt tôi. Giữa chúng tôi lúc này có cảm giác không phải là sự hờn giận bình thường của các cặp tình nhân. Rõ ràng, tôi nhận thấy một khoảng cách vô hình diễn ra giữa hai chúng tôi. Ngay khoảnh khắc này, tôi muốn nói lời chia tay với anh. Nhưng rồi tôi chỉ im lặng. Tôi muốn lắng nghe trái tim mình một lần nữa, trước khi quyết định.
Đôi khi tình yêu cũng là một loại nỗ lực- Ảnh minh họa
Tôi hỏi đám bạn thân khoảnh khắc nào tụi nó muốn nói lời chia tay người yêu. Một cô bạn thân của tôi kể: “Có lần, mình đã lén mở điện thoại của người yêu. Mình biết việc này là sai trái, nhưng mình thật sự không chịu nổi nữa, gần đây mình cảm thấy không được an toàn. Mình tìm lén cuộc hội thoại của anh ấy với người yêu cũ. Người yêu cũ của anh ấy sắp kết hôn. Anh ấy chúc cô ấy hạnh phúc. Rồi trong cuộc trò chuyện của anh ấy với anh bạn thân nọ, anh ấy bảo anh ấy muốn chết đi cho rồi. Đọc đến đoạn đó, nước mắt mình chực trào ra. Khoảnh khắc đó, mình biết rằng, khởi đầu của bọn mình là sai rồi. Ngay từ đầu anh ấy đã thẳng thắn rằng anh ấy không quên được người cũ. Là mình đã cố đâm đầu vào. Dù biết chia tay mình sẽ tổn thương, nhưng nếu không quyết liệt như vậy, mình sẽ hối hận…”.
Một cô bạn khác của tôi thì bảo, khoảnh khắc cô ấy nhìn thấy anh người yêu mặc cái áo cài lệch cúc đến gặp cô ấy, cô ấy đã muốn chia tay. Tôi có một cô bạn gái, thì đã nói chia tay bạn trai khi anh ta mặc quần soọc, áo ba lỗ, xỏ dép ở nhà đến quán cà phê gặp cô ấy. Cô ấy bảo rằng, anh ta ăn mặc quá lôi thôi, không chỉn chu khi gặp cô ở nơi công cộng, nghĩa là đã không tôn trọng mối quan hệ tình cảm với cô.
Video đang HOT
Tôi nhìn lại mối quan hệ của tôi, nghĩ rằng ai cũng muốn sống tốt hơn, người ta mệt rồi thì giải thoát cho nhau thôi, cũng là giải thoát cho mình. Tôi cũng đã chịu đựng quá đủ rồi, tính cách thất thường của anh. Vì vậy, tôi nói lời chia tay với anh. Nhưng khác với tưởng tượng của tôi, anh tỏ ra khá sốc. Anh nói anh không muốn chia tay, những lời anh nói chỉ là trong lúc nóng nảy. Anh níu kéo tôi. Anh bắt đầu quan tâm tôi, làm nhiều việc mà trước đây anh chưa bao giờ làm.
Nhưng tôi không muốn quay lại nữa. Lời chia tay tôi nói với anh, là sau khi đã trăn trở rất nhiều, không phải lời bồng bột trong lúc nóng vội. Tôi muốn nói với anh rằng, trái tim tôi cũng mong manh lắm, nó bị tổn thương mỗi lần anh nói lời chia tay. Mỗi một lần, nó lại đau thêm một chút, một chút. Cho đến một ngày, nó muốn từ bỏ nỗi đau ấy, mãi mãi… Trong cuộc chia tay của chúng tôi không ai là người có lỗi. Chỉ là, đến lúc phải dừng lại thôi.
Đau đầu tính toán tối giản chi tiêu
"Không làm gì ra tiền, chúng ta liệu sống được bao nhiêu ngày?", Tuyến hỏi vợ, và Lan đau đầu tính toán...
Dịch bệnh ập đến, vợ chồng Tuyến, Lan đều buộc phải ở nhà, hai đứa con cũng ở nhà. Tuyến làm ngành du lịch, bị đứt lương. Lan làm nghề bán quần áo, cũng đứt lương nốt. Hai vợ chồng lo méo mặt, Covid-19 đã khiến họ không kịp trở tay. Phải làm gì để sống qua ngày?
Những ngày đầu có lệnh giãn cách toàn xã hội, Tuyến cuồng cẳng lắm. Anh bồn chồn đi đi lại lại trong nhà khiến Lan chóng cả mặt, không chịu được, gắt nhặng xị lên. Lại thêm hai đứa con trai nghịch hơn quỷ, làm Lan nhức đầu.
Tuyến bàn với Lan, anh định gia nhập đội shipper công nghệ, giao hàng để kiếm thêm, và cũng đỡ cuồng chân khi ở nhà, nhưng vợ anh từ chối, với lý do, nếu làm việc đó, hàng ngày phải ra đường, tiếp xúc với nhiều người, lỡ đâu dính virus thì mệt. Thôi cứ án binh bất động.
- Án binh bất động, không làm gì ra tiền, chúng ta liệu sống được bao nhiêu ngày? - Tuyến hỏi vợ.
- Cái này phải tính kỹ đã. Nếu anh trông con không để nó quấy em trong vòng hai giờ đồng hồ, em sẽ tìm ra phương án để cả nhà mình sống yên ổn trong nhà, mà không phải ra ngoài đường kiếm việc.
Tuyến đồng ý, kéo hai "tướng ông" cứng cổ lên phòng trên tầng ba, đóng chặt cửa, bày trò chơi với con, để vợ anh tìm chiến lược giúp cả nhà sống sót khi mất thu nhập. Nhưng chơi với con không hề dễ chút nào, chúng đòi chơi trốn tìm, nhưng không gian trong phòng quá chật và ít chỗ ẩn nấp, nên bất khả thi.
Hai con đòi chơi trò "đèn xanh đèn đỏ", thì chính Tuyến lại không biết luật chơi. Chúng đòi chơi tiếp trò "Cặp đôi hoàn hảo", Tuyến cũng không biết nốt. Anh gợi ý con chơi trò ném gối, nhưng chơi được một lúc thì thằng em bị anh ném túi bụi, tức quá khóc ầm lên. Tuyến đành nằm bò xuống cho thằng nhỏ hơn cưỡi, phạt thằng lớn úp mặt vào tường. Thực sự là căng và mệt hơn đi làm.
Ở dưới gian bếp tầng 1, Lan cắn đầu bút chì suy tính. Nếu không đi chợ, thì đồ ăn trong tủ lạnh to tướng này có thể đủ cho cả gia đình trong 10 ngày. Gạo đủ ăn hơn một tháng. Bánh trái và sữa cho trẻ con đủ trong hai tuần. Căng nhất là khoản bánh trái và sữa cho con.
Hai thằng mê uống sữa, ngày nào cũng hết 2-4 dây sữa, chúng thậm chí uống sữa thay bữa sáng. Nhưng chi phí mua sữa đắt bằng chi phí mua thức ăn cho cả nhà, Lan nghĩ, liệu có thể giảm phần sữa uống này của hai con không.
Xưa kia, Lan và Tuyến đều không uống sữa, mà vẫn lớn lên, tuy không phổng phao cao lớn bằng các con mình khi cùng độ tuổi. Nay, tụi trẻ uống sữa, mà lại toàn thích uống sữa có đường nên chúng cũng hơi thừa cân. Nay, thay vì mỗi con uống từ 4-8 hộp sữa có đường/ngày, Lan sẽ chỉ cho 1 hộp thôi. Tất cả là thói quen, phải rèn luyện thì sẽ được.
Vợ chồng Lan, có thể ăn chay, thì ngày không hết 50 ngàn đồng tiền thức ăn. Không ra đường, không phải chi tiền xăng xe. Tiền điện nước sẽ tốn hơn vì ở nhà cả ngày, nhưng nghe đâu sẽ được hoãn nộp hoặc giảm, nên không đáng lo lắm.
Sau khi tính toán rất kỹ lưỡng, Lan ngộ ra rằng, với việc xiết chặt chi tiêu, cắt hẳn các khoản giải trí và ăn bên ngoài, thì mỗi tháng vợ chồng cô và hai con có thể sống trong nhà không chết đói với chi phí chưa đến 5 triệu đồng. Tiền mặt vợ chồng cô còn gần 10 triệu, tiền tiết kiệm trong ngân hàng có hơn trăm triệu. Vậy là không chỉ 3 tháng không có thu nhập, mà nếu phải ở nhà cả năm, họ không chết đói!
Ngày xưa còn nhỏ, thiếu đói triền miên mà những đứa trẻ như Lan, Tuyến vẫn lớn lên, thì nay chẳng có lý do gì, điều kiện sẵn có thế này mà họ có thể chết đói được. Nỗi lo lớn đã được giải tỏa, Lan chợt phát hiện ra, mình có rất nhiều thứ đủ đầy xung quanh, mà trước đây cô mải đi làm, mải tích lũy, không kịp nhìn ra. Thì đây, được ở nhà toàn thời gian, là cơ hội để Lan và Tuyến nhìn nhận rõ hơn những giá trị thật mà họ có. Cả nhà ăn rau, ôm nhau ngủ lại chẳng sung sướng hay sao.
Tuyến thở phào khi nghe Lan trình bày "chiến lược" sống tối giản, quả vậy, COVID-19 không thể kéo dài cả năm, trong khi cả nhà anh có thể sống ổn suốt năm không cần ra ngoài. Và anh cũng phát hiện ra thêm điều mới mẻ, đó là, chơi với con cũng là môn thể thao hao sức, và cần sức sáng tạo ghê gớm. Anh cần vượt qua thách thức này, lớn lên cùng con.
Kiều Bích Hậu
Hẹn khi hết dịch Có những ngày như hôm nay, rồi ngày mai, khi ánh mặt trời rực rỡ cho một ngày mới quang quẻ, chúng ta biết cách sống khác hơn... Có những ngày trước khi đi ngủ, tôi phải để báo thức đến mấy lần. Cứ năm phút một lần báo. Những ngày ào khỏi nhà như cơn lốc, bữa sáng treo tòng teng ở...