“Đôi khi cho ĐÀN BÀ ăn đòn là điều cần thiết”
“Không phải tất cả người đàn bà đều đáng được đối xử bằng hoa hồng và tình yêu”, đó là suy nghĩ khác lạ của một người phụ nữ có cái tên Facebook Loan Ngẫn ngay khi ngày 8/3 đang đến rất gần.
Từ trước đến nay, quan điểm “Không đánh phụ nữ dù chỉ bằng một nhành hoa” đã được phổ biến rộng rãi, ý muốn nói phụ nữ là đối tượng cần được nâng niu, trân trọng, yêu thương và không ai nên làm tổn thương phụ nữ vì những điều nhỏ nhặt nhất.
Tuy nhiên mới đây, trên trang facebook cá nhân Loan Ngẫn đã có một bài viết với tựa đề “Đàn bà và con trẻ” thể hiện một cách nhìn mới lạ, một quan điểm cá tính của một người phụ nữ về vấn đề này.
Theo như chủ nhân của bài viết này bày tỏ, phụ nữ không phải ai cũng xứng đáng được đối xử bằng tình yêu thương, được nâng niu, chiều chuộng. Trò chuyện với chị, chị Loan cho biết chị bài viết này khi ngày 8/3 đang đến rất gần. Đó là ngày tôn vinh phái đẹp ở khắp nơi trên thế giới. Người tôn vinh họ không ai khác chính là đàn ông, những người cha, người chồng gần gũi nhất.
“Khi đặt bút viết bài này, mình nghĩ nhiều nhất đến những người đàn ông. Vì theo mình, cách cư xử của anh ta trong gia đình sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến người phụ nữ và những đứa con. Đôi khi đàn ông gia trưởng, cư xử mang tính áp đặt cũng không hẳn đã là sai lầm, đáng lên án. Vì nếu người phụ nữ của anh ta hư hỏng, cờ bạc, ích kỷ, chua chát thì đúng là cô ấy xứng đáng được nhận một bài học”, chị Loan nói.
Cũng theo tác giả bài viết này, phụ nữ không xứng đáng được yêu thương, được nâng niu nói trên là những người có nhiều tính xấu như ích kỷ, chua chát, ngoa ngoắt, không biết tôn trọng mọi người,….Những người như vậy đôi khi cũng đáng “đánh” lắm.
Và để luôn được yêu thương như một quý bà thì phụ nữ chỉ nên là phụ nữ thôi. Nghĩa là trở nên dịu dàng, bao dung, đôi khi cần nhẫn nại để chăm lo cho mình, cho gia đình mình. Rồi là biết quên những thứ cần quên và chỉ nhớ những điều nên nhớ.
Được sự cho phép của tác giả, chúng tôi xin trích nguyên văn bài viết dưới đây của chị Loan:
“Tôi là người nhà quê, được giáo dục theo cách cổ điển 100%. Ngày tôi bé, cứ hư là bị đánh, cãi bướng là cũng đánh, mà tôi thì cũng hư và khá bướng. Mỗi trận bị thầy u đánh đòn là tôi thường hay dỗi cơm. Con bé tôi từ nhỏ đã lỳ, tuyệt thực là cứ để đói meo hai ba bữa chứ nhất định không ăn cơm nguội.
Lớn lên sau này tôi mới thấy, việc bị “ăn đòn” như vậy cũng không phải quá xấu, nhất là đối với một đứa trẻ lớn lên sẽ trở thành đàn bà. Bởi roi vọt chính là những người lính gác nghiêm khắc trong tâm trí, lặng lẽ thôi nhưng làm tròn trọng trách. Đòn roi sẽ làm những đứa trẻ cảm giác mình phải tuân thủ nguyên tắc nếu không muốn bị ăn đòn.
Bây giờ tôi hay thấy nười ta phản bác việc dạy dỗ con trẻ và đàn bà bằng đòn roi, quan điểm này không sai, nhưng chưa hoàn toàn đúng hẳn.
Video đang HOT
Trong gia đình, tôi có hai người anh có tính nết khác hẳn nhau. Một người cực quân phiệt, vợ con vớ vẩn cho ăn táng. Tôi vẫn nói với anh, chẳng có gì xấu xa hơn một người đàn ông đánh vợ. Anh bảo, cô thì biết gì, đàn bà và trẻ con, nếu không được dạy dỗ cẩn thận, nó trèo lên cổ mình luôn. Và anh làm đúng những gì anh nói. Vợ con anh cứ y một phép.
Nhưng đằng sau sự ấm ức vì cái tính gia trưởng bảo thủ đến hà khắc của anh, tôi lại thấy gia đình anh đầm ấm và trật tự. Chị luôn nền nã nhẫn nhịn, lúc nào cũng chu đáo mọi điều và đặc biệt, rất mực yêu anh.
Chuyện này nghe có vẻ ngược đời nhưng thực ra, sau những cơn nóng giận của chồng, chị và con cái vẫn luôn nhận được tình yêu thương tuyệt đối mà anh dành cho họ. Họ hiểu đôi khi anh hà khắc, đe nẹt cũng là vì muốn giữ nề nếp cho gia đình. Đương nhiên tôi cũng chưa từng thấy chị dâu phàn nàn về việc bị anh đánh thừa sống thiếu chết hay đau điếng người vì đòn roi bao giờ cả. Có lẽ vì vậy mà chị luôn nghe lời anh, yêu thương và kính trọng anh dù đôi khi không thể tránh được một vài cái tát.
Còn anh thứ hai, tính nết ngược lại, đôi lúc tôi còn thấy nản với cái thói gì cũng ư, mười tư cũng gật của anh. Anh không quân phiệt thì lại vướng vào ba phải, cho nên gia đình gần như do vợ làm chủ. Tôi thì thấy như vậy là không ổn.
Gia đình muốn yên ấm, giữ gìn được hạnh phúc và của cải thì người đàn ông nên là kẻ lãnh đạo về chính trị. Vì đường lối của đàn ông mạch lạc, độ lượng và khách quan. Còn khi đàn bà cầm chính trị trong gia đình, nếu gặp phải người chí hướng tầm thường thì coi như đi đứt một đế chế và kéo theo cả những đứa con mình. Trước sau gì chúng cũng giống y mẹ, bon chen, hẹp hòi và thiển cận.
Nguy hiểm ở chỗ cái nhu nhược, không quyết đoán của người đàn ông trong nhà sẽ là cái mầm mống cho thói ích kỉ, thiển cận đàn bà phát triển. Không uốn nắn kịp thời nó thành gốc rễ và thành tiềm thức khó cởi bỏ.
Tôi cũng là đàn bà nên chắc chắn luôn đứng về phía đàn bà, nhưng tôi không bao giờ bao che và ủng hộ cho thói nanh nọc, ích kỉ, dạy con một cách ấu trĩ, thương yêu vô lối của đàn bà. Với tôi, thương yêu là phải giáo huấn một cách tích cực, vớ vẩn là cho ăn đòn. Không nói nhiều.
Tôi cũng có những tháng năm nuôi con một mình, nhận thấy mình làm đúng thì ít, sai thì nhiều. Vì khi đàn bà dành trọn tình yêu cho con, bao giờ sự phân phối tình yêu thương ấy cũng bị lệch.
Tức là tôi cho con quá nhiều yêu thương, tôi muốn dành tất cả vất vả lo toan về mình, điều ấy không sai. Nhưng suy cho cùng, hình thể phát triển thì cũng cần phải cho lý trí của bọn trẻ phát triển theo. Tức là tôi cần để cho các con tự lớn, tự hành động, tự tư duy, và không nên bao bọc chúng quá nhiều.
Tôi cũng đã từng lau nước mắt, chườm những vết thương do chồng đánh cho nhiều phụ nữ. Những lúc như vậy, sự căm phẫn và khinh bỉ bọn đàn ông thô bỉ là điều không tránh khỏi. Nhưng đôi khi tôi cũng nhận ra, để giữ nề nếp trong gia đình, thỉnh thoảng đàn ông nên cho phụ nữ ăn dăm ba cái bạt tai, nhất là với loại đàn bà nanh nọc, láo toét, ích kỷ.
Hoặc trong cơn cuồng nộ phản ứng thái quá của họ, đàn ông có lẽ cũng cần mạnh dạn và cương quyết hơn trong cách giải quyết vấn đề để họ bình tĩnh trở lại. Bởi không phải tất cả những người đàn bà đều đáng được đối xử bằng hoa hồng và tình yêu đâu.
Nói chung, đàn bà tử tế và hiểu biết thì nhất định sẽ được đàn ông yêu thương và hành xử với mình một cách thông minh nhất”.
Theo Emdep
Chuyện mẹ và con gái - 2 người đàn bà trong nỗi đau bị đàn ông phản bội
Trong tiềm thức thời ấu thơ, hình ảnh người bố không sâu đậm và dày đặc như mẹ. Ngày ấy, bố tôi thi thoảng đưa tôi đi đến những khu vui chơi.
Hoặc khi tôi được phiếu bé ngoan, bố mua cho tôi một cuốn băng phim hoạt hình để xem. Còn những ngày kia là những ngày bình thường trôi qua, tôi bên cạnh mẹ. Mẹ không mua cho tôi những món quà. Nhưng hình ảnh của mẹ đầy ắp một vùng tuổi thơ tôi.
Bố là một người nghiêm khắc, roi vọt. Cho đến ngày hôm nay, tôi vẫn chia sẻ tâm sự với mẹ nhiều hơn bố, dù rằng tôi đã hai mươi, thoải mái tự tin hơn xưa rồi. Bố chỉ xuất hiện có vậy, một chút niềm vui, một chút sợ hãi. Nhưng trong vô thức, đứa trẻ như tôi vẫn cần một người bố, cần một người trụ cột của gia đình. Lên năm tuổi, bố đi nhậu về khuya, tôi đã thức đến đêm để chờ bố về. Tôi sợ mất bố. Mẹ tôi sau này kể, cái cảnh bố về muộn như thế mẹ quen rồi, từ những ngày tôi mới biết đi.
Năm tôi học cấp 2, mẹ tôi khóc ròng hằng đêm, mắng nhiếc bố vì bố có người phụ nữ khác bên ngoài. Thoạt đầu, tôi không tin mẹ. Một người bố nghiêm trang như thế, cớ sao lại có thể làm điều tệ hại ấy? Nhưng mẹ tôi đã đúng. Khi tôi nhận ra, bố phản bội mẹ, tôi buồn lắm vì bức tượng đồng nghiêm trang là vậy mà lại có thể đổ nát trong tích tắc.
Tôi thương mẹ. Mẹ ôm tôi và khóc, rất nhiều. Ngày ấy, tôi không biết tương lai của gia đình ra sao. Và khi ấy, tôi chợt nhận ra, tôi cần mẹ hơn bố. Bố đi nhiều hơn, những bữa cơm tối không có bố, những đêm khuya trong chập chờn, tôi chưa nghe tiếng xe của bố về. Mẹ và tôi đã quen dần với sự thiếu vắng của người chồng, người cha.
Mẹ là hạnh phúc lớn nhất cuộc đời tôi. (ảnh minh họa)
Một thời gian sau đó, bố đã quay về, quỳ dưới chân mẹ, xin mẹ tha thứ cho lầm lỗi của ông. Mẹ tôi không chấp nhận, muốn ly dị vì tội của bố quá lớn. Nhưng bố van xin mẹ. Có lẽ, bố cũng như bao người đàn ông khác, cũng vẫn cần một mái ấm, vì sĩ diện và cũng là tìm niềm an ủi thực sự. Nhìn những đứa con khỏe mạnh, nhìn những đứa con học tốt, chắc chắn niềm hạnh phúc phải kéo dài hơn những lúc ở bên cạnh một người phụ nữ mới.
Tưởng chừng như tương lai gia đình sẽ đi đến tan tành, nhưng mẹ tôi đã nhận lời xin lỗi của bố. Mẹ có nói thoáng qua, vì mẹ muốn chúng tôi có đủ cha và mẹ, không hổ mặt với bạn bè trang lứa. Tuy nhiên, gió bão chưa dừng, mẹ tôi trở nên hoài nghi, mẹ tôi suốt ngày nhắc lại lỗi lầm của bố, mỗi khi bố đi sớm về khuya.
Từ đó, tôi chuyển sang giận mẹ trong lòng, chuyện đã qua rồi, cớ sao mẹ cứ hay nhắc lại? Mỗi lần đem chuyện cũ ra chì chiết bố, gia đình lại ồn ào, hàng xóm lại được phen hóng chuyện. Bố cũng gắt, trách mẹ hay nhai đi, nhai lại chuyện cũ. Khi ấy, tôi đứng về phe bố. Tôi thấy mẹ chưa thực sự tha thứ cho bố.
Sau này lớn, ra đời, hiểu đời, tôi quay lại thương mẹ. Tôi biết làm ra đồng tiền khó khan thế nào. Nhẽ ra tôi không nói ra, nhưng vì cứ giữ mãi trong lòng làm tôi thấy tăng phần tội lỗi. Tôi cũng đủ dũng khí, mếu máo nói với mẹ "con thương mẹ". Bao năm qua, mẹ như gà mẹ bảo vệ gà con. Mẹ đi làm để có thêm tiền, cho tôi những bữa ăn ngon, chứ không trông đợi vào đồng lương của bố. Mẹ ơi, đời khắc nghiệt đến thế, làm ra đồng tiền phải đánh đổi nhiều thứ mà mẹ chẳng quản ngại. Vì ai? Vì gia đình, vì những đứa con!
Mãi khi tôi có người yêu, tôi càng thương mẹ hơn. Tôi yêu anh rất nhiều. Nhưng có lẽ, vì có được tôi quá dễ dàng nên anh không trân trọng tôi. Có lần, anh lỗi hẹn, bỏ mặc tôi dưới mái hiên mưa lạnh, suốt ba tiếng. Và những lúc tôi nói xa nói gần tỏ ý ghen tuông vì anh có những lúc mờ ám, anh trách tôi chưa tin tưởng anh. Anh trách tôi ghen tuông vớ vẩn.
Nhưng sau đó, chúng tôi chia tay nhau thật. Tình đầu của tôi không quá dài, không có nhiều kỷ niệm đẹp. Ngày tôi chia tay, anh thờ ơ, không nói gì thêm, không níu kéo, không hỏi nguyên do. Tôi chia tay vì hành động và lời nói của anh chưa đủ gây niềm tin cho tôi, chưa đủ làm tôi cảm thấy bình an khi yêu anh.
Mấy ngày sau, tôi được biết, anh đã đi cạnh người mới. Anh vẫn vui, vẫn hạnh phúc. Bao thương tổn, tôi đã giữ lại. Tôi thấm thía câu hát, "tình sang bến mới tình vui, tình bỏ ta đi mất rồi...".
Vết thương trong tôi chưa vội lành, hãy còn âm ỉ, trong lúc ấy, mẹ đã trách bố đưa tiền lương ít hơn tháng vừa rồi. Bố cáu gắt, "tôi có việc riêng, tiền tôi làm ra tôi có quyền!". Mẹ vì bữa cơm ngon của con mình, mà nói, "nhưng tiền ông làm ra là phải để con ông hưởng, chứ không phải mấy ả điếm ngoài kia!". Bố đã tát mẹ. Bố lớn tiếng, "không được nói về tôi như thế trước mặt con cái!".
Vết thương của tôi và của mẹ hòa lại làm một. Tôi đã bước ngay lại chỗ bố, đứng trước mặt bố và nói lớn, "bố có còn là đàn ông nữa không? Tại sao bố lại đánh mẹ? Mẹ vì bố, vì gia đình này mà hy sinh biết bao, cớ sao bố không trân trọng? Phải chăng ngày trước, bố có được trái tim mẹ, cũng như nhận được lời thứ tha của mẹ cho lỗi lầm tày trời của mình một cách quá dễ dàng nên giờ bố không trân trọng mẹ. Sao bố không cố gắng nhường nhịn mẹ? Sao bố không chịu trấn an mẹ để hai người cùng ngồi lại nói chuyện? Bố không còn thương mẹ nữa! Bố cũng không cần gia đình này nữa phải không?"
Sau đó, tôi òa khóc. Đến khi tôi viết những dòng chữ này lại, tôi vẫn rơm rớm nước mắt. Tôi hoảng sợ biết bao khi nghĩ về hai tiếng "gia đình". Rồi đây tôi sẽ có gia đình nhỏ cho riêng mình? Tôi liệu có dám lập gia đình hay không? Tôi ám ảnh những cuộc cãi vã của bố mẹ.
Giờ đây, tôi nghĩ, nếu tôi có lập gia đình, tôi sẽ cố gắng không để những đứa con chứng kiến cảnh bố mẹ cãi vã. Nhưng làm được điều ấy khó lắm, tôi đã từng ghen tuông, từng nhai đi nhai lại những lời móc mỉa dành cho người tình đầu tiên của mình. Tôi cũng từng như mẹ ngày trước.
"Mẹ ơi, người yêu đầu đã phụ con, con đau lắm. Nhưng con còn hy vọng ở cuộc tình sau. Còn mẹ, mẹ đâu còn gì ngoài những ngày tháng bố rắc nỗi buồn lên cuộc đời mẹ?". (ảnh minh họa)
Tôi nhắc mình, muốn có một gia đình hạnh phúc, trước hết phải tìm một người đàn ông đứng đắn, tử tế để yêu. Đó phải là một người đàn ông biết quan tâm, trân trọng mình. Tôi nhìn mẹ nấu bữa cơm tối cho gia đình rồi trong lòng xót xa, nghĩ ngợi, "Mẹ ơi, người yêu đầu đã phụ con, con đau lắm. Nhưng con còn hy vọng ở cuộc tình sau. Còn mẹ, mẹ đâu còn gì ngoài những ngày tháng bố rắc nỗi buồn lên cuộc đời mẹ?".
Tôi sẽ có hạnh phúc trong tương lai. Tôi sẽ phải nỗ lực làm ra tiền nhiều hơn nữa, để mai này, tôi chăm lo cho mẹ già. Tôi muốn khi sức khỏe mẹ không còn nhiều nữa, mẹ sẽ sống trong an nhàn, chứ không phải lo nghĩ đến tôi. Hạnh phúc hiện tại của tôi không phải là một cuộc tình đầy ắp yêu thương mà là nỗ lực kiếm tiền, nghĩ về tương lai, mẹ sẽ sống trong an nhàn, hạnh phúc.
Theo Tâm Bình (Khám phá)
Ngậm đắng nuốt cay 'đổ vỏ' vì ham lấy vợ giàu Theo suy nghĩ của tôi nếu anh cảm thấy ân hận, thấy không thể mũ ni che tai, không thể có mắt như mù để chấp nhận làm người đổ vỏ nhằm yên ổn hưởng thụ giàu sang của nhà vợ thì anh nên mạnh dạn đưa ra bằng chứng để thoát khỏi cảnh trớ trêu này. Ảnh minh hoạ: Internet Tôi là...