Đòi hỏi chính đáng của người Palestine
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas sẽ đích thân đệ trình lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) văn kiện đề nghị công nhận nhà nước Palestine là thành viên của LHQ vào ngày 20-9 khi LHQ khai mạc khóa họp Đại hội đồng thường niên năm 2011.
Một đứa trẻ Palestine khóc trong đám tang một người thân bị quân đội Israel bắn chết gần Bờ Tây ngày 1-8 – Ảnh: Reuters
Việc Palestine có ý định đến thẳng LHQ để đòi công nhận nhà nước Palestine trong đường biên giới trước chiến tranh năm 1967, với thủ đô là Đông Jerusalem đã được hình thành từ nhiều tháng trước, khi Palestine mất hi vọng vào việc khởi động lại cuộc đàm phán hòa bình với Israel vốn đã bị đình trệ từ cuối năm 2010. Khi đưa ra ý tưởng này, Palestine hi vọng sẽ tạo một áp lực chính trị mạnh mẽ thúc đẩy Israel, với sự bảo trợ của Mỹ, chấp nhận ngưng việc xây dựng mới tại các khu định cư Do Thái để khởi động lại đàm phán.
Video đang HOT
Thế nhưng, chính phủ thiên hữu của Israel do ông Benjamin Netanyahu làm thủ tướng đã không đáp ứng đòi hỏi chính đáng này của Palestine, thậm chí còn cho xây dựng thêm hơn 5.000 đơn vị nhà ở mới trong các khu định cư sẵn có, và công khai khẳng định sẽ giữ lại các khu định cư trọng yếu nằm trên lãnh thổ Bờ Tây của Palestine “trong mọi giải pháp hòa bình sắp tới”.
Palestine hiểu rằng việc đơn phương đến LHQ đòi được công nhận nhà nước chỉ là lựa chọn cuối cùng, mặc dù đòi hỏi này là vô cùng chính đáng. Palestine đã chờ đợi sự ra đời nhà nước của mình hơn 64 năm qua.
Palestine đã đánh tiếng nhờ cậy Mỹ, EU, Liên đoàn Ả Rập, các nước bạn bè ủng hộ đòi hỏi chính đáng này của mình. Mỹ đã lên tiếng không ủng hộ việc Palestine xin trở thành thành viên của LHQ, thậm chí còn đánh tiếng sẽ dùng đến quyền phủ quyết để ngăn cản. Palestine biết không thể vượt qua được cửa ải này, nhưng ít nhất cũng làm lay động diễn đàn Đại hội đồng LHQ về nỗi bất công mà người Palestine phải gánh chịu suốt 64 năm qua.
Palestine hi vọng tháng 9 này Libăng sẽ giữ ghế chủ tịch luân phiên tại Hội đồng Bảo an, và như vậy đề nghị của mình có khả năng sẽ được đưa ra thảo luận và bỏ phiếu. Mỹ chắc sẽ bỏ phiếu phủ quyết. Nhưng cái được của Palestine là đa số tuyệt đối thành viên Hội đồng Bảo an bỏ phiếu thuận, để Mỹ trơ trọi trước cộng đồng quốc tế!
Phương án hai là đưa vấn đề ra Đại hội đồng. Palestine đoan chắc có tới 130/192 thành viên của LHQ bỏ phiếu ủng hộ. Tỉ lệ này không có “ý nghĩa pháp lý” gì nếu Mỹ đã phủ quyết, nhưng chỉ riêng việc ấy cũng cho mọi người thấy nguyện vọng chính đáng của Palestine được ủng hộ rộng rãi đến thế nào!
Phương án ba là đề nghị công nhận nâng cấp từ “tổ chức quan sát viên” lên “nhà nước quan sát viên” (tương tự như với Vatican hiện nay) tại LHQ. Đề nghị này chỉ cần được Đại hội đồng thông qua với đa số thường mà không cần đến vai trò của Hội đồng Bảo an.
Đợt “tấn công chính trị” của Palestine tại LHQ đã chính thức khởi động. Đòi hỏi chính đáng của người Palestine nhất định sẽ được sự ủng hộ rộng rãi nhất của cộng đồng thế giới.
Theo Tuổi Trẻ
Tổng thống Palestine hoãn gặp lãnh đạo Hamas
Cuộc hội đàm giữa Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas và nhà lãnh đạo Phong trào Hồi giáo Hamas Khaled Meshaal dự kiến diễn ra vào ngày 21/6 tại thủ đô Cairo (Ai Cập) để hoàn tất các khâu cuối cùng cho việc thành lập chính phủ đoàn kết mới, đã bị hoãn lại.
Fatah và Hamas phải hoãn hội đàm. (Ảnh: Internet)
Ngày 19/6, ông Azzam al-Ahmed, Trưởng đoàn đàm phán Phong trào Fatah do Tổng thống Abbas đứng đầu, thông báo cuộc gặp trên sẽ bị hoãn lại vài ngày nhằm bảo đảm bầu không khí tốt nhất để thực hiện thành công thỏa thuận hòa giải giữa các phe phái Palestine, đồng thời tập trung cho chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng thống Abbasvào ngày 22/6 tới.
Phong trào Hamas đang nắm quyền kiểm soát Dải Gaza đã từ chối bình luận về thông tin trên.
Trước đó, trong cuộc đàm phán lần thứ hai vào ngày 14/6, Hamas và Fatah đã chấp thuận trả lại tự do cho những người đang bị hai bên bắt giữ để thúc đẩy tiến trình thành lập chính phủ mới.
Hai bên cũng nhất trí không chỉ định Thủ tướng đương nhiệm Salam Fayyad làm lãnh đạo chính phủ đoàn kết Palestine trong tương lai, và vào ngày 21/6, Tổng thống Abbas sẽ gặp lãnh đạo Phong trào Hamas Meshaal tại thủ đô Cairo tới để thông qua lần cuối việc thành lập chính phủ mới giữa hai phái này.
Trong cuộc đàm phán đầu tiên trước đó một tháng, hai bên đã trao đổi danh sách các ứng cử viên tiềm năng cho vị trí thủ tướng và các thành viên khác trong nội các để điều hành Dải Gaza và khu Bờ Tây, thay cho hai chính quyền riêng biệt của Fatah và Hamas hiện nay.
Hai bên cũng đã nhất trí rằng chính phủ đoàn kết của Palestine sẽ bao gồm các nhà kỹ trị độc lập./.
Theo TTXVN
Palestine chấp nhận nối lại đàm phán với Israel Người phát ngôn của Tổng thống Palestine, ông Nabil Abu Rdineh ngày 4/6 cho biết Tổng thống Mahmoud Abbas đã tán thành sáng kiến nối lại các cuộc đàm phán hòa bình với Israel của Pháp do Ten Aviv "chấp nhận những tham vọng của người Palestine." Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ông Nabil Abu Rdineh nói: "Tổng thống Abbas hoan...