Đội hình xuất sắc nhất Đông Nam Á mọi thời đại và cú sốc Việt Nam
Bóng đá Việt Nam không có bất cứ cá nhân nào lọt vào đội hình xuất sắc nhất khu vực Đông Nam Á do tờ All Asian Football lựa chọn.
Việt Nam không có bất cứ cầu thủ nào ở đội hình xuất sắc nhất Đông Nam Á do báo Ý bình chọn
Tờ All Asian Football mới đây đã công bố đội hình 11 cầu thủ xuất sắc nhất bóng đá Đông Nam Á mọi thời đại. Đáng chú ý, không có bất cứ cầu thủ Việt Nam nào trong danh sách này.
Ở vị trí người gác đền là sự góp mặt của huyền thoại bóng đá Malaysia, thủ môn Chow Chee Keong. Đây hoàn toàn không bất ngờ bởi thủ thành sinh năm 1948 từng 5 lần được bầu chọn thủ môn xuất sắc nhất châu Á trong giai đoạn 1966-1970.
Ngoài ra, ông còn vinh dự được AFC bầu chọn là thủ môn xuất sắc nhất thế kỉ 20.
Hàng hậu vệ có tới 2/4 vị trí thuộc về các cầu thủ người Thái Lan. Ở hành lang cánh trái, cầu thủ từng 3 lần giành chức vô địch AFF Cup cùng đội bóng xứ chùa Vàng, Dusit Chalermsan nắm giữ.
Cánh đối diện là sự góp mặt của Niweat Siriwong. Đáng chú ý, tuyển thủ Thái Lan này từng chơi cho CLB Tiền Giang ở mùa giải 2006.
Vị trí trung vệ, tờ báo Italia lựa chọn cầu thủ nhập tịch Singapore – Daniel Bennet và huyền thoại bóng đá Myanmar Win Nyunt Myo.
Video đang HOT
Nếu như Bennet giúp đội bóng đảo quốc Sư Tử 3 lần vô địch AFF Cup trong quá khứ thì cựu hậu vệ sinh năm 1950 lại vinh dự góp mặt ở Thế vận hội năm 1972 tại Munich (Đức).
Trên hàng tiền vệ 5 người, 2 cầu thủ đá thấp nhất là Archmad Nawir (Indonesia) và Therdsak Chaiman (Thái Lan).
Trong đó, vị trí tiền vệ cánh trái thuộc về huyền thoại bóng đá Thái Lan – Kiatisak. HLV CLB HAGL hiện tại đang giữ kỉ lục khi có đến 131 lần khoác áo ĐT Thái Lan cùng 70 bàn thắng ghi được.
Hai cái tên còn lại trên hàng tiền vệ là Fandi Ahmad (Indonesia) và Suk Bahadur (Myanmar). Paulino Alcantara, cựu tiền đạo người Philippines là cầu thủ chơi cao nhất trên hàng công.
Cố huyền thoại này được đánh giá cầu thủ Philippines vĩ đại nhất từ trước đến nay và là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất châu Á.
Ngoài ra, Paulino Alcantara còn là người ghi nhiều bàn thắng cho Barcelona cho đến khi huyền thoại bóng đá đương đại Lionel Messi xuất hiện.
V-League nên có cơ chế riêng cho cầu thủ Đông Nam Á?
Giải Bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam (V-League) hiện nay gần như nói không với cầu thủ Đông Nam Á vì nhiều lý do khác nhau.
V-League từ lâu không có chỗ cho cầu thủ Đông Nam Á. Ảnh: VPF
Liệu đã đến lúc chúng ta cần có cơ chế riêng dành cho cầu thủ trong khu vực để tăng tính hấp dẫn, độ phủ sóng của giải đấu?
Vì sao V-League vắng bóng cầu thủ Đông Nam Á?
Năm 2014, Đoàn Văn Sakda chia tay HAGL đánh dấu việc V-League không còn bóng dáng cầu thủ Đông Nam Á. Kể từ đó tới nay, chưa có bất kỳ cái tên nào trong khu vực tới Việt Nam thi đấu.
Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ đạo nhất phải kể tới việc các đội bóng V-League không ưa dùng cầu thủ láng giềng và bản thân cầu thủ Đông Nam Á cũng muốn hướng tới những giải đấu cao hơn.
Năm 2003, sau khi bầu Đức chiêu mộ tiền đạo Kiatisak, một làn sóng cầu thủ Thái Lan đã tràn sang Việt Nam. Thời điểm đó, V-League có tính cạnh tranh cao, đãi ngộ tốt hơn hẳn so với các giải đấu trong khu vực nên được coi như bến đỗ mơ ước với nhiều ngôi sao.
Tuy nhiên, sau giai đoạn phát triển nóng, V-League đã để Thai League, M-League... vượt mặt, đặc biệt về mặt thu nhập. Chính bởi vậy, cầu thủ Đông Nam Á không còn ưu tiên V-League.
Nhưng nói đi thì phải nói lại, các đội bóng V-League hiện tại cũng không quá tha thiết trong việc tuyển mộ cầu thủ cùng khu vực. Họ ưu tiên suất ngoại binh cho các cầu thủ châu Phi, châu Mỹ hoặc châu Âu vốn được đánh giá cao hơn. Bên cạnh đó, cần thừa nhận rằng, mặt bằng chung cầu thủ Đông Nam Á không cao hơn mặt bằng V-League.
Mặc dù vậy, trên một số diễn đàn, có ý kiến cho rằng nên tạo cơ chế riêng cho cầu thủ Đông Nam Á. Cụ thể, mỗi đội bóng V-League sẽ có suất Đông Nam Á riêng, tách biệt khỏi 3 suất ngoại binh như hiện nay.
Cũng theo ý kiến này, việc có cầu thủ trong khu vực thi đấu sẽ giúp V-League tăng độ phủ sóng ra ngoài biên giới; tăng cơ hội bán bản quyền truyền hình và thậm chí là nghiên cứu thêm về lối chơi của các đối thủ.
Thực tế, tại Đông Nam Á, Thái Lan là quốc gia tiên phong trong việc sử dụng cầu thủ cùng khu vực. Mỗi đội bóng xứ Chùa Vàng được đăng ký 3 ngoại binh Đông Nam Á và nhiều ngôi sao đã cập bến Thai League. Thủ thành Đặng Văn Lâm của đội tuyển Việt Nam từng nằm trong số đó.
Chưa cần cơ chế riêng
Nhìn từ thương vụ Đặng Văn Lâm tới Thai League, rõ ràng sự quan tâm của người hâm mộ Việt Nam tới diễn biến của giải đấu này tăng lên đột biến. Vậy V-League có thực sự cần tạo ra cơ chế ưu tiên cầu thủ Đông Nam Á?
Trao đổi với Báo Giao thông, bình luận viên Ngô Quang Tùng cho rằng, bóng đá chuyên nghiệp hướng tới mục tiêu marketing là cần thiết nhưng phải phù hợp.
"Thời điểm hiện tại, những vấn đề tồn tại lớn nhất ở V-League đều xuất phát từ bên trong. Chúng ta muốn chuyên nghiệp thì cần thay đổi nhiều thứ trước khi nghĩ tới cú hích bên ngoài. Cạnh đó, chi phí dành cho cầu thủ Đông Nam Á chắc chắn cao hơn cầu thủ Việt Nam. Vốn đã gánh 3 ngoại binh, chưa kể cầu thủ nhập tịch, nay lại thêm suất Đông Nam Á, các CLB sẽ gặp khó", ông Tùng phân tích.
Trong khi đó, HLV Triệu Quang Hà lo ngại: "Hiện nay, cầu thủ trẻ vốn đã ít cơ hội chơi bóng ở V-League. Nếu thêm suất cầu thủ Đông Nam Á, cầu thủ của chúng ta sẽ thiệt thòi. Theo tôi, chỉ nên mở ra cơ chế này khi các nước trong khu vực đều chung định hướng, như dạng trao đổi cầu thủ mà không cần VISA. Khi đó, bóng đá Đông Nam Á sẽ trở nên sôi động, hấp dẫn".
Đi sâu hơn vào chuyên môn, bình luận viên Ngô Quang Tùng nhấn mạnh, cơ chế cho cầu thủ Đông Nam Á chỉ nên xuất hiện khi các đội bóng thực sự cần và đối tượng nhắm tới có đủ chất lượng để giúp tăng chất lượng chuyên môn. Cơ chế lập ra không khó, có thể thay đổi từng năm nhưng lập ra mà không có thị trường thì cũng chẳng giải quyết vấn đề gì.
"Hình dung đơn giản, anh mở một cái chợ thì phải có người bán, người mua, mặt hàng mua bán phải là sản phẩm thiết yếu, đủ chất lượng. Bằng không chẳng ai lui tới chợ đó làm gì", ông Tùng so sánh.
V-League 2021 dự kiến trở lại từ giữa tháng 3
VFF và VPF mới đây đã có cuộc họp bàn về phương án đưa V-League 2021 trở lại. VPF dự kiến các trận đấu bù vòng 3 V-League sẽ thi đấu từ ngày 13, 14/3. Sau đó vòng 4 sẽ thi đấu ngày 19, 20/3, vòng 5 ngày 23, 24/3, vòng 6 ngày 27, 28/3, vòng 7 ngày 2, 3/4, vòng 8 ngày 6, 7/4...
Như vậy, thời gian nghỉ giữa các lượt sẽ rút ngắn chỉ còn 3-4 ngày/trận thay vì 1 tuần/trận như trước. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đội tuyển Việt Nam dự Vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á và ba CLB Viettel, Hà Nội FC, Sài Gòn FC tham dự đấu trường cúp CLB châu Á.
Tuyển Việt Nam sắp "qua mặt" Thái Lan: Thời đến khó cản? Tuyển Việt Nam đứng trước cơ hội phá kỷ lục về điểm số của tuyển Thái Lan ở sân chơi vòng loại World Cup, nhưng thầy trò HLV Park Hang Seo còn muốn nhiều hơn thế. Hai trận thắng làm nên kỷ lục? Sau 5 trận đấu tại bảng G vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á, tuyển Việt...