Đội hình Việt Nam đấu Olympic Brazil 12 năm trước giờ ở đâu?
12 năm sau ngày thua Olympic Brazil 0-2 tại Mỹ Đình, đội hình tuyển Việt Nam khi ấy đều đã thành danh và có chỗ đứng vững chắc trong dòng chảy lịch sử.
Phan Văn Santos: Santos (phải) là nhân vật đặc biệt ở trận đấu đó khi anh là cầu thủ nhập tịch gốc Brazil. Tuy nhiên, điều khiến anh được nhớ tới nhiều nhất là việc không hát quốc ca Việt Nam. Santos có sự nghiệp thành công ở Việt Nam trong màu áo Đồng Tâm Long An. Khi giải nghệ, anh vẫn gắn bó với Việt Nam, làm nhiều nghề và hiện dạy bóng đá ở trường quốc tế tại TP.HCM. Ảnh: Quang Minh.
Huỳnh Quang Thanh (số 16): Giai đoạn 2007 – 2008 là thời kỳ rực rỡ của Quang Thanh cả ở cấp độ đội tuyển và CLB. Trước đó một năm, anh được xem là một trong những hậu vệ phải hay nhất châu Á. Không lâu sau trận gặp Olympic Brazil, Quang Thanh cùng tuyển Việt Nam đăng quang AFF Cup. Tuy nhiên, sự nghiệp lẫy lừng của anh kết thúc bằng án phạt nặng sau bê bối cầu thủ Long An bỏ trận hồi năm 2017. Ảnh: Hoàng Khánh.
Vũ Như Thành (phải): Trung vệ tài năng của bóng đá Việt Nam lên ngôi ở AFF Cup 2008 vài tháng sau trận giao hữu với Olympic Brazil. Anh vẫn được xem là trung vệ hay nhất lịch sử bóng đá Việt Nam cho tới hôm nay. Ngoài sân cỏ, Như Thành vướng nhiều lùm xùm ăn chơi. Những năm gần đây, anh mở học viện bóng đá, tham gia bình luận nhiều trên truyền hình và dành thời gian cho gia đình. Ảnh: Hoàng Khánh.
Lê Phước Tứ: Trung vệ kỳ cựu của tuyển Việt Nam tiếp tục gắn bó với đội tuyển từ đó tới năm 2014 mới chia tay. Anh bước tiếp theo nghiệp huấn luyện, gia nhập lò đào tạo trẻ PVF. Phước Tứ hiện là trợ lý của HLV Hứa Hiền Vinh ở Phố Hiến tại giải hạng Nhất. Cứ theo đà này, ngày trung vệ lừng lẫy này cầm quân ở V.League không còn xa. Ảnh: Minh Chiến.
Đào Văn Phong: Cầu thủ sinh năm 1984 là cái tên hiếm hoi trong đội hình Việt Nam đấu Olympic Brazil năm 2008 vẫn còn thi đấu. Anh chơi một số trận cho đội tuyển nhưng không phải là “kép chính”. Sự nghiệp CLB của Văn Phong ấn tượng hơn khi anh chơi cho nhiều đội mạnh trong quá khứ như Khánh Hòa, Hải Phòng, Thanh Hóa và giành một số vinh quang. Văn Phong hiện chơi cho Cần Thơ ở giải hạng Nhất trong mùa bóng có lẽ là cuối cùng của cầu thủ 36 tuổi. Ảnh: Ngô Nguyễn.
Nguyễn Minh Phương: Minh Phương đá chính trước Brazil trước khi tiếp tục đá chính cho tuyển Việt Nam ở AFF Cup cuối năm đó. Tuy nhiên, anh chia tay đội tuyển khá sớm và tiếp tục đóng góp cho Đà Nẵng. Sau khi thử sức ở Long An và Đà Nẵng, Minh Phương giờ về dẫn dắt Bình Phước tại giải hạng Nhất. Ảnh: Quang Thịnh.
Video đang HOT
Nguyễn Minh Châu: Minh Châu (trái) là cái tên hiếm hoi trong danh sách này vẫn khẳng định được giá trị ở tuyển Việt Nam dưới thời Toshiya Miura. Cuối mùa 2017, Minh Châu giải nghệ ở Hải Phòng. Anh chuyển sang Australia sinh sống, vẫn cập nhật nhiều thông tin về Việt Nam. Ảnh: Minh Chiến.
Phan Văn Tài Em: Là trụ cột của đội tuyển cả dưới thời Alfred Riedl và Calisto, Tài Em (phải) tiếp tục cống hiến nhiều năm trước khi chuyển sang nghiệp huấn luyện viên vài năm trở lại đây. Anh từng làm trợ lý ở đội Long An trước khi có một thời gian ngắn dẫn dắt Sài Gòn. Hiện Tài Em về quê nhà Long An và đang mở một lớp bóng đá cộng đồng tại đây. Ảnh: Hoàng Khánh.
Phạm Thành Lương: Lương “Dị” là cái tên duy nhất trong đội hình Việt Nam ngày ấy vẫn còn chơi ở V.League. Anh không còn đá chính nhưng vẫn ra sân khá đều đặn, là điểm tựa chuyên môn và tinh thần cho dàn sao trẻ của CLB Hà Nội. Sự nghiệp đội tuyển của Thành Lương đã kết thúc từ năm 2018. Anh không trở lại dù từng nhận được lời mời của HLV Park Hang-seo. Ảnh: Hoàng Khánh.
Thạch Bảo Khanh (số 8): Sau Santos, Bảo Khanh là người nhiều tuổi nhất trong đội hình tuyển Việt Nam đấu Brazil. Bảo Khanh từ giã đội tuyển và giải nghệ từ năm 2013. Sau này, Bảo Khanh tiếp tục huấn luyện một số cấp độ trẻ ở Hà Nội và hạng Nhất. Anh hiện làm công việc bóng đá cộng đồng. Ảnh: Hoàng Khánh.
Lê Công Vinh: Không lâu sau trận gặp Brazil, Công Vinh giúp tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup với bàn thắng quyết định trên sân Mỹ Đình. Anh tiếp tục khoác áo tuyển tới năm 2016 trước khi giải nghệ. Những năm qua, Vinh làm khá nhiều việc từ chủ tịch CLB TP.HCM, dẫn chương trình truyền hình, làm đào tạo trẻ. Ảnh: Minh Chiến.
Những cú sốc bóng đá Việt Nam: Công Vinh giá 1 triệu đô, bầu Đức gây sốt cả ĐNÁ
Bầu Đức mua Kiatisak, Hải Phòng chiêu mộ Denilson, hay bầu Hiển mua hụt Công Vinh giá triệu đô. Tất cả là những cú sốc lớn ở sân chơi V.League.
Bầu Đức mua Kiatisak
Câu chuyện bầu Đức mua Kiatisak vào năm 2002 được ví như "bom tấn" cho cả Đông Nam Á. Cuộc chuyển nhượng này trở thành câu chuyện lịch sử của V.League, còn Kiatisak là một trong những ngoại binh thành công nhất trong lịch sử giải đấu số 1 Việt Nam.
Hồi đó, cả Đông Nam Á phát sốt với tin Kiatisak đến Việt Nam. Truyền thông Thái Lan đã đặt câu hỏi: "Hoàng Anh là ai? Gia Lai ở đâu".
Kiatisuk có một sự nghiệp đầy huy hoàng ở HAGL. Ảnh tư liệu từ phòng truyền thống HAGL.
Denilson đến Hải Phòng
Denilson đến Hải Phòng vào năm 2009 có thể nói là "địa chấn" khó tin nhất ở sân chơi V.League. Nhà vô địch World Cup 2002 bất ngờ chuyển đến đội bóng đất Cảng trong sự ngỡ ngàng của tất cả. Denilson ra mắt V.League bằng cú đá phạt vào lưới HAGL, sau đó thì anh cũng nói lời chia tay Hải Phòng. Một cuộc tình đến bây giờ vẫn được ví như "chuyện lạ có thật" ở V.League, nhà vô địch World Cup của Brazil đến V.League chơi bóng và nhanh chóng tạm biệt.
Ba máy đếm tiền và bao tải tiền
Làng bóng đá Việt Nam đến nay vẫn ghi nhận chuyện Vũ Như Thành chia tay Bình Dương giống như một giai thoại khó tin nhất. Bấy giờ, Vũ Như Thành là trung vệ rất đẳng cấp nên anh được nhiều ông lớn săn đón, trong đó có "gã nhà giàu" mới nổi là CLB Ninh Bình.
Cụ thể, Thanh "kếu" vô địch AFF Cup 2008 cùng tuyển Việt Nam, hai lần đưa Bình Dương lên đỉnh V.League (năm 2007 và 2008). Cuối năm 2009, Vũ Như Thành quyết định chia tay đội bóng đất Thủ nên anh đền hợp đồng để đến Ninh Bình. Chuyện kể là CLB Bình Dương phải cần đến 3 máy đếm tiền khi Vũ Như Thành mang cả bao tải tiền đến đền hợp động.
Tài năng rất lớn trên sân cỏ nhưng cuộc sống bên lề cũng không kém... tật. Vũ Như Thành từng có trong tay đến 50 tỷ đồng nhưng phung phí rất nhiều, sau đó anh phải làm lại mọi thứ.
"Nó già rồi, mua về làm gì"
Đồng đội của Vũ Như Thành là Huỳnh Quang Thanh cũng tạo nên giai thoại để đời với việc từ chối tiền tỷ. XT.SG - "đại gia" mới của V.League muốn chiêu mộ Quang Thanh với giá không dưới 10 tỷ cho 3 năm vào năm 2012. Nhưng Quang Thanh có cái tôi rất lớn, anh từ chối để ở lại Bình Dương.
Huỳnh Quang Thanh từng có 2 lần từ chối bạc tỷ trong chuyển nhượng.
Một năm sau, Quang Thanh tiếp tục từ tối CLB Thanh Hóa khi số tiền lót tay hơn 1 tỷ/năm. Hai bên gặp nhau để ký hợp đồng thì có người bảo: "Nó già rồi, mua nó về làm gì". Quang Thanh liền từ chối chuyện về CLB Thanh Hóa. Sau đó, anh về Long An với giá hơn 500 triệu/năm.
Sự nghiệp của Quang Thanh có thể nói là để đời với những lần từ chối bạc tỷ. Anh có 2 chức vô địch V.League cùng Bình Dương, vô địch AFF Cup 2008 cùng tuyển Việt Nam.
14 tỷ và "cú lật kèo" để đời
Tháng 9/2011, Công Vinh được đồn đoán chia tay CLB Hà Nội T&T (bây giờ là CLB Hà Nội). Lúc đó, ông Nguyễn Quốc Hội (Chủ tịch CLB Hà Nội T&T) phát biểu Công Vinh bày tỏ nguyện vọng ở lại đội bóng. Nguyên nhân không xuất phát từ tiền bạc, mục tiêu chinh phục đỉnh cao.
Sự việc về sau được tiết lộ, bầu Hiển gặp Công Vinh trả cho 3 năm là 10 tỷ tiền phí lót tay, lương 60 triệu. Công Vinh muốn nhận lương cao nhất nên bầu Hiển gật đầu trả 80 triệu/tháng. Nhưng một ngày sau thì Công Vinh tuyên bố về với bầu Kiên với giá lót tay 14 tỷ đồng.
Lý do được Công Vinh tiết lộ là liên quan đến việc bầu Hiển "can thiệp" vào tình yêu của anh và Thủy Tiên. "Vinh này. Chú quên nói là nếu ở lại với chú, con phải cân nhắc lại quan hệ yêu đương với Thủy Tiên. Chú quý con, chú muốn mày lấy một người vợ giống vợ chú, ở nhà lo việc nhà, làm hậu phương cho mình", Công Vinh kể lại trong tự truyện Phút 89.
Bầu Hiển từng hỏi mua Công Vinh giá 1 triệu đô được xem như bí mật "sốc" về chuyển nhượng của bóng đá Việt Nam dù không thể thành công.
Bầu Hiển mua Công Vinh giá 1 triệu đô, SLNA từ chối
CLB SLNA đến bây giờ có lẽ tiếc nuối nhất chính là từ chối 1 triệu đô của bầu Hiển trong thương vụ bán Công Vinh. Cụ thể, năm 2008, bầu Hiển cử người vào Nghệ An để hỏi mua Công Vinh. Ngạc nhiên hơn là SLNA từ chối 1 triệu đô của bầu Hiển. Kết cục là SLNA mất trắng Lê Công Vinh sau 1 năm vì hết hạn hợp đồng. Bầu Hiển có Công Vinh với giá tầm 8 tỷ.
Nếu SLNA gật đồng trước cuộc đàm phán của CLB Hà Nội T&T thì Công Vinh đã tạo nên một cột mốc lịch sử với giá chuyển nhượng 1 triệu đô.
Hoài Anh
Những 'tay chơi' khét tiếng của bóng đá Việt Nam Như Thành, Quang Thanh hay Văn Quyến... không chỉ được biết đến với tài năng bóng đá mà họ còn từng là những "tay chơi" thực thụ. Cựu tuyển thủ quốc gia Vũ Như Thành từng được biết đến là một trong những tay chơi có "số má" trong giới quần đùi áo số của bóng đá Việt Nam. Với khoản thu nhập...