Đội hình ‘tiêu biểu’ những ngôi sao sau song sắt
Quincy Promes đang đối mặt với nguy cơ nhận án tù lên tới 8 năm, sau khi đâm người nhà tới mức phải nhập viện.
Nhưng liệu cầu thủ chạy cánh của Ajax có đủ khả năng để chen chân vào đội hình tiêu biểu của những ngôi sao bóng đá từng phải nhìn đời từ phía kia của song sắt?
THỦ MÔN
Bruno: Bruno không phải là thủ môn nổi tiếng nhất từng phải ngồi tù (ít nhất có Rene Higuita từng lỡ World Cup 1994 vì một án tù). Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của tội ác mà Bruno gây ra khiến anh không có đối thủ trong khung gỗ của đội hình này. Cựu đội trưởng Flamengo từng bị kết án tới 22 năm tù sau khi bắt cóc và giết bạn gái. Khủng khiếp hơn, hắn còn cắt cơ thể cô ra từng mảnh và cho chó ăn.
HẬU VỆ
Peter Storey: Hậu vệ cánh người Anh đã có một sự nghiệp thi đấu không hề tồi: Ông đã chơi hơn 500 trận cho Arsenal và có một vai trò rất quan trọng trong cú đúp quốc nội của Gunners hồi 1971. Tuy nhiên, sau khi treo giày, Storey như thể biến thành một con người khác. Ông đã phải chịu không ít án tù liên quan tới đủ kiểu phạm tội, từ rửa tiền, mại dâm trái phép, ăn trộm xe hơn tới nhập khẩu đồ chơi tình dục trái phép.
Tony Adams (Đội trưởng): Thủ lĩnh của hàng phòng ngự trong đội hình này không thể là ai khác ngoài Tony Adams. Cựu đội trưởng của Arsenal đã có một sự nghiệp lẫy lừng, nhưng sự nghiệp ấy từng bị ngắt quãng bởi một án tù hồi tháng 12/1990. Khi đó, Adams bị kết án 4 tháng tù giam vì uống rượu trong khi lái xe. Án phạt sau đó được giảm xuống còn 2 tháng.
Jan Molby: Cùng đá vị trí với Adams ở trung tâm hàng phòng ngự là một đệ tử của lưu linh khác. Molby từng bị tống giam 3 tháng vì lái xe trong khi say rượu hồi tháng 10/1998. Liverpool vẫn đặt niềm tin vào cầu thủ của mình, chủ yếu vì Alan Hansen dính chấn thương dài hạn và chỉ vài tháng sau khi ra tù, Molby đã cùng đội chủ sân Anfield đoạt FA Cup. Mùa tiếp theo, ông có danh hiệu VĐQG thứ ba trong màu áo The Kop.
Video đang HOT
Jermaine Pennant: Pennant từng gây tiếng vang khi là cầu thủ tập sự đắt giá nhất trong lịch sử Arsenal, sau khi Gunners phải chi tới 2 triệu bảng đưa anh, lúc đó mới 15 tuổi, về từ Notts County. Nửa thập kỷ sau, anh lại gây tiếng vang, nhưng theo cách khác. Anh bị kết án tù 90 ngày vì tội lái xe khi say rượu, trong tình trạng không có bằng lái. Anh được trả tự do sau 30 ngày, nhưng phải đeo thẻ điện tử trong 2 tháng tiếp theo.
TIỀN VỆ
Joey Barton: Trên sân, Barton là một cầu thủ dữ dằn. Anh có những pha vào bóng thô bạo, và sẵn sàng ăn thua đủ với bất kỳ ai. Có lần, anh từng đánh cho Ousmane Dabo phải nhập viện. Ngoài sân, Barton cũng quậy chẳng kém. Anh từng phải chịu tới hai án tù, với tổng số thời gian ngồi tù lên tới 10 tháng. Barton xứng đáng là gã trai hư số một lịch sử bóng đá Anh.
Graham Rix: Rix từng chơi hơn 500 trận chính thức trong một sự nghiệp kéo dài hơn 20 năm; ông cũng có 17 lần khoác áo đội tuyển Anh. Tuy nhiên, mọi nỗ lực xây dựng hình ảnh của Rix đã đổ sông đổ bể hết vì một tai tiếng diễn ra sau khi ông đã treo giày. Vào tháng 3/1999, trong lúc đang là HLV đội trẻ của Chelsea, Rix bị phát hiện có quan hệ tình dục với một bé gái 15 tuổi, và phải ngồi tù 6 tháng.
Mickey Thomas: Cựu tuyển thủ Xứ Wales, Mickey Thomas, từng là một trong những cầu thủ chạy cánh xuất sắc nhất Vương quốc Anh trong giai đoạn cuối 1970 và 1980. Tuy nhiên, sự nghiệp rực rỡ của ông đã kết thúc một cách đột ngột vào 1993 sau khi ông phải nhận một án tù tới 18 tháng vì tội rửa tiền. Thomas, lúc đó gần 40 tuổi và đang chơi cho Wrexham, rửa tiền thông qua các cầu thủ trẻ của CLB.
TIỀN ĐẠO
George Best: Trên sân, Best là một cầu thủ xuất chúng. Ngoài sân, ông là một tay chơi có hạng. Ông nốc rượu thay nước. Chính chứng nghiện rượu đã cướp đi mạng sống của ông vào tháng 11/2005. Nhưng trước đó, vào năm 1984, nó từng khiến ông phải ngồi tù 3 tháng. Khi ấy, sau khi bị dừng xe vì lái xe trong tình trạng say rượu, Best đã tấn công cả cảnh sát. Không những thế, ông còn phớt lờ trát của tòa.
Duncan Ferguson: Khi còn thi đấu, Ferguson là một trong những tiền đạo khó chơi nhất. Ông từng phải nhận không ít thẻ đỏ vì lối chơi quyết liệt và cái đầu nóng của mình. Ngoài sân, tính nóng cũng từng khiến Ferguson gặp không ít rắc rối, trong đó có một lần phải ngồi tù 3 tháng hồi 1994. Nhưng liên quan tới Ferguson, có một chuyện thú vị là ông từng đánh cho một trong hai kẻ đột nhập nhà mình phải nhập viện.
Troy Deeney: Tiền đạo của Watford từng nói rằng ngồi tù chính là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất trong đời. Thực tế, chính lần thụ án tù 3 tháng hồi 2012 vì tội đánh người đã giúp Deeney có cơ hội nhìn lại chính mình, và đúng là sau khi ra tù, sự nghiệp và cuộc đời anh đã bước sang một trang mới. Deeney vẫn duy trì được sự dữ dằn của mình, nhưng là theo nghĩa tích cực.
Diego Maradona - Cuộc dạo chơi cuối cùng của hành trình bất tử
Với Maradona, cái chết là hậu vệ cuối cùng mà ông vượt qua để bước vào ngôi đền bất tử. Ở đó, đã có Johan Cruyff, Di Stefano, George Best, Garricha, Ferenc Puskas... đang chờ "Cậu bé vàng". Họ là những người đã góp phần đưa bóng đá trở thành một tôn giáo mà trong đó, Maradona chắc chắn là một vị Thánh.
Thế giới người hâm mộ rơi nước mắt
Jorge Valdano, người đồng đội sát cánh cùng Maradona trong hành trình đến ngôi vô địch World Cup 1986, không kìm nổi những giọt nước mắt trên sóng truyền hình trực tiếp khi đang tham gia bình luận trận đấu giữa Atletico Madrid và Lokomotiv Moscow ở Champions League. "Tôi thực sự rất buồn. Vâng, tôi và Diego có rất nhiều kỷ niệm với nhau. Hầu hết đều vui vẻ, nhưng hôm nay..." - Cựu Giám đốc thể thao của Real Madrid nghẹn lời, gục đầu xuống để cố gắng giữ bình tĩnh.
Như Jorge Valdano, người đã đóng góp một bàn trong trận chung kết World Cup 1986, rất nhiều người đã khóc, đang khóc và sẽ khóc cho cái chết của Diego Maradona hôm qua, hôm nay và nhiều ngày sau nữa. Sự hiện hữu của Diego trong thế giới bóng đá, ngay cả khi chỉ còn mang tính biểu tượng, là quá lớn.
Nó lớn đến mức khi ông ra đi, mọi lời ca tụng bỗng trở nên sáo rỗng và vô nghĩa trước sự mất mát. Các cầu thủ, bao gồm cả những người vĩ đại nhất đương thời như Lionel Messi, Cristiano Ronaldo, Zlatan Ibrahimovic... đồng loạt đăng những bức ảnh chụp cùng ông. Với họ, đó là một vinh dự chân thành.
Diego Maradona tại World Cup 1986, giải đấu đưa Argentina đến ngôi vô địch.
Không phải đến khi Maradona ra đi, chúng ta mới cảm nhận được sự vĩ đại của ông. Hai tuần trước hành trình cuối cùng đến sự bất tử, huyền thoại bóng đá Argentina trải qua một cuộc phẫu thuật sau khi phát hiện có dấu hiệu tụ máu dưới màng cứng não. Hàng ngàn người hâm mộ khắp thế giới đổ về Buenos Aires trong những chiếc áo số 10 của Boca Juniors, Barcelona, Napoli và đội tuyển Argentina.
Họ tụ tập quanh bệnh viện để cầu nguyện, hát những bài ca ngợi Maradona. Khi ông vượt qua ca phẫu thuật đó, họ đã vui mừng đến nghẹn lời để rồi ngày hôm qua, thêm một lần nấc nghẹn khi "Diego của chúng ta" đã về với Chúa an lành trong một giấc ngủ trưa.
Trước, trong và sau thời đại của Maradona, có lẽ không có một ngôi sao nào được yêu mến nhường ấy. Giải mã sức hút của "Cậu bé vàng" là điều rất nhiều người đã làm và tựu trung lại, hầu hết đều đồng tình rằng Maradona hấp dẫn bởi ông là duy nhất.
Một thiên tài luôn bị giằng xé giữa tình yêu thuần khiết với trái bóng tròn và những bản năng trần tục rất con người, giữa ánh sáng vinh quang tột đỉnh và bóng tối cô đơn tột cùng, giữa vẻ đẹp lay động cảm xúc và sự bẩn thỉu của những cám dỗ. Những mâu thuẫn ấy làm nên một con người sẽ không bao giờ xuất hiện thêm một lần nào nữa.
Sinh ra để vĩ đại
Diego Armando Maradona sinh ra và lớn lên vào một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử Argentina. Đất nước Nam Mỹ vào thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước chìm trong cuộc "Chiến tranh bẩn thỉu" (Dirty War) được chính phủ quân sự của độc tài Jorge Rafael Videla khởi xướng nhằm săn lùng và tiêu diệt những người cánh tả, có cảm tình với chủ nghĩa xã hội. Ước tính có đến 30.000 người mất tích trong giai đoạn này.
Năm 1982, Argentina lại thua cuộc trong cuộc chiến tranh chấp quần đảo Falkland với hải quân Anh quốc. Sự ngột ngạt về chính trị trong nước cùng nỗi buồn thua trận đẩy Argentina vào một cuộc khủng hoảng và nhìn theo góc độ của những sử thi Hy Lạp, đó là hoàn cảnh lý tưởng để một người anh hùng xuất hiện.
Và Diego Maradona đã đến như một món quà của Chúa dành cho Argentina. Cậu bé Diego sinh ra trong một gia đình nghèo ở Villa Fiorito, ngoại ô Buenos Aires, có trái bóng đầu tiên năm 3 tuổi để rồi suốt cuộc đời, nó gắn chặt với cuộc đời của cậu. Cùng trái bóng tròn, Maradona đã làm nên những khoảnh khắc độc nhất vô nhị trong lịch sử bóng đá. Tất nhiên nếu phải chọn ra những hình ảnh đặc trưng nhất về sự nghiệp của ông, không ai có thể bỏ qua trận tứ kết với đội tuyển Anh tại World Cup 1986.
Hai bàn thắng của Diego Maradona trong trận đấu ấy là những sự tượng trưng rõ nhất cho hai nửa con người ông: Một pha solo hoàn mỹ, đỉnh cao của bóng đá nghệ thuật đem đến thứ cảm xúc thăng hoa đẹp đẽ và một tình huống dùng tay đưa bóng vào lưới, đỉnh cao của sự vị kỷ bản năng, giành được thứ mình muốn bằng mọi cách bất chấp thủ đoạn.
Suốt cuộc đời Maradona, hai mặt đối lập ấy liên tục va đập, tương tác với nhau tạo nên một bản thể đầy mâu thuẫn. Sự tận hiến và niềm vui trên sân cỏ luôn song hành với sự buông thả trác táng ngoài đời thực. Những người yêu mến ông không bao giờ quên những khoảnh khắc vĩ đại mà Maradona đã tạo nên, nhưng họ cũng nhìn thấy trước ở "Cậu bé vàng" một kết cục mà những danh thủ huyền thoại nổi tiếng với lối sống bản năng như Garrincha hay George Best đã trải qua.
Dẫu sao, 60 năm cuộc đời trọn một hoa giáp của Maradona cũng đã trọn vẹn. Như lời tổng thống Alberto Fernandez của Argentina viết trên Twitter: "Cảm ơn Diego vì đã mang niềm vui đến cho chúng ta!", Diego Maradona hẳn sẽ mỉm cười, trong khi những người tiễn đưa ông khóc. "Bàn tay của Chúa" sẽ một lần nữa xuất hiện, lần này để đón đứa con hoang đàng trở về với thiên đường.
Maradona mất cùng ngày với Fidel Castro và George Best Huyền thoại người Anh George Best qua đời trước Maradona 15 năm còn cố Chủ tịch Cuba Fidel Castro - người có mối quan hệ thân tình với Maradona - ra đi 4 năm trước. Huyền thoại George Best cũng qua đời sau những năm tháng nghiện rượu. Ảnh: The Sun. Maradona từ giã cõi đời hôm 25/11 tại quê nhà Argentina sau...