Đội hình 11 cầu thủ Việt Nam từng thi đấu ở nước ngoài
Đội hình này có hàng tấn công rất mạnh, với nhiều ngôi sao lớn của bóng đá nội, có khả năng bổ khuyết cho nhau gồm Huỳnh Đức, Công Vinh và cả Công Phượng.
Thủ môn: Đặng Văn Lâm (Muangthong United). Chắc chắn không ai xuất sắc hơn thủ thành Việt kiều Nga trong số những cầu thủ Việt Nam từng ra nước ngoài thi đấu.
Thủ môn Đặng Văng Lâm xuống giá vì mất suất chính thức tại Muangthong United
Tính cho đến thời điểm này, Đặng Văn Lâm cũng là người thành công nhất, trong số những nội binh từng thi đấu ở nước ngoài.
Trung vệ: Đoàn Văn Hậu (SC Heerenveen) – Michal Nguyễn (Selangor) – Lương Trung Tuấn (Cảng Thái Lan).
Đoàn Văn Hậu bị cựu HLV của Heerenveen chê chưa đủ khả năng đá ở châu Âu
Đoàn Văn Hậu là người nổi tiếng nhất và có chất lượng chuyên môn cao nhất trong số này, cho dù chuỗi ngày khoác áo CLB SC Heerenveen (Hà Lan) của Hậu không thật suôn sẻ.
Michal Nguyễn là cầu thủ Việt kiều từng thi đấu cho đội Banik Most của CH Czech, trước khi anh về nước cho bóng cho B.Bình Dương.
Rồi anh đến với Thai-League khoác áo đội Air Force Central, trước khi sang Malaysia đá cho CLB Selangor của xứ Mã. Trong quá khứ, Michal Nguyễn đã 2 lần khoác áo đội tuyển Việt Nam.
Người tiếp theo là trung vệ Lương Trung Tuấn. Từng nổi danh ở đội bóng lẫy lừng của bóng đá Việt Nam trước đây là Cảng Sài Gòn, vô địch V-League năm 2002.
Lương Trung Tuấn sau đó khoác áo HA Gia Lai và tham gia vào vụ dàn xếp tỷ số ở cúp C1 Đông Nam Á năm 2003. Bị VFF “treo giò” 3 năm sau vụ việc trên, khi trở lại sân cỏ, Lương Trung Tuấn sang Thái Lan khoác áo đội Cảng Thái Lan ở mùa giải 2005.
Tiền vệ phải: Nguyễn Hữu Thắng (LA Galaxy). Từng là tài năng hàng đầu của bóng đá Việt Nam hồi năm 2003, cùng với Phạm Văn Quyến và Lê Quốc Vượng góp công lớn giúp U22 Việt Nam vào chung kết SEA Games năm 2003 trên sân nhà.
Video đang HOT
Nguyễn Hữu Thắng cũng có giai đoạn sang Mỹ thử việc trong màu áo CLB nổi tiếng LA Galaxy nhưng không thành công.
Tiền vệ trái: Nguyễn Hữu Anh Tài (Uijeongbu). Hiện thi đấu cho CLB HA Gia Lai.
Trước đó, Anh Tài được CLB Uijeongbu của Hàn Quốc mượn, để thi đấu ở giải hạng Ba của xứ Hàn. So với những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường… Anh Tài kém nổi tiếng hơn, nên việc xuất ngoại của anh ít được chú ý, như những chuyến xuất ngoại của các ngôi sao kể trên, trong cùng thời điểm.
Tiền vệ trung tâm: Lương Xuân Trường (Incheon United) và Lee Nguyễn (New England Revolution). Xuân Trường từng khoác áo 3 CLB bên ngoài Việt Nam, đó là Incheon United và Gangwon United của Hàn Quốc Buriram United của Thái Lan.
Tuy không thành công ở cả 3 đội này, nhưng Xuân Trường vẫn học được nhiều điều từ những chuyến xuất ngoại của mình.
Trong khi đó, Lee Nguyễn dù chưa lần nào khoác áo đội tuyển Việt Nam (do trước đó từng đá cho đội U23 Mỹ, rồi sau này khoác áo đội tuyển quốc gia Mỹ), nhưng Lee Nguyễn vẫn được xem là tài năng người Việt được mến mộ hàng đầu, được hâm mộ trong nước xem như cầu thủ nội.
Lee Nguyễn vẫn còn cơ hội trở lại V-League ở kỳ chuyển nhượng giữa mùa
Sự nghiệp của Lee Nguyễn ở nước ngoài, trong màu áo các CLB PSV Eindhoven (Hà Lan) và New England Revolution (Mỹ) cực kỳ thành công.
Tiền đạo: Lê Huỳnh Đức (Chongqing Lifan) – Lê Công Vinh (Lexoes) – Nguyễn Công Phượng (Sint Truidense). Huỳnh Đức là cầu thủ đầu tiên của bóng đá Việt Nam có hợp đồng thi đấu chuyên nghiệp cho một CLB nước ngoài.
Dù cựu tiền đạo số 1 của bóng đá Việt Nam chỉ khoác áo Lifan (Trung Quốc) trong thời gian ngắn, nhưng anh vẫn tạo ra cột mốc với bóng đá nội.
Lê Công Vinh sau đó từng ra nước ngoài thi đấu cho các CLB Lexoes (Bồ Đào Nha) và Consadole Sapporo (Nhật Bản).
Lê Công Vinh
Công Vinh cũng chưa thật thành công, nhưng những chuyến xuất ngoại này vẫn giúp ích về kinh nghiệm cho chân sút gốc xứ Nghệ.
Tiếp bước 2 người đàn anh nổi tiếng, Công Phượng lần lượt đến với Mito Hollyhock (Nhật Bản), Incheon United (Hàn Quốc) và Sint Truidense (Bỉ).
Công Phượng cũng không thành công, nhưng những chuyến đi của Công Phượng vẫn có ích cho tâm lý của cầu thủ Việt Nam, không còn e ngại ra nước ngoài, thậm chí sang châu Âu thi đấu.
Thiện Nhân
Ngoại ngữ - rào cản ngăn cầu thủ Việt xuất ngoại
Làn sóng cầu thủ xuất ngoại đang lớn dần trong giới bóng đá Việt Nam, nhưng để thực sự phát triển và gặt hái thành công, ngoại ngữ tốt là vấn đề cốt lõi bên cạnh chuyên môn.
Từ trường hợp đầu tiên là Huỳnh Đức sang Trung Quốc thi đấu, cho tới Văn Hậu tới trời Âu, cầu thủ Việt ra nước ngoài luôn nhân sự quan tâm đặc biệt. Tuy vậy, không phải người nào cũng gặt hái thành công. Đặng Văn Lâm là trường hợp hiếm hoi thành công khi xuất ngoại. Anh có thể nói tốt ba thứ tiếng Việt, Anh và Nga.
Bên cạnh yếu tố chuyên môn được cho là quyết định, vấn đề ngoại ngữ luôn được nhắc đến như một rào cản lớn nếu họ muốn thành công ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Văn Lâm thi đấu thành công tại Thái Lan. Ảnh: Quang Thịnh.
Ngoại ngữ và tư duy cầu thủ Việt Nam
Khoan bàn đến việc đáp ứng chuyên môn, mọi người đều thấy rằng vấn đề giao tiếp đóng vai trò quan trọng đến thế nào trong những chuyến xuất ngoại.
Cầu thủ khi quyết định ra nước ngoài thi đấu không chỉ có chơi bóng. Thời gian trên sân bóng chỉ chiếm một phần nhỏ trong quỹ thời gian 24 giờ mỗi ngày. Ngay cả trên sân bóng, cầu thủ muốn phát triển hơn phải giao tiếp, trao đổi được với đồng đội, phải hiểu những gì HLV truyền đạt. Giao tiếp - ngoại ngữ - là chìa khóa giúp cầu thủ hòa nhập nhanh hơn với môi trường mới.
Đáng tiếc, không nhiều cầu thủ Việt Nam có thể tự trang bị cho mình vốn tiếng Anh - thứ ngôn ngữ thông dụng nhất - đủ để có thể tự tin nói chuyện với người nước ngoài khiến họ tự ty khi đứng trước cơ hội ra nước ngoài thi đấu. Một vài người có vốn tiếng Anh tốt thể hiện rõ sự khác biệt trong những trường hợp như thế.
Công Vinh là một ví dụ điển hình. Cầu thủ này sang Nhật Bản chơi bóng, trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế. Khi còn thi đấu, anh được nhắc đến như hình mẫu lý tưởng cho giới cầu thủ. Đáng tiếc là không nhiều người làm được như vậy.
Nguyễn Công Cường, người từng được đưa sang Liverpool và có thời gian tập luyện cùng Raheem Sterling và có cơ hội ở lại nước Anh chơi bóng, sau này thừa nhận rằng ngoại ngữ là rào cản lớn nhất khiến anh không thể hòa nhập và phải quay lại Việt Nam.
"Thể hình của tôi so với đồng đội cùng trang lứa không hề thua kém. Tuy nhiên, tiếng Anh lại là một vấn đề. Tôi không thể giao tiếp bình thường với họ, không hiểu hết chỉ đạo của HLV. Giá như lúc đó tôi tự tin giao tiếp hơn, tiếng Anh khá hơn, có lẽ mọi thứ sẽ khác", Cường chia sẻ trong dịp Sterling cùng Manchester City tới Việt Nam.
Tiền vệ Đức Huy hơn một lần chia sẻ về chuyến thử việc tại Nhật Bản được xem là kỷ niệm đáng nhớ nhất của anh. Cầu thủ này thừa nhận khó khăn và bỡ ngỡ khi cùng Duy Mạnh ra nước ngoài thử việc và phải rất khó khăn để giải quyết khi bị cơ quan chức năng nước bạn giữ lại sân bay.
Nếu không có tờ giấy ghi liên lạc của đại diện Liên đoàn Bóng đá Nhật Bản cùng sự nhanh nhạy trong việc dùng ngôn ngữ cơ thể của Duy Mạnh, hai người có lẽ còn gặp nhiều rắc rối hơn nữa.
Xuân Trường giao tiếp và phát âm tiếng Anh tốt. Ảnh: Quang Thịnh.
Thay đổi không phải chuyện dễ
Ngày ra mắt học viện JMG, bầu Đức khẳng định mục tiêu là xuất khẩu lứa Xuân Trường, Công Phượng, thậm chí thị trường nhắm đến là trời Âu. Một trong các yếu tố cần thiết để làm được việc này là trau dồi ngoại ngữ. Kết quả, hầu hết cầu thủ tốt nghiệp tại đây đều giao tiếp tốt bằng tiếng Anh.
Xuân Trường thậm chí còn lên sóng truyền hình, "chém" bằng tiếng Anh mà không hề vấp váp. Sau này, anh liên tục được đưa ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội thi đấu và những hình ảnh bên lề cho thấy sự tự tin của cầu thủ quê Tuyên Quang khi giao tiếp cùng đồng đội.
Sau Công Vinh, lứa cầu thủ khóa một học viện JMG có lẽ là "chuẩn" để nhiều nơi hướng đến. Dù vậy, thực tế không hề dễ dàng, không phải cứ vung tiền học là sẽ thành tài.
Cầu thủ trẻ Việt Nam chỉ có tối đa 4 năm đầu vào nghề được "thảnh thơi" khi đây là giai đoạn phát triển tư duy, kỹ năng cá nhân, dành cho lứa cầu thủ 11-15 tuổi.
Bước sang tuổi 16, giai đoạn bản lề cho sự nghiệp chuyên nghiệp sau này, họ bước sang tập luyện chuyên sâu hai buổi mỗi ngày. Đến giai đoạn 19-21 tuổi, cầu thủ gần như sẽ không học văn hóa và tập trung tối đa vào chuyên môn.
Trung tâm Đào tạo Bóng đá Viettel từng thuê cả gia sư tiếng Anh cũng như tổ chức các lớp giao tiếp và kỹ năng mềm, nhưng hiệu quả đến đâu thì không nhiều người đong đếm được.
Văn Quyết thuê gia sư dạy riêng tại nhà, nhưng khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của đội trưởng CLB Hà Nội vẫn chưa được cải thiện quá nhiều. Đồng đội của anh, tiền vệ Đỗ Hùng Dũng, cũng lên kế hoạch chi tiết để trau dồi thêm ngoại ngữ. Kết quả, cầu thủ sinh năm 1994 đành bó tay.
Khi được hỏi, cầu thủ này thừa nhận: "Tập luyện cả ngày về mệt mỏi sẽ không thể tiếp thu vào đầu. Để có thể học tiếng Anh, cầu thủ cần có lộ trình cụ thể, dài hơi. Tôi nghĩ không thể cùng lúc làm tốt cả hai việc, vừa đá bóng vừa học tiếng Anh được".
Theo Zing
Sasi Kumar có thể giới thiệu cầu thủ Việt Nam sang Tây Ban Nha Tác giả của bàn thắng giúp Singapore đánh bại tuyển Việt Nam 1-0 ở chung kết Tiger Cup 1998 đánh giá cao cầu thủ Việt Nam. Chia sẻ với Zing.vn trưa 19/11, cựu trung vệ tuyển Singapore cho biết ông vẫn giữ mối quan hệ với những CLB Tây Ban Nha, như Leganes, Valencia. Trong tương lai, Sasi Kumar sẽ có thể giới...