Đổi giới tính thành phụ nữ để nghỉ hưu sớm 1 năm
Nhờ luật mới, một người đàn ông Thụy Sĩ đã chính thức thay đổi giới tính của mình để có thể nghỉ hưu và nhận lương hưu sớm hơn 1 năm.
Vào ngày 1/1/2022, một luật mới bắt đầu đi vào hiệu lực ở Thụy Sĩ cho phép bất kỳ công dân nào có niềm tin rằng họ không thuộc giới tính đã đăng ký trong sổ hộ tịch có thể thay đổi giới tính, cũng như tên gọi của họ, chỉ với mức phí hơn 81 đô la Mỹ.
Về mặt kỹ thuật, lẽ ra phải có hệ thống quy định ngăn chặn các cá nhân lợi dụng điều luật mới nhằm mục đích bất chính. Nhưng trên thực tế, người nhân viên xử lý hành chính ở Thuỵ Sĩ không có nghĩa vụ xác minh lòng tin của những người có liên quan. Đáng buồn thay, điều đó không phải lúc nào cũng vậy.
Theo tờ Luzerner Zeitung của Thụy Sĩ, chỉ 4 ngày sau khi có hiệu lực, đã có người lợi dụng luật mới để trục lợi tài chính. Ở quốc gia Trung Âu này, phụ nữ có thể nghỉ hưu hợp pháp ở tuổi 64, sớm hơn một năm so với nam giới. Vì vậy một người đàn ông lớn tuổi đã nhân cơ hội này để về hưu và nhận lương hưu sớm hơn.
Truyền thông địa phương đưa tin người đàn ông không được nêu tên này đã khoe khoang “thành tích” của mình trên mạng xã hội, đồng thời thừa nhận rằng mục đích của ông là vì lý do tài chính, chứ không phải do ông ta cần thay đổi giới tính ban đầu.
Những lo ngại về khả năng này đã được Văn phòng Tư pháp Liên bang cảnh báo từ cuối năm 2021.
Video đang HOT
Sau khi tin tức về “chiến công” này lan truyền trên mạng, mọi người bắt đầu tìm kiếm những lỗ hổng khác của điều luật trên. Ví dụ, nam thanh niên có thể trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc bằng cách thay đổi giới tính của họ. Về cơ bản, họ có thể thay đổi giới tính của mình trên giấy tờ vào năm 17 tuổi, và sau đó, lại đổi thành đàn ông.
Báo Luzerner Zeitung đã đệ trình vụ việc lên một quan chức hộ tịch, nhưng thẩm phán quyết định rằng mọi cư dân Thụy Sĩ đều có quyền tự do thay đổi giới tính của họ theo bất kỳ cách nào họ muốn.
Giấc mơ đến trường bị chôn vùi của trẻ em Afghanistan
Từng chứng kiến hàng chục bạn cùng lớp thiệt mạng khi ngôi trường mình theo học trở thành mục tiêu của một vụ đánh bom hồi tháng 5, nhưng Amena - nữ sinh 16 tuổi người Afghanistan, vẫn quyết tâm đi học.
Giờ đây, giống như hầu hết các nữ sinh trung học trên cả nước, Amena đã phải ngồi nhà suốt một tháng qua do chính quyền Taliban chưa cho phép các nữ sinh quay trở lại trường học.
"Em muốn được học tập, gặp gỡ bạn bè và có một tương lai tươi sáng, nhưng giờ em không được phép", Amena nói. "Tình trạng này khiến em cảm thấy rất buồn và tức giận."
Vào ngày 18/9, nhà cầm quyền mới của Afghanistan đã ra lệnh cho các giáo viên nam và học sinh nam từ 13 tuổi trở lên trở lại trường học. Tuy nhiên, thông báo không hề đề cập đến giáo viên nữ hoặc nữ sinh.
Taliban sau đó cho biết các nữ sinh có thể trở lại trường cấp hai, nơi hầu hết các lớp học được chia theo giới tính, nhưng chỉ khi tình hình an ninh được đảm bảo.
Bộ trưởng Giáo dục mới của Afghanistan thông báo bộ quy tắc cho phép tất cả trẻ em gái trở lại các trường trung học sẽ sớm được công bố, một giám đốc điều hành cấp cao của UNICEF cho biết.
Trong khi đó, các trường tiểu học đã mở cửa trở lại cho tất cả trẻ em và phụ nữ có thể theo học tại các trường đại học tư thục, chỉ cần tuân thủ các quy định khắt khe về ăn mặc và đi lại.
Amena sống chỉ cách trường trung học Sayed Al-Shuhada của cô bé một quãng đi bộ ngắn, nơi 85 người, chủ yếu là các nữ sinh, thiệt mạng trong vụ đánh bom hồi tháng 5.
"Họ đều là những người vô tội. Em đã tận mắt chứng kiến nhiều người bị thương và hấp hối. Tuy nhiên, em vẫn muốn đến trường một lần nữa", Amena quả quyết nói.
Thỉnh thoảng, có một vài chuyên gia tâm lý tới giúp đỡ em gái Amena, hiện vẫn còn khủng hoảng sau khi trải qua vụ đánh bom tại trường học.
"Họ nói nếu không thể đến trường, bọn em hãy tự học ở nhà để có thể trở thành một người nào đó trong tương lai", Amena cho biết, người anh của cô bé cũng thường mang sách truyện về nhà cho các em đọc.
Nhưng Amena không hiểu tại sao con trai được đi học còn con gái thì không.
"Một nửa xã hội được tạo thành từ các bé gái và nửa còn lại là các bé trai. Không có sự khác biệt giữa họ", Amena thắc mắc. "Tại sao bọn em không thể đi học? Tại sao chỉ có con trai mới có tương lai?"
Sau khi chính quyền Taliban bị lật đổ vào năm 2001, việc giáo dục trẻ em gái Afghanistan đã đạt được nhiều tiến bộ.
Số trường học tăng gấp 3 lần và tỷ lệ nữ giới biết chữ tăng gần gấp đôi lên 30%, nhưng sự tiến bộ phần lớn chỉ giới hạn ở các thành phố.
Nasrin Hasani, một giáo viên 21 tuổi tại Kabul, hiện đang giúp đỡ các học sinh tiểu học cho biết: "Phụ nữ Afghanistan đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong 20 năm qua."
"Nhưng tình hình hiện tại đã khiến chúng tôi thất vọng", Hasani nói. "Theo như tất cả chúng ta đều biết, đạo Hồi chưa bao giờ cản trở việc học hành và công việc của phụ nữ."
Hasani cho biết cô vẫn hy vọng rằng chính quyền Taliban mới sẽ "khác một chút" so với chế độ hà khắc trước đây.
Nhà tâm lý học trẻ người Nga bị chồng sát hại dã man Một nhà tâm lý học người Nga, người chuyên tư vấn về các lĩnh vực giới tính và tình dục, đã bị chồng sát hại và ném từ tầng 13 xuống do ghen tuông. Alexandra Mursalova và chồng Rustam Mursalov (Ảnh: East2west). RT đưa tin, cảnh sát ở thành phố Saint Petersburg, Nga đã mở cuộc điều tra sau khi một người đàn...