Đổi gió với loạt món ngon Sài Gòn nóng hổi sưởi ấm cõi lòng những ngày Hà Nội lạnh
Những món ngon đặc trưng Sài Thành dưới đây cũng là lựa chọn lý tưởng cho ngày gió mùa về đó!
Đừng nghĩ chỉ Hà Nội mới có loạt món ngon dành riêng cho ngày lạnh. Những cơn mưa chợt đến chợt đi của Sài Gòn cũng giúp người dân nơi đây sáng tạo ra loạt món ngon nóng hổi hấp dẫn, đủ xua tan bất kì cơn gió lạnh nào. Nếu đã “oanh tạc” đủ bộ bánh trái đặc trưng Hà Nội mùa này, hãy thử “nghía” qua list món ngon Sài Gòn cực hợp thời tiết dưới đây nhé!
Điểm đặc biệt của món ăn này là trứng được nướng trong chén sứ loại nhỏ nên nóng lâu hơn, nhìn xinh yêu và hương vị cũng đặc biệt hơn nhiều. Người bán phải canh thật khéo đến lúc trứng vừa săn lại và dậy mùi, bên ngoài hơi xém vàng thì thêm vào chén viên phô mai và hành phi thơm giòn. Lúc ấy, vị béo ngậy của trứng cút mới hòa lẫn với phô mai mềm mịn cùng mùi hành thoang thoảng, thêm chút nước sốt được làm từ tương ớt và me thì tuyệt vời vô cùng.
Món ăn dễ thương này được phục vụ tại quán Cô Ty 24B Nguyễn Quang Bích đó!
Những ngày gần đây, bánh chuối chiên kiểu Sài Gòn là món ăn “làm mưa làm gió” khắp các diễn đàn ăn uống. Khác với bánh chuối Hà Nội, loại bánh này có kích thước “khủng” với phần vỏ dày bột giòn giòn, rắc thêm vừng đen thơm thơm.
Nhân bánh là chuối được cán mỏng, thoang thoảng vị ngọt và hương chuối. Với những bạn không thích vị quá ngọt của bánh chuối truyền thống thì chỉ cần được thưởng thức một chiếc bánh chuối chiên mới lạ nóng hổi thế này trong chiều mưa rả rích là đã đủ “ấm lòng” rồi.
Bánh ống lá dứa
Mới lạ, độc đáo lại có mức giá cực dễ thương, bánh ống lá dứa cũng là một món ăn cực thu hút mùa lạnh này ở Hà Nội. Để làm được những chiếc bánh xinh xinh ấy, người ta kết hợp các nguyên liệu quen thuộc như gạo nếp, dừa, nước lá dứa và thêm chút vừng lạc vào trong chiếc ống hình trụ dài, đậy nắp và hấp. Bánh chín kéo ra nghi ngút hơi, đủ làm ấm bừng hai bàn tay. Cắn một miếng, vị ngọt nhẹ, mùi thơm của gạo nếp quyện vào hương lá dứa cùng cái ngậy ngậy beo béo của dừa lan tỏa khắp khoang miệng.
Nếu muốn thưởng thức chiếc bánh này, hãy ghé khu đối diện 82 Trần Đại Nghĩa vào buổi chiều tối đến đêm nhé!
Trẻ hơn và rực rỡ hơn so với các loại bánh truyền thống mùa đông khác, bánh tráng nướng là món ăn vặt được cực nhiều các bạn trẻ săn lùng dịp này. Hương vị cay cay, beo béo lại thơm thơm dai dai đến từ sự kết hợp đủ loại nguyên liệu như bò khô, hành phi, mayonnaise, xúc xích… độc đáo hấp dẫn khiến người ta phải “rỏ dãi” xuýt xoa. Sau cả ngày học hành mỏi mệt, tụ tập bên chiếc bếp nhỏ vừa ăn, vừa nhìn chị bán hàng thoăn thoắt nướng bánh, vui mắt mà ấm lòng vô cùng.
Bạn có thể thử bánh tráng nướng ở các khu bán đồ ăn vặt, các khu chợ hoặc xung quanh trường học, tiêu biểu như khu Bách Khoa hay Chùa Láng.
Cứ những ngày Hà Nội lành lạnh, ở khắp nơi người ta lại “tíu tít” rủ nhau đi thưởng thức súp cua nóng hôi hổi. Súp sền sệt, thơm mùi cua bể, phảng phất hương thơm đặc trưng của trứng và nấm hương. Bát súp nhìn tuy đơn giản, nhưng để chế biến ngon đòi hòi người đầu bếp phải thật khéo léo phối hợp các loại nguyên liệu sao cho súp không quá loãng cũng không quá đặc, vừa khéo sóng sánh đầy thịt cua. Súp cua ngon phải ăn khi còn nóng, mọi thứ đều ấm áp hài hòa chẳng vương chút mùi tanh nào, đậm đà lại ngon miệng.
Ở Hà Nội, muốn tìm được một hàng súp cua cũng chẳng phải điều dễ dàng dù chưa xét đến hương vị. Súp cua Hoa Ô Chợ Dừa, súp cua Bà Thảo Đường Thành hay nhà hàng Bánh tôm Hồ Tây là những địa chỉ hiếm hoi bạn có thể tìm đến khi lỡ thèm món ăn này.
“Du nhập” từ Sài Gòn vào cuối năm ngoái, chuối nếp nướng đã nhanh chóng trở thành món ăn vặt mới mẻ được “săn lùng” vào mùa đông Hà Nội. Quả chuối ngắn mập ú nu, bọc thêm lớp nếp nấu dẻo, thấm cùng nước cốt dừa, gói lá chuối và nướng đến khi xém giòn. Bọc chuối thơm lừng, ngậy ngậy beo béo, ăn vào ngọt tận cõi lòng.
Trời trở lạnh rồi, chịu khó dạo quanh Hà Nội, bạn sẽ tìm được một vài hàng chuối nếp nướng ở Chợ Đêm, hoặc quanh khu vực Trần Đại Nghĩa – Lê Thanh Nghị.
Trứng cút nướng bò khô
Vốn có “gốc gác” Sài Gòn, nhưng vì hình thức quá bắt mắt và hương vị “không thể đùa được đâu” nên những năm gần đây, trứng cút nướng đã dần trở thành món ăn vặt khoái khẩu của nhiều bạn trẻ Hà Thành.
Trứng cút nướng bò khô phải ăn lúc còn nóng sốt, kèm một chút tương ớt để đưa đẩy thêm vị cay nồng mặn ngọt của bò khô, hòa vào phần trứng béo ngậy và thơm hương bơ. Trời mưa lạnh thế này mà được “trốn” vào một góc quán bánh tráng trộn Tina Trần – Chùa Láng hay quán Hai Chị Em ở gần trường Đại học Bách Khoa để nhẩn nha thì “hết sảy”.
Theo Trí Thức Trẻ
Quán mì gốc Hoa hơn nửa thế kỷ ở chợ cơ khí Sài Gòn
Quán ăn của bà Mỹ thu hút thực khách vào mỗi sáng nhờ hương vị thơm ngon của các món mì, hủ tiếu và bò kho.
Chợ Dân Sinh hay còn gọi là Khu Dân Sinh nằm ngay trung tâm quận 1. Nơi đây được biết đến là khu bán nhiều món đồ cơ khí. Các cửa hiệu nằm rải rác ở mặt tiền bốn con đường Yersin, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Công Trứ và Ký Con.
Mở từ năm 1965, quán ăn không biển hiệu của gia đình bà Mỹ suốt 53 năm nằm trên đường Nguyễn Công Trứ, quận 1. Bà Mỹ, 60 tuổi, cho biết quán do thân sinh của bà mở. "Tôi phụ bán cho ba hồi còn nhỏ và duy trì sau khi ba qua đời", bà Mỹ kể bằng giọng đặc sệt người Hoa.
Bà Mỹ (phải) bên góc bếp quen thuộc của mình. Ảnh: Di Vỹ.
Quán là gian nhà nhỏ, nơi sinh sống của gia đình bà Mỹ. Chỉ bán vào buổi sáng, quán khoảng 10h30 là nghỉ. Sau khi dọn dẹp, cả nhà sẽ xúm lại chuẩn bị một số thứ cho ngày hôm sau. "Có như vậy mới kịp chứ thức dậy sớm không thể nào kịp", bà Mỹ nói.
Những thứ được chuẩn bị trước là mì sợi, há cảo, xíu mại viên - những món vặt bán kèm theo. Với các món chính, bà chủ cho biết vẫn phải mua nguyên liệu và chế biến mỗi ngày để đảm bảo độ tươi ngon.
Bếp đặt ở lối vào nên từ những bước chân đầu tiên, thực khách đã ngửi được mùi nước lèo thoang thoảng. Nước lèo hầm xương nên thơm và ngọt thanh, vừa miệng, không bột ngọt.
Quán ăn nằm ở mặt tiền đường Nguyễn Công Trứ, quận 1. Ảnh: Di Vỹ.
Gian nhà không quá rộng, xếp gọn đôi ba bộ bàn ghế cao, chừa đủ lối đi. Khách đến đây chủ yếu là khách quen, người làm văn phòng hoặc phụ huynh cho con ăn sáng trước khi đến trường. Thực đơn của quán khá đa dạng. Khách có thể chọn hủ tiếu hoặc mì ăn kèm với thịt heo, cá hoặc gà. Ngoài ra, quán cũng có hủ tiếu hoặc mì bò kho.
Một số thực khách vào quán chỉ gọi mì cá, hủ tiếu heo, hay một suất mì heo 3 vắt là chủ quán hiểu ý. Đây là cách gọi quen thuộc của những người thường xuyên đến quán.
Phần mì thập cẩm được nhiều khách gọi nhất. Suất ăn gồm 2 vắt mì, bên trong có nhiều loại đồ ăn như cật, thịt gà, 2 con tôm được bóc vỏ bỏ chỉ, bao tử, cá, thịt heo. Suất này có giá 50.000 đồng.
Suất hủ tiếu mì heo thông thường giá 35.000 đồng. Ảnh: Di Vỹ.
Anh Ngọc Hải (38 tuổi, ngụ ở quận 1) hay dẫn con gái đến ăn sáng trước khi đi học. "Tôi cũng là nguời Hoa, nước lèo nấu rất khéo, vừa miệng", anh Hải nói.
Ngoài các món chủ đạo cho bữa sáng, quán còn bán thêm xíu mại viên hoặc há cảo. Sau khi kết thúc món chính, bạn có thể gọi thêm để tráng miệng. Đây cũng là món vặt được nhiều người mua mang về. Giá cho một suất dạo động từ 20.000 đồng.
Quán có chỗ để xe trước nhà, phân công người canh giữ. Không gian thoáng, sạch sẽ là điểm cộng. Tuy nhiên, khoảng 7h - 8h khách đến đông, bạn sẽ phải chờ một chút mới tới lượt ăn.
Ba tiệm ăn 'cha truyền con nối' bán món Hoa nổi tiếng ở Sài Gòn. Video: Di Vỹ.
Theo VNE
Chiếc bánh 5k đang sốt xình xịch ở khu Bách - Kinh - Xây thật sự có gì? Là một chiếc bánh quen thuộc của người Khmer, lại bán với giá rất rẻ, chỉ 5k nên khi xuất hiện ở Hà Nội, nó đã và đang thu hút rất nhiều vị khách. Nhắc đến khu Bách - Kinh - Xây, ngoài là nơi tập trung rất nhiều trường Đại học, người ta thường nghĩ ngay tới một "thiên đường ẩm thực"...