Đổi giờ, phân làn… không cứu được bệnh “tắc” của giao thông
Sau khi đổi giờ học, giờ làm và tổ chức phân làn, các tuyến phố của Thủ đô vẫn xảy ra ách tắc.
Chiều tối 5/3, các tuyến đường Trần Khát Chân, Phạm Ngọc Thạch, Tây Sơn, Đê La Thành, Tôn Đức Thắng, Cầu Giấy, Bưởi… đều tắc.
Trên các tuyến phân làn, người tham gia giao thông vẫn theo kiểu mạnh ai nấy đi.
Những điểm như: ngã tư Cầu Giấy – Láng, Xã Đàn – Phạm Ngọc Thạch… mặc dù có CSGT túc trực phân làn đường nhưng vẫn xảy ra ách tắc.
Đường hầm Kim Liên hướng ra phố Xã Đàn ách tắc
Trong đường hầm Kim Liên lối ra đường Trần Khát Chân cũng ách tắc
Xe xếp hàng kéo dài trên đường Bưởi
Đường Cầu Giấy tắc, người đi xe máy đành dắt bộ
Video đang HOT
Giao thông hỗn loạn tại ngã tư Cầu Giấy- Láng
Ô tô nối đuôi nhau kéo dài trên đường Bưởi
Người đi đường mỏi mắt chờ thông xe
CSGT bất lực trước biển người
CSGT bị vây bởi dòng người tham gia giao thông
Đi kiểu phân làn đây ư?
Các biện pháp “cưỡng bức” giao thông dường như… bất lực
Theo Bee.net.vn
Nghề "hot" nhờ đổi giờ học
Sau hơn một tuần triển khai thực hiện điều chỉnh giờ, cuộc sống của nhiều gia đình Hà Nội bị xáo trộn.Việc học sinh khối này tan học muộn hơn so với trước, đã làm các bậc phụ huynh đau đầu tìm thuê người đưa đón con. Nắm bắt được nhu cầu này, nhiều người tranh thủ làm thêm bằng nghề đưa đón học sinh.
Loay hoay tìm "xe ôm" cho con
Khi mới nghe tin thành phố sẽ thực hiện việc đổi giờ học, giờ làm từ tháng 2/2012, gia đình chị Nhung (Cầu Giấy - Hà Nội) như ngồi trên đống lửa, hai vợ chồng loay hoay bàn cách đưa đón con thế nào cho hợp lý.
Từ trước đến giờ, nhiệm vụ đưa đón hai con đi học là của anh Quang chồng chị, vì anh là giáo viên nên thường đưa con đi học trước khi lên lớp. Còn chị Nhung làm cho một công ty nước ngoài nên thường phải đi sớm về muộn. Tuy anh Quang phải gánh vác trọng trách đưa đón hai con, nhưng mọi việc trong gia đình vẫn trôi chảy.
Thế nhưng, theo quy định mới về đổi giờ học, giờ làm, cô con gái lớn tan học vào lúc 19h, đứa nhỏ tan học lúc 17h trong khi anh cũng phải ở lại trường đến 19h mới được nghỉ. Hai vợ chồng loay hoay không biết phải sắp xếp làm sao để có người đưa đón con cho phù hợp.
Mấy ngày đầu, chị Nhung đành phải trốn việc để về đón hai con. Thấy cách này không ổn, anh chị bàn nhau phải tiết kiệm chi tiêu để thuê người đi đón con hộ. Qua mấy chỗ giới thiệu của bạn bè, chị Nhung mới tìm thuê được một cậu sinh viên trường Đại học Thương mại với giá 1 triệu đồng /tháng. Dù bỗng dưng mỗi tháng phải gồng gánh chi thêm 1 triệu đồng nữa, nhưng chị Nhung đã trút được nỗi lo lắng về việc đưa đón con đi học.
Học sinh tiểu học đang đợi người nhà đến đón.
Cũng giống như chị Nhung, vợ chồng anh Minh (Đống Đa - Hà Nội) như vừa trút được gánh nặng khi thuê được một người đi đón hộ cậu con trai đang học lớp 10. Anh Minh cho hay, anh phải trông cửa hàng tạp hóa của gia đình, nên không có thời gian đi đón cả hai con. Trước đây, cậu lớn đi học về rồi sang trường tiểu học gần nhà đón em gái luôn, nhưng giờ cậu lớn tan học lúc 19h còn cô em gái 17h đã tan học. "Tôi đi đón cô con gái út, còn với cậu lớn thì phải thuê xe ôm đón hộ, chứ 9h tối mới tan học, để nó đạp xe từ bên Thanh Xuân về tôi không yên tâm", anh Minh than thở.
Chị Quỳnh (Khu đô thị Văn Phú - Hà Đông) cho biết, do cơ quan chị vào làm lúc 8h, nếu ai đi chậm thì bị phạt 50.000 đồng. Trước đây, khi chưa đổi giờ học, cậu nhóc nhà chị vào học lúc 7h30', nên chị có thời gian đưa con đi học rồi đến cơ quan vẫn kịp. Nhưng giờ thời gian vào học của con lùi lại 30' nên chị không có cách nào để đưa con đi học đúng giờ mà chị không bị muộn làm.
"Chồng tôi công tác ở xa nên việc đưa đón con cái phó thác hết cho tôi, giờ đổi giờ học giờ làm thế này tôi không thể nào phân thân để đưa con đi học cho đúng giờ được. Nếu đưa con đi học sớm cho tôi kịp giờ làm thì lại không đành lòng để con phải đứng ngoài cổng trường trong thời tiết lạnh giá như thế này. Không còn cách nào khác, tôi đành phải thuê bác xe ôm đầu ngõ đưa đón con đi học", chị Quỳnh tâm sự
"Cháy" xe ôm đưa đón học sinh
Qua giới thiệu của chị Nhung, trong vai một người cần tìm "xe ôm" đưa đón con đi học, tôi tìm gặp anh T, một tay "xe ôm" lão luyện ở khu vực Giáp Bát - Bạch Mai. Nắm bắt được nhu cầu của các bậc phụ huynh trong việc cần người đưa đón con, anh T đã tập hợp các chiến hữu "xe ôm" thành một đội chuyên nghiệp, nhận đưa đón học sinh các cấp.
Anh T cho biết, "quân" của anh gồm những "xe ôm" giàu kinh nghiệm, được tuyển chọn khá kỹ càng, có lý lịch rõ ràng, nếu khách hàng yêu cầu sẽ có ngay một bản trích ngang, có xác nhận của chính quyền của người cần thuê. Cũng theo anh T, giá của dịch vụ đưa đón học sinh dao động trong khoảng 5.000 - 6.000 đồng /1km, khách hàng có thể thanh toán trực tiếp theo ngày hoặc thanh toán theo tháng.
Anh T cho biết, nhóm của anh hoạt động được gần hai năm nay. Trước đây chủ yếu nhận chở con đi học cho các gia đình quen biết, nhưng từ khi thành phố thực hiện đổi giờ học đến nay, nhóm của anh làm không hết việc. "Cả nhóm có hơn 10 người lúc nào cũng trong tình trạng "cháy" xe, khách hàng gọi điện đến liên tục nhưng không đủ người nên đành phải từ chối. Vì khách hàng đông nên thu nhập của anh em cũng khá, mà lại nhàn hơn so với chạy xe ôm ở bến xe", anh T hồ hởi cho biết.
Không có điều kiện để thành lập một đội nhóm như anh T, Vũ Duy Toàn - sinh viên năm thứ 2, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông đành chọn phương án "đánh lẻ chắc ăn". Vì thời gian học chính khóa cũng khá rảnh, lại được bố mẹ vừa mua cho chiếc xe máy mới, nên Toàn nghĩ cách kiếm thêm bằng nghề "xe ôm nghiệp dư". Nhận thấy nhu cầu đưa đón con đi học của phụ huynh ngày càng lớn, đặc biệt là sau khi Hà Nội thực hiện điều chỉnh giờ học giờ làm, Toàn đã lên mạng đăng thông tin tìm việc.
Anh Vũ Duy Toàn đang chuẩn bị cho một "cuốc" đưa đón học sinh.
Toàn cho biết, "Ngày đầu tiên đăng tin, em đã nhận được hơn 10 cuộc gọi của các cô chú đề nghị đưa đón con đi học, sau khi thỏa thuận giá cả cũng như cân đối về đường đi, em đồng ý nhận đưa đón cho hai gia đình với mức giá 1.250.000 đồng /tháng nếu dưới 5km, và 1.500.000 đồng /tháng cho 7km". Theo Toàn thì hiện nay có mấy người bạn học cùng lớp cũng chuyển qua làm "xe ôm" nghiệp dư để kiếm thêm tiền. "Trừ các khoản chi phí thì mỗi tháng cũng thu nhập thêm vài ba triệu đồng, trong thời buổi khó khăn này thì đó cũng là nguồn thu đáng kể đối với bọn em", Toàn vui vẻ cho biết.
Với Kiên (hiện đang công tác tại một cơ quan Nhà nước) thì lại khác, thời gian làm việc của cơ quan bây giờ là 9h sáng và tan sở lúc 18h30', đi làm sớm quen rồi, giờ ngủ dậy mà cứ ngồi ở nhà đợi đến 8h30' mới đi làm thấy khó chịu. Vì thế, Kiên lân la hỏi mấy nhà hàng xóm có con đang học trung học cơ sở để nhận đưa đón bọn trẻ đi học. Cũng may, nhà chị giáo viên bên cạnh có cô con gái đang học lớp 10, cũng khá gần với cơ quan của Kiên, nên cậu nhận đưa đón cô bé với thù lao 1 triệu đồng /tháng.
Rất nhiều người đăng tin nhận dịch vụ đưa đón học sinh trên mạng Internet.
Giải pháp tạm thời "Nghề" đưa đón học sinh đi học không phải là một nghề mới, tuy nhiên từ sau khi Hà Nội có quyết định đổi giờ học, giờ làm thì dịch vụ này bùng phát một cách mạnh mẽ. Sự bùng nổ của dịch vụ này một mặt giải quyết được nỗi bí bách của các bậc phụ huynh khi không thể phân thân đưa đón con đi học, mặt khác vừa tạo thêm nguồn thu nhập mới cho một bộ phận "xe ôm" nghiệp dư. Tuy nhiên, dịch vụ này chỉ mang tính tạm thời, vì phụ huynh cũng phải tìm giải pháp khác tốt và ổn định hơn trong việc đưa đón con trẻ và nhiều gia đình không kham nổi khoản chi phát sinh. "Sinh viên đưa đón con thì cũng khá yên tâm, nhưng nhiều khi họ thay đổi lịch học, lịch thi thì mình lại bị động vì không có ai đưa con đi học hộ", chị Nhung băn khoăn chia sẻ.
Theo Nguoiduatin
Khi đàn ông đi tìm "gió lạ" Không hiểu lý do gì mà chàng đi "đổi gió", nhưng "đổi" thế này có ngày mất mạng. một lát sau... Theo TTC