“Đội giá” vài lần vì thuế phí: Dân Việt vẫn “cuồng” xe nhập
Mặc dù bị đội giá nhiều bởi thuế phí, nhưng đại diện nhiều hãng xe sang nhập ngoại vẫn cho rằng, thị trường Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng của dòng xe nhập khẩu, luôn sẵn sàng chi trả để có chất lượng cao hơn.
Dù thua xa các thị trường có quy mô lớn như Đức, Mỹ hay Trung Quốc nhưng trong khu vực ASEAN, Việt Nam chỉ đứng sau Singapore về lượng xe nhập khẩu.
“Đội giá” vài lần vì thuế phí
Chia sẻ về những tác động của chính sách thuế, phí lên thị trường ô tô Việt Nam, ông Andreas Klingle, Tổng Giám đốc Porsche Việt Nam cho rằng, do chính sách thường xuyên thay đổi và không có lộ trình thực sự ổn định nên đã có ảnh hưởng và tác động tới các doanh nghiệp sản xuất, phân phối ô tô tại Việt Nam.
Theo vị này, với ngành công nghiệp xe hơi, thuế, phí ảnh hưởng lớn trong khi Việt Nam luôn thay đổi chính sách, không có sự ổn định về lâu dài nên rất ảnh hưởng đến thị trường. Khi thuế phí cao, lượng mua giảm và người tiêu dùng do dự khi đưa ra quyết định mua hay không mua.
“So sánh thị trường Mỹ hay Trung Đông giá của 1 chiếc Cayenne là 80.000 USD nhưng ở Việt Nam là hơn 200.000 USD, phần chênh lệch tuỳ thuộc vào chính sách thuế phí”, ông Klingler nói.
Mặc dù bị đội giá nhiều bởi thuế phí, nhưng đại diện Porsche Việt Nam vẫn cho rằng, thị trường Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng của dòng xe nhập khẩu.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đăng Thảo, Giám đốc Kinh doanh của Euro Auto, Nhà nhập khẩu chính thức xe BMW tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam vẫn là thị trường nhỏ so với các đại thị trường khác như Mỹ, Đức, Trung Quốc… với mức tiêu thụ có thể lên đến vài chục nghìn xe một năm. Tuy nhiên, trong khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam chỉ đứng sau Singapore về xe nhập khẩu.
“Đây là tôi đang tính dưới góc độ các nước nhập khẩu, còn như Thái Lan, Indonesia, Malaysia là 3 nước có nhà máy của BMW đóng ở đó thì tôi không tính đến. Nước nào có nhà máy lắp ráp của hãng ở đấy thì tất nhiên là lượng tiêu thụ sẽ cao hơn những nước khác. Nếu so sánh với các nước cùng nhập khẩu thì trong khu vực, Việt Nam chỉ sau Singapore”, ông Thảo nói.
Video đang HOT
Người Việt luôn sẵn sàng chi tiêu
Với tầng lớp trung lưu dự kiến tăng trưởng mạnh mẽ, người tiêu dùng Việt đang được coi là động lực để phát triển khi sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn, và đang sống trên vùng đất của những cơ hội tiềm năng.
Theo hãng nghiên cứu thị trường Nielsen, Việt Nam nằm trong top những quốc gia có người tiêu dùng lạc quan nhất thế giới, khi đang thu nhập nhiều hơn và chi tiêu nhiều hơn. Tỷ lệ tăng của thu nhập bình quân đầu người hàng tháng năm 2012 tăng lên 44% so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng trung bình của việc chi tiêu hàng tháng trên đầu người năm 2012 tăng 32% so với năm 2010.
Chính vì vậy, người Việt Nam có mong muốn mạnh mẽ về một cuộc sống tốt đẹp hơn, đòi hỏi cao về chất lượng khi có 73% người sẵn sàng chi trả để có chất lượng cao hơn.
Một đại diện hãng xe ngoại khác là ông Nguyễn Văn Vinh, đại diện hãng xe Land Rover cho rằng, đẳng cấp và thương hiệu xe nhập khẩu nguyên chiếc đã được khẳng định qua thời gian. Và người tiêu dùng, tùy vào tài chính có thể lựa chọn mẫu xe hợp lý.
“Gần như sẽ không có sự cạnh tranh trực tiếp giữa xe nhập khẩu và xe sản xuất lắp ráp trong nước. Do đó, tôi tin rằng doanh số bán hàng của các loại xe nhập khẩu sẽ không giảm trong những năm tới do phân khúc tiêu dùng cũng như đối tượng nhắm tới của xe trong nước và xe nhập khẩu là khác nhau”, ông dự báo.
“Với quy mô dân số 90 triệu, và đặc biệt, xu hướng dùng hàng cao cấp của nhiều người ở mức thu nhập trung và cao tại Việt Nam đã giúp các dòng xe nhập có thể tồn tại và phát triển trong thời gian dài. Ông cũng tin rằng, trong những năm tới, số lượng xe nhập bán ra trên thị trường Việt Nam trong những năm tới sẽ còn tăng cao”, Ông Klingler – đại diện từ Porsche Việt Nam cũng cho hay.
Số liệu thống kê thực tế cũng cho thấy, ô tô nguyên chiếc luôn là một trong những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn của Việt Nam. Tổng cục Thống kê cho thấy, riêng trong tháng 8/2015, 194 triệu USD đã được dùng để nhập khẩu ô tô nguyên chiếc. Tổng số tiền nhập khẩu mặt hàng này trong 8 tháng đầu năm nay lên hơn 1,9 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, kết quả này tăng gần 100% về lượng xe và tăng hơn 132% về giá trị, trong đó ô tô dưới 9 chỗ tăng 63,3%.
Phương Dung
Theo Dantri
Dân Việt mua ôtô giá rẻ: Cứ mơ đi?
Thuế nhập khẩu ô tô về Việt Nam rồi sẽ giảm còn 0%, nhưng có đủ lý do để người dân đừng mơ được mua xe giá rẻ. Thuế, phí sẽ đè nặng lên xe, rồi tình trạng độc quyền phân phối được quyền tự quyết giá bán, còn công nghiệp ô tô èo uột lấy đâu ra xe giá mềm.
Đánh đủ các loại thuế, phí
Trả lời báo chí mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trần Tuấn Anh cho biết, giá xe có rẻ hơn hay không còn phụ thuộc vào chính sách của các bộ ngành, căn cứ theo luật, luật pháp sẽ được xây dựng, ông không đủ thẩm quyền để nói về vấn đề này.
Trước đó, một lãnh đạo Tổng cục Hải quan nhận định, dù có nhiều thay đổi về thuế nhập khẩu, nhưng ngân sách không lo giảm thu. Một trong những lý do được vị này đưa ra là khả năng thay đổi giá tính thuế ô tô, để bù đắp phần giảm thuế suất theo lộ trình. Ngoài thuế nhập khẩu, hiện giá xe còn phụ thuộc vào 3 loại thuế, phí khác, bao gồm: tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng (VAT) và trước bạ, vốn không chịu chi phối bởi các hiệp định thương mại tự do hay cam kết WTO.
Các công cụ như thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ,... sẽ được sử dụng triệt để khi thuế nhập khẩu ô tô vào Việt Nam tới đây giảm còn 0%
"Chỉ cần vì mục tiêu nào đó, như hạn chế phương tiện, tránh tắc đường, lo ngại nhập siêu,... cơ quan quản lý có thể điều chỉnh một, hoặc cả ba công cụ này. Như vậy, thuế nhập khẩu giảm cũng như không", vị này bình luận.
Nhận định này là hoàn toàn có cơ sở.
Bộ Công Thương cho biết, với 8 thỏa thuận thương mại tự do và 7 thỏa thuận nữa mà Việt Nam sắp ký kết, nguồn thu ngân sách sẽ bị giảm mạnh khi tỷ lệ xóa bỏ thuế nhập khẩu lên đến 90-100%. Chưa kể, thuế xuất khẩu cũng phải xóa bỏ. Trong khi đó, tỷ trọng thu từ thuế xuất nhập khẩu so với tổng thu ngân sách còn khá lớn. Dự kiến, năm 2015, số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đã giảm mạnh nhưng vẫn chiếm 9,2% trong tổng thu ngân sách. Đến năm 2018, thuế hầu hết các mặt hàng nhập khẩu về mức 0%, tổng thu ngân sách còn giảm nhiều.
Đương nhiên, khi nguồn thu này giảm buộc các cơ quan quản lý phải đến việc tăng những loại thuế, phí không bị ràng buộc bởi các cam kết, như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, lệ phí trước bạ để bù đắp. Điều này sẽ làm cho giá ô tô không thể giảm thấp.
Đến 2018, hàng loạt DN ô tô trong nước sẽ dẹp sản xuất để chuyển sang nhập khẩu xe về phân phối, do xe lắp ráp không cạnh tranh được với xe nhập khẩu. Kim ngạch nhập khẩu ô tô tăng lên cũng đồng nghĩa với nhập siêu tăng, sẽ khiến Nhà nước tìm cách hạn chế xe nhập. Nhu cầu tăng cao, ô tô lại bị hạn chế, tình trạng khan hiếm sẽ xảy ra đương nhiên giá xe cũng bị đẩy lên cao. Hy vọng được sử dụng xe nhập khẩu nguyên chiếc, chất lượng tốt, giá rẻ vẫn chỉ là mơ ước.
CN ô tô èo uột và độc quyền phân phối
Ngoài ra còn nhiều lý do khác khiến giá xe nhập không thể giảm. Từ 2011, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 20, với quy định thương nhân nhập khẩu ôtô phải có giấy ủy quyền chính hãng. Điều này khiến một loạt DN thương mại không còn khả năng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc về bán và tạo ra sự độc quyền phân phối cho một số nhà phân phối chính hãng. Và đương nhiên, giá cả sẽ do các nhà phân phối này quyết định.
Rất nhiều lý do để xe nhập khẩu vào Việt Nam không thể có giá rẻ (ảnh minh họa)
Chẳng hạn, đầu năm 2015, thuế suất thuế nhập khẩu ô tô có dung tích xi-lanh trên 2.500 cc giảm từ 68% xuống còn 64%; nhóm xe bốn bánh chủ động (xe 2 cầu) có thuế suất giảm từ 59% xuống 55%. Cùng với đó, tỷ giá đồng Euro so với VND giảm mạnh. Tính ra, nhiều mẫu xe nhập từ châu Âu có thể giảm giá cả trăm triệu đồng, nhưng có rất ít nhà phân phối tại Việt Nam giảm giá xe. Thậm chí, nhiều mẫu xe Đức còn trở nên khan hiếm khó hiểu.
Sở dĩ các nhà phân phối chính hãng làm được như vậy là nhờ họ được độc quyền phân phối xe. Khách hàng muốn mua xe, không mua của họ thì chẳng mua được của ai khác.
Tương tự như vậy là các mẫu xe nhập khẩu từ khu vực ASEAN. Năm 2014, khi thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc giảm từ 60% xuống còn 50%, nhưng hàng loạt các mẫu xe nhập khẩu từ Thái Lan về hầu như không giảm giá. Thậm chí, với xe pick-up, thuế suất thuế nhập khẩu chỉ còn 5%, thuế tiêu thụ đặc biệt 15%, lệ phí trước bạ 2%, nhưng giá vẫn cao ngất ngưởng. Một chiếc pick-up cabin kép trang bị các tính năng hiện đại, giá từ 700-900 triệu đồng, cao hơn nhiều so với giá bán tại Thái Lan.
Một DN kinh doanh ô tô cho biết, sở dĩ giá xe pick-up leo cao như vậy là vì nếu giảm giá mạnh, người tiêu dùng chuyển sang sử dụng xe pick-up hết, thì các xe khác không thể bán được. Đương nhiên, các DN làm được như vậy là nhờ có Thông tư 20 hỗ trợ, cho họ quyền được độc quyền phân phối.
Một chuyên gia trong lĩnh vực ô tô cho biết, người dân Việt Nam chỉ thực sự được hưởng xe giá rẻ khi ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển mạnh, đáp ứng hầu hết nhu cầu, giống như Thái Lan và Indonesia hiện nay. Còn chỉ dựa vào nhập khẩu thì điều đó không thể. Tuy nhiên, công nghiệp ô tô Việt Nam chắc không còn cơ hội phát triển, vì vậy cũng đừng hy vọng sẽ đến ngày được sở hữu ô tô giá rẻ.
Theo Trần Thủy
Vef
Đến thời dân Việt xài 100% ôtô nhập giá rẻ? Chỉ thích nhập linh kiện về lắp ráp, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam coi như đã thất bại. Các hãng xe chỉ thích nhập xe về bán kiếm lãi nhanh. Chiến lược và Quy hoạch phát triển vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đang đứng trước nhiều thách thức. Dẹp sản xuất, chuyển sang nhập khẩu? Bộ Tài chính...