Đôi đũa lệch của ‘Game of Thrones’ tái ngộ trong phim kinh dị
Hai ngôi sao Jason Momoa và Peter Dinklage của loạt phim “ Game of Thrones” đang lên kế hoạch để tái ngộ trong một bộ phim về đề tài ma cà rồng với tựa đề “Good Bad & Undead”.
Trong bộ phim ly kỳ rùng rợn lấy đề tài ma cà rồng tên Good Bad & Undead sắp bấm máy, Dinklage sẽ vào vai Van Helsing – thợ săn quái vật lừng lẫy, khắc tinh của ma cà rồng từng được khắc họa trong rất nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình.
Bạn diễn của anh, “Aquaman” Jason Momoa sẽ hóa thân thành một ma cà rồng với lời thề sẽ không bao giờ để bị hạ sát một lần nữa. Van Helsing và ma cà rồng đã luôn là những kẻ thù không đội trời chung kể từ khi được Bram Stoker tạo ra trong cuốn tiểu thuyết kinh dị gothic kinh điển Dracula năm 1987.
Hai nam diễn viên sẽ vào vai ma cà rồng khát máu và thợ săn quái vật Van Helsing trong dự án phim mới.
Tuy nhiên, ở bộ phim mới, họ lại trở thành đồng phạm bất đắc dĩ trong một phi vụ lừa đảo lặp đi lặp lại từ thị trấn này sang thị trấn khác. Trong khi ma cà rồng của Momoa quấy phá xóm làng, thì Van Helsing đóng vai gã thợ săn nhận tiền của dân làng để tiêu diệt con quái vật nguy hiểm.
Nhưng việc làm ăn suôn sẻ của hai gã đàn ông bị phá đám khi cái đầu của ma cà rồng Momoa đột ngột được ra giá một khoản tiền công khổng lồ. Sự việc khiến toàn bộ yêu ma qủy quái, pháp sư phù thủy và thợ săn tiền thưởng trên thế giới đồng loạt bắt đầu truy đuổi bộ đôi xui xẻo.
Max Barbakow, đạo diễn của bộ phim hài được đánh giá cao tại Liên hoan phim Sundance Palm Springs sẽ ngồi ghế đạo diễn của Good Bad & Undead. Bộ phim được làm dựa trên cốt truyện được sáng tạo bởi Mark Swift và Damian Shannon – bộ đôi biên kịch đã làm nên Freddy vs. Jason, bản làm lại của Friday 13th và phim điện ảnh Baywatch cũng như một tựa phim kinh dị chưa được tiết lộ của đạo diễn Sam Raimi.
Cũng theo nguồn tin trên, cả Dinklage và Momoa cũng cùng ngồi ghế sản xuất của Good Bad & Undead. Dự án do hãng phim Legendary triển khai.
Cả hai cũng đều có những vai diễn ấn tượng trong Game of Thrones.
Trong Game of Thrones, bộ phim dã sử nổi tiếng của kênh HBO chuyển thể từ bộ tiểu thuyết A Song of Ice and Fire của George R. R. Martin, Jason Momoa vào vai Khal Drogo trong khi Peter Dinklage vào vai gã quý tộc mưu mẹo Tyrion Lannister. Trong khi Drogo sớm bỏ mạng ngay từ mùa đầu tiên, Tyrion Lannister đã may mắn thoát chết trong tập phim cuối cùng.
Video đang HOT
Mới đây, Game of Throne cũng vừa kỷ niệm một năm ngày phát sóng tập phim cuối cùng trên kênh sóng của HBO. Cái kết của phim bị đánh giá là đáng thất vọng khi xử lý không đến nơi đến chốn mâu thuẫn giữa các nhân vật.
Tuy nhiên, khán giả vẫn có cơ hội được chứng kiến cái kết khác (hy vọng sẽ) trọn vẹn hơn được chấp bút bởi George R. R. Martin sau khi ông hoàn thành bản thảo tập cuối nguyên tác tiểu thuyết.
Sự xuất hiện của hai diễn viên trong vai trò nam chính của Good Bad & Undead gây tò mò cho khán giả bởi Jason Momoa cao tới 1,93 m trong khi Peter Dinklage chỉ cao 1,32 m. Khi đứng cạnh nhau, hai nam diễn viên tạo ra một khoảng chênh lệch lên tới 60 cm.
Với 60 cm thiếu hụt này, làm cách nào để Momoa và Dinklage cùng xuất hiện trong một khung hình là điều khiến cho nhiều khán giả băn khoăn. Tuy nhiên, họ sẽ phải đợi tới khi bộ phim ra mắt để được thỏa mãn trí tò mò.
Những 'hạt sạn' đến từ sự sơ suất của Hollywood
Từ "Game of Thrones" đến "Little Women", khán giả phát hiện ra những "hạt sạn" về đạo cụ hoặc hậu cảnh nảy sinh từ khoảnh khắc lơ là của ê-kíp.
Little Women (2019): Thời gian qua, khi theo dõi lại bộ phim của nữ đạo diễn Greta Gerwig, một số khán giả chỉ ra chiếc bình nước có kiểu dáng hiện đại ngay sau lưng nhân vật Laurie (Timothée Chalamet) trong một phân cảnh. Với viền kim loại, đó trông giống bình giữ nhiệt - thứ không thể nào tồn tại vào bối cảnh thời gian thế kỷ XIX của Little Women.
The Mandalorian (2019): Trong tập thứ tư của series ngoại truyện Chiến tranh giữa các vì sao trên Disney , khán giả tinh tường đã nhìn thấy một chiếc mic thu âm thò ra từ phía trên màn hình. Chuyện xảy ra vào khoảng phút thứ 16 khi nhân vật Omera của Julia Jones và Mandalorian của Pedro Pascal đang trò chuyện.
Game of Thrones (2011-2019): Trong một tập thuộc mùa cuối cùng của Trò chơi vương quyền, ê-kíp quên không dọn chiếc cốc cà phê dùng một lần khỏi trường quay trước khi ghi hình. Nó ở lại trên bàn và xuất hiện cùng nhân vật Daenerys Targaryen (Emilia Clarke) trong lần phát sóng đầu tiên, rồi sau này được đội ngũ kỹ xảo xóa bỏ. Sự kiện gây xôn xao mạng Internet một thời. Nhà sản xuất HBO vui vẻ đùa về sự việc rằng: "Cốc latte trong cảnh đó là nhầm lẫn thôi. Daenerys gọi trà thảo mộc cơ". Ngoài ra, chỉ đạo nghệ thuật của series là Hauke Richter tiết lộ với tạp chí Variety rằng những "tai nạn" như vậy không phải hiếm. Anh nói: "Vụ cốc cà phê bị thổi phồng quá mức vì chuyện chưa bao giờ xảy ra trong suốt bảy mùa trước thôi".
Game of Thrones (2011-2019): Tưởng chừng thế là xong, nhưng series sử thi giả tưởng đồ sộ của kênh HBO tiếp tục vấp phải một "hạt sạn" khác trong tập cuối cùng: vài chai nước nhựa cạnh chân Samwell Tarly (John Bradley) và Ser Davos (Liam Cunningham). Chúng rõ ràng không thuộc về thời kỳ bối cảnh của Game of Thrones.
Bernie (2011): Dựa trên vụ Bernie Tiede hạ sát người tình là góa phụ giàu có Marjorie Nugent vào năm 1996, bộ phim có sự tham gia của Jack Black trong vai kẻ ác nhân. Tuy nhiên, một cảnh phim cho thấy rõ ràng chiếc điện thoại iPhone có cuộc gọi đến, trong khi chiếc điện thoại Apple đầu tiên phải tới 2007 mới trình làng.
The Hurt Locker (2008): Tác phẩm đề tài chiến tranh từng thắng giải Oscar 2009 lấy bối cảnh năm 2004. Nhưng trong một cảnh phim, khán giả thấy nhân vật đang chơi trò Gears of War trên máy Xbox 360. Máy Xbox ra đời sau bối cảnh phim hẳn một năm, còn trò chơi trên là hai năm.
Pirates of the Caribbean: The Curse of the Black Pearl (2003): Ở phần đầu tiên của loạt bom tấn Cướp biển vùng Caribbean, một người thuộc ê-kíp sản xuất đứng lẫn trong đám cướp biển bỗng trở nên nổi bật với trang phục áo phông trắng và mũ cao bồi. Người này không hề liên quan đến bối cảnh của phim.
Gladiator (2000): Nếu soi thật kỹ vào những cỗ chiến xa ngựa kéo trong trận đánh ở đấu trường Colosseum, khán giả sẽ thấy một bình khí nén cỡ lớn bằng kim loại đặt phía sau. Vật dụng nhiều khả năng được dùng để tạo hiệu ứng đặc biệt, nhưng nó không thể tồn tại ở bối cảnh Rome thời cổ đại của bộ phim.
Newsies (1992): Trước khi được chuyển thể thành một vở diễn tiêu biểu của sân khấu Broadway, Newsies là thất bại phòng vé đối với Disney. Vài chiếc đèn báo lối thoát hiểm đã lọt vào khung hình trong màn biểu diễn High Times, Hard Times của Medda Larkson. Bộ phim lấy cảm hứng từ sự kiện có thật là cuộc đình công của những đứa trẻ bán báo mồ côi hoặc xa nhà ở thành phố New York vào năm 1899, mà phải hàng chục năm sau đó công nghệ đèn điện lẫn thiết kế biển chỉ dẫn mới ra đời.
O Brother, Where Art Thou? (2000): Tương tự như Newsies, đèn điện báo lối thoát hiểm xuất hiện sáng rõ trong cảnh một nhóm người bước vào rạp chiếu phim, trong khi O Brother, Where Art Thou? lấy bối cảnh những năm 1930.
Braveheart (1995): Trong một cảnh chiến đấu, khán giả tinh mắt sẽ thấy một chiếc ôtô trắng ở nền phía sau. Câu chuyện của Braveheart diễn ra vào thế kỉ XIII ở Scotland - lúc chắc chắn xe hơi chưa ra đời.
Newsies (1992): Trước khi được chuyển thể thành một vở diễn tiêu biểu của sân khấu Broadway, Newsies là thất bại phòng vé đối với Disney. Vài chiếc đèn báo lối thoát hiểm đã lọt vào khung hình trong màn biểu diễn High Times, Hard Times của Medda Larkson. Bộ phim lấy cảm hứng từ sự kiện có thật là cuộc đình công của những đứa trẻ bán báo mồ côi hoặc xa nhà ở thành phố New York vào năm 1899, mà phải hàng chục năm sau đó công nghệ đèn điện lẫn thiết kế biển chỉ dẫn mới ra đời.
O Brother, Where Art Thou? (2000): Tương tự như Newsies, đèn điện báo lối thoát hiểm xuất hiện sáng rõ trong cảnh một nhóm người bước vào rạp chiếu phim, trong khi O Brother, Where Art Thou? lấy bối cảnh những năm 1930.
Glory (1989): Bộ phim lấy đề tài nội chiến Mỹ từng giúp Denzel Washington nhận được giải Oscar cho Nam diễn viên phụ xuất sắc. Trong Glory, ê-kíp đã quên nhắc một nhân vật quần chúng tháo đồng hồ điện tử. Cuộc nội chiến nổ ra năm 1861, còn chiếc đồng hồ phải gần một thế kỷ sau mới ra đời.
M*A*S*H (1976): Trong tập phim Der Tag, Radar O'Reilly (Gary Burghoff ) ngủ thiếp đi với con gấu bông và quyển truyện tranh Avengers ôm trong tay. Điều đáng nói là M*A*S*H diễn ra trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên từ 1950 đến 1953 khi đầu comic của Marvel còn chưa ra mắt. Một số người tinh mắt hơn còn chỉ ra Radar ôm tập truyện số 60, xuất bản lần đầu tận năm 1969.
Nam Lương
Indira Varma - diễn viên Game of Thrones dương tính với COVID-19, có tiếp xúc với 'Mẹ Rồng' Emilia Clarke Indira - diễn viên thủ vai Ellaria Sand là người thứ hai trong đoàn Game of Thrones dương tính với căn bệnh dễ lây nhiễm này. Đầu tuần qua, người hâm mộ series truyền hình nổi tiếng Game of Thrones (tên Việt: Trò Chơi Vương Quyền) đã được một phen lo lắng khi Kristofer Hivju - diễn viên thủ vai Tormund tuyên bố...