Đôi đồng tính ở Tiền Giang không sợ khi làm đám cưới
Một cặp đôi đồng tính nữ ở Tiền Giang đã bày tỏ sự vui mừng khi biết rằng Nghị định mới của Chính phủ đã rõ ràng hơn về việc tổ chức đám cưới đồng tính.
Phạm Thị Thanh Loan (thường gọi là Tony Phạm) và người bạn đời Kiều Loan đã quen nhau được 4 năm. Cả hai hiện đang sinh sống tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Cặp đôi này vừa thực hiện một bộ ảnh cưới nhằm kỷ niệm khoảng thời gian quen nhau.
Thanh Loan và Kiều Loan.
Cách đây vài ngày, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP được ban hành. Theo đó bãi bỏ cụm từ “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” trong luật Hôn nhân & Gia đình. Việc tổ chức đám cưới đồng tính từ nay rõ ràng là không hề phạm luật. Nếu như các cặp đôi đồng tính tổ chức đám cưới thì đó là quyền riêng tư cá nhân và chính quyền địa phương không thể can thiệp hay đình chỉ.
Về sự kiện này, cặp đôi cho biết: “Mặc dù Việt Nam vẫn chưa cho phép đăng ký kết hôn nhưng chúng tôi vẫn muốn tổ chức đám cưới. Trước đây đã có một vài đám ở Cà Mau và Kiên Giang nhưng sau đó lại bị chính quyền địa phương đình chỉ, nay thì không còn nữa. Luật đã rõ ràng hơn. Gia đình hai bên đều chấp nhận hết cho nên chúng tôi cũng muốn có một cái đám cưới đàng hoàng với người ta”.
Video đang HOT
Năm 2012, một cặp đôi đồng tính nữ ở Cà Mau đã tổ chức đám cưới dưới sự chứng kiến của gia đình hai bên nhưng sau đó lại bị chính quyền địa phương ngăn cản.
Phó Chủ tịch UBND Thị xã Đầm Dơi khi đó, ông Trần Trung Kiên, đã phát biểu: “Đúng là có chuyện đám cưới đồng tính xảy ra ở khóm 6 nhưng không có đăng ký kết hôn. Đây là chuyện rất nhạy cảm, vì thế, chính quyền đã vào cuộc động viên ngăn chặn kịp thời. Nhưng về cơ bản, cách tốt nhất vẫn là thuyết phục gia đình tác động đến hai bạn trẻ để họ có suy nghĩ đúng đắn hơn. Hiện hai bên gia đình đã chấp nhận ký vào biên bản làm việc và hứa không có chuyện quan hệ đồng tính xảy ra tại địa phương. Nếu phát hiện sai phạm tới đâu họ sẽ bị xử lý tới đó”.
Xử phạt trong khi không hề phạm pháp? Việc tổ chức đám cưới là một quyết định nằm trong quyền cá nhân và không chịu sự can thiệp của pháp luật. Chính việc hiểu sai của những người thi hành luật đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho những người trong cuộc.
Sau khi bị lập biên bản, cặp đôi ở Cà Mau khi đó dưới áp lực của chính quyền và những con mắt hiếu kỳ đã bỏ nhà ra đi. Một đám cưới vốn dĩ mỹ mãn với sự chúc phúc của cha mẹ hai bên nay lại có một kết thúc buồn.
Theo Một thế giới
Diễn đàn Quốc hội nóng thực trạng dân "tự xử"
Sáng nay (31/10), Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2014. Đồng thời với việc cơ bản tán thành với các nội dung báo cáo của Chính phủ, các đại biểu cũng đưa ra nhiều ý kiến tâm huyết có tính chất xây dựng đối với việc thực thi kỷ luật, kỷ cương, tạo niềm tin cho nhân dân.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền - ảnh: TT
Kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm
Theo đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên), trong các báo cáo của Chính phủ khi đề cập đến những tồn tại hạn chế yếu kém, Chính phủ thường nêu nguyên nhân là do kỷ luật kỷ cương chưa nghiêm. Đại biểu tỉnh Phú Yên dẫn chứng: Báo cáo của Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật, Pháp lệnh từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội đến nay nhận xét: Kỷ luật kỷ cương trong việc triển khai thi hành luât, pháp lệnh, ban hành văn bản quy định chi tiết còn chưa nghiêm; báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng năm 2013 chỉ rõ một số cơ quan đơn vị chưa quyết liệt trong chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng, kỷ luật kỷ cương không nghiêm, còn có biểu hiện nói không đi đôi với việc làm hoặc làm chiếu lệ; Trong báo cáo của Chính phủ về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2013, phương hướng nhiệm vụ năm 2014 - 2015 cũng khẳng định: cải cách hành chính chưa đáp ứng yêu cầu, kỷ luật kỷ cương hành chính chưa nghiêm.
"Kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm trong quá trình triển khai thi hành luật, kể cả ban hành văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện làm cho luật chậm đi vào cuộc sống. Kỷ luật kỷ cương không nghiêm trong công tác phòng chống tham nhũng làm cho tình hình tham nhũng không được ngăn chặn và đẩy lùi. Kỷ luật kỷ cương chưa nghiêm trong cải cách hành chính làm cho bộ máy nhà nước ngày một phình ra nhưng hoạt động kém hiệu quả. Điều đáng quan tâm là vấn đề kỷ cương không nghiêm, chưa nghiêm được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, trong nhiều năm và trong nhiều báo cáo của Chính phủ nhưng chưa có biện pháp khắc phục, làm giảm sút niềm tin của người dân đối với sự điều hành của Chính phủ." - đại biểu Nguyễn Thái Học nhận định.
Theo đại biểu, kỷ luật, kỷ cương là thước đo tính nghiêm minh của quyền lực nhà nước, khi kỷ cương chưa nghiêm là quyền lực nhà nước chưa được thực thi một cách đầy đủ. "Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến mọi tồn tại hạn chế yếu kém kéo dài trong nhiều năm nhưng chưa được chấn chỉnh, làm cho hiệu quả quản lý nhà nước trong nhiều lĩnh vực kém hiệu quả" - đại biểu tỉnh Phú Yên khẳng định và cho biết, cử tri đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần có sự tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, cần phải lập lại trật tự kỷ cương, xiết chặt kỷ luật kỷ cương để tình trạng kỷ luật, kỷ chương chưa nghiêm, không nghiêm không còn lặp lại và cũng để tạo được niềm tin đối với sự điều hành, chỉ đạo của Chính phủ, các cấp các ngành".
Trách dân sao được?
Phát biểu tại Nghị trường, đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng cũng nhận định, đời sống văn hóa, xã hội của đất nước có nhiều vấn đề bức xúc, nhất là trong thời gian gần đây. "Là người Việt Nam chúng ta xấu hổ và lo lắng với những sự kiện tiêu cực đó. Ở đây về mặt xã hội, ta thấy xuất hiện những lo ngại mới về lòng dân. Đó là tâm trạng bất an mà đỉnh điểm là hiện tượng người dân "tự xử" đối với một số hành vi vi phạm pháp luật." - đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng nói và theo ông, tự xử là quan niệm và hành vi xấu, đáng lên án vì nó vi phạm pháp luật.
"Nhưng trách dân sao được khi thực sự khách quan mà nói rằng, vai trò quản lý của nhà nước ta còn yếu kém là nguyên nhân chính của tâm trạng xã hội này. Đơn cử như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, đến 3 Bộ quản lý vẫn chưa hiệu quả. Có lúc chúng ta bảo người dân phải nên tự bảo vệ mình, phải trở thành người tiêu dùng thông thái. Nói như vậy không sai nhưng rõ ràng quản lý nhà nước đang có dấu hiệu chưa làm hết trách nhiệm. Trách dân sao được khi chính chúng ta còn nợ dân số lượng quá lớn các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh." - đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng nói.
Để khắc phục hiện trạng "tự xử" trong dân, đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng cho rằng chỉ có một cách duy nhất là phải thực hiện có hiệu quả vai trò quản lý nhà nước từ khâu xây dựng, hướng dẫn thi hành pháp luật đến xử lý thường xuyên có hiệu quả các vụ việc và phải chứng tỏ quản lý nhà nước luôn chỉ vì dân và công bằng với dân.. Ông nhắc lại điều mà đại biểu Nguyễn Đình Quyền đã nói cách đây vài ngày, đó là "Quản lý nhà nước không nên theo kiểu phong trào, khi có việc thì cán bộ cấp cao, cấp thấp đổ xuống đầy "chợ", báo đài đưa tin sôi động nhưng đến trưa chiều thì đâu lại vào đó."
Cũng lo ngại về kỷ luật, kỷ cương, đại biểu Hoàng Việt Phương (Tuyên Quang) cho rằng, cơ chế chịu trách nhiệm không rõ ràng, kỷ luật, kỷ cương hành chính không nghiêm. "Thực tế nhiều năm qua, nhiều cấp, ngành, địa phương để xảy ra nhiều vụ việc lớn, nghiêm trọng nhưng rất ít khi hoặc ít người đứng ra chịu trách nhiệm hoặc bị xử lý. Việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương không nghiêm của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong thực thi công vụ, một bộ phận người dân thiếu ý thức trong việc chấp hành pháp luật, kỷ cương đã tác động làm giảm hiệu quả điều hành của Chính phủ và tác động không nhỏ đến đời sống xã hội của đất nước" - đại biểu Hoàng Việt Phương nói.
Dân gọi điện, sao cán bộ không nghe?
Nói về tinh thần trách nhiệm và ý thức của cán bộ thực thi nhiệm vụ, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lầm Đồng) phân tích: "Cán bộ ngày càng xa dân và ít nghe ý kiến của người dân. Bởi vì sao mà dân lại nói như vậy, bởi họ nói là ngày xưa cán bộ mình phải chui vào nhà dân để lấy tiếp tế lương thực để ăn, lấy thông tin để đánh địch. Nhưng bây giờ, dân gọi điện thoại cho cán bộ thì cán bộ không nghe. Một bộ phận không nhỏ bây giờ cán bộ mình bảo số lạ gọi không bao giờ nghe."
Theo phân tích của đại biểu tỉnh Lâm Đồng thì người dân rất muốn gặp lãnh đạo để phản ánh tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình. "Nhưng gửi đơn lên thì chưa chắc đã đến được lãnh đạo, có thể là đến tiếp dân cũng không gặp đồng chí cao cấp nhưng điện thoại trực tiếp thì lãnh đạo không nghe, chính vì vậy chúng ta thấy trong thực trạng xã hội bây giờ, nhân dân rất băn khoăn, nhiều cái nhân dân kêu hàng chục năm không ai đứng ra giải quyết."
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nhấn mạnh: "Ngày xưa chúng ta cũng dựa dân đánh giặc, ai nắm được dân là người thắng, cho nên vấn đề chính quyền của dân, do dân và vì dân phải đặt lợi ích của dân lên trên hết. Tôi cho rằng việc người dân "tự xử" là cái sai cần phải phê phán, nhưng tôi đề nghị chính quyền cũng phải kiểm tra một cách hết sức nghiêm túc, phải đánh giá, phải chỉ đạo quyết liệt hơn để làm sao chống được quan liêu, tham nhũng, chống được cái xa dân thì chúng ta mới giải quyết được vấn đề."
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
Tự ý ngắt hoa sẽ bị phạt đến 1 triệu đồng Đó là một trong những quy định tại Nghị định 121 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản... Nghị định sẽ có hiệu lực từ ngày 30/11 (Ảnh minh họa) Từ 30/11, Nghị định sẽ có hiệu lực. Theo đó, Nghị định quy định đối với hành vi tự ý...