Đổi đời từ một lời hứa
Chẳng ai biết được nếu như SLNA gật đầu trước lời thỉnh cầu vào cuối năm 2017 của Dương Hồng Sơn, cuộc đời của thủ môn Nghệ An như thế nào.
Cũng chẳng ai biết được, nếu như Dương Hồng Sơn quyết định đồng ý đến Hải Phòng với mức lót tay 3,2 tỷ đồng/năm, mọi chuyện sẽ ra sao? Nhưng rốt cuộc, Dương Hồng Sơn tôn trọng lời hứa với Hà Nội T&T. Để rồi hiện tại, cuộc sống của anh tốt đẹp từ trong lẫn ngoài sân cỏ.
Thủ môn Dương Hồng Sơn.
Dương Hồng Sơn nhập lò danh tiếng Sông Lam Nghệ An một cách tình cờ. Trong một trận đấu tại xã, thủ môn của đội phải đi thi, HLV Nguyễn Quang Huy khi đó kêu Hồng Sơn từ tiền vệ xuống chơi tạm vai trò thủ môn. Nhưng chính sự lỳ lợm của thủ môn bất đắc dĩ khi đó lại được SLNA chọn lựa. Những năm cuối thế kỷ XX, Sông Lam Nghệ An còn mang ý nghĩa hơn cả một đội bóng với xứ Nghệ. Họ coi những cậu bé được SLNA tuyển mộ chẳng khác nào hiền tài của cả dòng họ hay địa phương. Đó là một sự hãnh diện mà chẳng có tiền bạc nào mua nổi.
Nhưng đó vừa là động lực, vừa là áp lực đặt ra đối với Dương Hồng Sơn. Với chiều cao chỉ 1m39 khi 13 tuổi, lại chơi ở vai trò thủ môn, Dương Hồng Sơn rất sợ bị SLNA đào thải. “Nếu bị loại thì khi về quê, bạn bè, dân làng nhìn mình với một ánh mắt khác”, cựu thủ môn này kể lại. “Vậy là tôi cố gắng dậy sớm hơn người khác 30 phút để tập xà đơn. Được 2 năm, tôi cảm thấy chiều cao lên rõ rệt. Lên đội U16 Việt Nam, tôi cao 1m56″.
Dương Hồng Sơn thực sự rất thành công từ cấp độ trẻ đến đội 1 của SLNA. Không phải ngẫu nhiên mà ngay cuối năm 2001, sau khi được HLV Nguyễn Thành Vinh gọi về bổ sung thì chỉ ít thời gian sau, Dương Hồng Sơn đã được bắt chính cho đội bóng xứ Nghệ. Cần nhớ rằng trước đó, khung gỗ của SLNA là sự hiện diện của các tượng đài, từ Võ Văn Hạnh cho đến Nguyễn Thế Anh.
Chơi 206 trận cho SLNA, Dương Hồng Sơn có thể xem như một phần trong lịch sử của đội bóng xứ Nghệ. Nhưng sự chuyển giao lãnh đạo khiến anh bị cuốn vào vòng xoáy không mong muốn. “Trong giai đoạn lượt đi tổng kết V.League 2007, HLV Văn Thịnh đổ lỗi rằng trận nào tôi cũng mắc sai lầm. Lúc đó ở SLNA, tôi có cảm giác giữa thi đấu và không thi đấu có một ranh giới gọi là chống đối. Nếu tôi thi đấu không tốt thì bị nghi là bán độ. Tôi vào sân với tâm lý sợ hãi. Rồi khi hết hợp đồng vào cuối 2007, tôi muốn ở lại SLNA và đã đề đạt lên lãnh đạo đội là chỉ cần xin việc cho vợ của tôi. Ngoài ra, tôi muốn có lót tay 300 triệu/năm và ký hợp đồng 3 năm kèm mức lương 20 triệu đồng/tháng. Nhưng SLNA không gật đầu” – Dương Hồng Sơn kể lại.
Giữa lúc đó, Dương Hồng Sơn nhận được cuộc gọi của HLV Triệu Quang Hà từ Hà Nội T&T. Không chỉ là một cú điện thoại mà đích thân Triệu Quang Hà còn xuống tận Nghệ An để gặp gỡ Dương Hồng Sơn. Lời đề nghị 1,6 tỷ đồng/năm, ký 3 năm được Triệu Quang Hà đưa ra. Ngay sau đó, bầu Hiển (Nguyễn Quang Hiển) của Hà Nội T&T gọi điện và nói: “Cho Sơn thêm 100 triệu/năm”. Dương Hồng Sơn đồng ý.
Video đang HOT
Nhưng ngay sau đó chưa đến 1 tiếng đồng hồ, trước khi Dương Hồng Sơn cùng Triệu Quang Hà đi ăn thì đại diện của Hải Phòng xuống. Họ đặt bao tải tiền với con số trước mắt là 3,2 tỷ đồng – con số được xem là lót tay cho 1 năm nếu như Dương Hồng Sơn đồng ý đầu quân cho đội bóng đất Cảng. “Mẹ tôi sợ quá gọi cho tôi. Anh Hà cũng biết chuyện đó. Tôi quay lại nói với anh Hà: “Về con người em, em nói một là một, hai là hai. Chữ tín rất lớn đối với em. Bất kể Hà Nội ít tiền hơn, nhưng em đã hứa với anh thì em không rút lại. Anh yên tâm. Anh em mình ăn cơm. Tối nay em ra Hà Nội”, Dương Hồng Sơn kể lại.
Quả thực, chữ tín giúp cho Dương Hồng Sơn và gia đình anh đổi đời. Không những cùng Hà Nội T&T vô địch V.League 2010, 2013 và 2016, việc chuyển đến Hà Nội T&T giúp cựu thủ môn này tạo ra một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp ĐTQG. Dương Hồng Sơn cùng ĐT Việt Nam vô địch AFF Cup 2008. Bản thân anh đoạt Quả bóng Vàng Việt Nam ngay trong năm bất giờ. Cuộc đời càng như mơ hơn đối với gia đình anh. “Khi lên Hà Nội, vợ tôi sinh được 4 nhóc tì. Ngày trước ở Nghệ An, vợ tôi bị sảy 2 lần. Người ta nói con cái là trời cho. Có thể Hà Nội là đất hợp với tôi, kể cả nghề nghiệp, công việc, cuộc sống”.
Từng có lúc vào năm 2010, B.Bình Dương muốn có Hồng Sơn với lót tay 12 tỷ đồng cho 3 năm. Nhưng Hồng Sơn không đồng ý. “Khi bạn đã có một mái nhà và sống rất hạnh phúc dưới mái nhà ấy thì bạn có muốn thay đổi không? Nếu đã là vì tiền thì trước đó tôi đã nhận lời đi Hải Phòng chứ không phải Hà Nội T&T. Ân tình với CLB, cầu thủ có giá trị lớn đối với tôi”- Hồng Sơn vói và hạnh phúc với lựa chọn đến Hà Nội của mình.
Cựu cầu thủ SLNA Phạm Hải Nam: Hậu vệ cánh phải xuất sắc một thời
Theo đánh giá của cựu HLV Nguyễn Thành Vinh, Phạm Hải Nam là một trong những hậu vệ cánh phải xuất sắc nhất mà ông từng được dẫn dắt.
Bên cạnh nền tảng thể lực sung mãn, cựu cầu thủ SLNA còn thi đấu rất nhiệt tình, máu lửa và lên công về thủ nhịp nhàng như một cỗ máy.
Khởi đầu như mơ
Phạm Hải Nam sinh năm 1982 tại xã Mậu Đức thuộc huyện miền núi Con Cuông (Nghệ An). Lên 6 tuổi, gia đình Phạm Hải Nam chuyển xuống Vinh định cư. Nhờ vậy mà Phạm Hải Nam mới có cơ hội trở thành một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Đó chính là bước ngoặt lớn trong cuộc đời của cựu tuyển thủ U23 Việt Nam.
Nói như thế không có nghĩa, con đường đến với "môn thể thao vua" của Phạm Hải Nam chỉ toàn là thuận lợi, may mắn. Phải gần 10 năm sau, kể từ khi cùng gia đình xuống sinh sống ở thành phố Vinh, Phạm Hải Nam mới xin vào tập tại lò đào tạo SLNA, theo diện dự thính (không phải học viên chính thức).
Tuy nhiên, trước thềm VCK U16 Quốc gia 1998 (nay là VCK U15 Quốc gia), được tổ chức trên sân Vinh, do thành phần tham dự của đội U16 SLNA bị khuyết ở vị trí hậu vệ cánh phải, nên Ban huấn luyện đành phải đăng ký Phạm Hải Nam vào danh sách của đội bóng. Thật bất ngờ là Phạm Hải Nam lại thi đấu rất xuất sắc, góp phần giúp U15 SLNA giành được chức vô địch.
Phạm Hải Nam trong màu áo SLNA. Ảnh: FBNV
Bắt đầu từ thời điểm đó trở đi, Phạm Hải Nam trở thành đồng đội của Nguyễn Huy Hoàng, Dương Hồng Sơn, Phan Thanh Hoàn, Nguyễn Công Mạnh, Lê Quốc Vượng... ở các đội trẻ của SLNA. Nhờ tài năng và những nỗ lực không biết mệt mỏi, Phạm Hải Nam đã bắt kịp các đồng đội cùng trang lứa, thậm chí là còn nhỉnh hơn một số người.
Phần thưởng cho Phạm Hải Nam là một vị trí chính thức trong đội hình U18 SLNA chinh chiến tại VCK U18 Quốc gia 1999 (nay là VCK U19 Quốc gia). Tại giải đấu diễn ra trên sân Hà Tĩnh và sân Vinh, Phạm Hải Nam tiếp tục thi đấu ấn tượng và góp công không nhỏ vào thành tích vô địch của đội nhà. Vị trí hậu vệ cánh phải tại các đội trẻ của SLNA, từ U19 đến U21, đều do Phạm Hải Nam đảm nhiệm.
Đúng 1 năm sau, tại VCK U21 Quốc gia 2000, Phạm Hải Nam lại được HLV Hoàng Đăng Hồng trọng dụng. Không có gì bất ngờ, khi Phạm Hải Nam là một trong những gương mặt thi đấu xuất sắc nhất của U21 SLNA, đội bóng đã giành được chức vô địch một cách đầy thuyết phục. Trong trận chung kết, đội bóng trẻ đến từ xứ Nghệ đã lội ngược dòng thành công để vượt qua U21 Long An với tỉ số 3 - 2 (bị dẫn trước 0 - 2).
Phạm Hải Nam trong màu áo Hòa Phát Hà Nội. Ảnh: FBNV
Trước khi từ giã màu áo các đội trẻ của SLNA, Phạm Hải Nam cũng kịp giành thêm một chức vô địch nữa. Tại VCK U 21 Quốc gia 2001, diễn ra trên sân Chi Lăng (Đà Nẵng), Phạm Hải Nam đã cùng các đồng đội bảo vệ thành công chức vô địch, với thắng lợi 1 - 0 trước U21 Đà Nẵng. Lần này, "thuyền trưởng" của U21 SLNA là cựu danh thủ Hà Thìn, người gắn bó với đội bóng xứ Nghệ suốt 47 năm trên những cương vị khác nhau.
Kết thúc bất ngờ
Mặc dù chưa được đôn lên thi đấu ở đội 1 SLNA, nhưng cuối năm 2002, Phạm Hải Nam vẫn được cựu HLV Nguyễn Thành Vinh (khi đó đang là quyền HLV trưởng) triệu tập vào thành phần dự tuyển U23 Việt Nam, chuẩn bị cho SEA Games 22. Điều khá bất ngờ là tại mùa giải 2003, Phạm Hải Nam lại không được SLNA đăng ký vào danh sách thi đấu và phải xách hành lý vào khoác áo Đà Nẵng, theo hình thức cho mượn.
Với những màn trình diễn xuất sắc tại sân Chi Lăng, Phạm Hải Nam đã được cựu HLV Alfred Riedl triệu tập vào thành phần U23 Việt Nam tham dự SEA Games 22, giải đấu mà Việt Nam là Quốc gia đăng cai. Đáng tiếc, Phạm Hải Nam chỉ là phương án dự phòng cho người đàn anh Nguyễn Minh Phương ở vị trí hậu vệ cánh phải, bất chấp tại Giải LG Cup 2003, Phạm Hải Nam mới là sự lựa chọn số 1 của vị chiến lược gia người Áo.
Trở về từ SEA Games 22, ngay lập tức, Phạm Hải Nam được SLNA đôn lên đội 1 thi đấu ở mùa giải 2004, bên cạnh những Dương Hồng Sơn, Nguyễn Huy Hoàng, Hồ Thanh Thưởng, Nguyễn Công Mạnh, Nguyễn Tân Thịnh, Phan Như Thuật, Phạm Văn Quyến... Và đương nhiên, vị trí hậu vệ cánh phải của đội chủ sân Vinh được giao cho Phạm Hải Nam nắm giữ. Một quyết định không lấy gì làm bất ngờ của cựu HLV Nguyễn Thành Vinh.
Phạm Hải Nam đang phụ trách đào tạo trẻ tại CLB Hà Nội. Ảnh: FBNV
Sau 3 mùa giải thi đấu cho đội bóng quê hương (2004 - 2006), dưới thời cựu HLV Nguyễn Thành Vinh, cựu HLV Nguyễn Văn Thịnh, cựu HLV Hà Thìn và HLV Nguyễn Quang Hải, hậu vệ cánh phải sinh năm 1982 đã quyết định rời sân Vinh để gia nhập Hòa Phát Hà Nội, đội bóng vừa giành quyền lên chơi tại đấu trường V.League. Thêm một bước ngoặt nữa trong sự nghiệp cầu thủ của Phạm Hải Nam.
Mùa giải đầu tiên tại sân Hàng Đẫy trôi qua chưa được bao lâu, cựu cầu thủ SLNA đã gặp phải chấn thương rất nặng (thoát vị đĩa đệm). Sau chuyến đi Singapore "tiền mất mà tật vẫn mang", Phạm Hải Nam được Hòa Phát Hà Nội đưa vào Đà Nẵng chữa trị. Những tưởng, với chấn thương cột sống nghiêm trọng đó, Phạm Hải Nam sẽ phải chia tay sân cỏ ở tuổi 26. Rất may là quá trình điều trị đã thu được kết quả khá tốt, một thời gian sau Phạm Hải Nam đã tái xuất trong màu áo đội bóng thủ đô, nhưng phong độ đã không còn được như trước.
Kết thúc mùa giải 2011, Hòa Phát Hà Nội tuyên bố giải thể, Phạm Hải Nam đã chuyển sang khoác áo CLB BĐ Hà Nội (đội bóng tiếp quản đa số nhân sự của Hòa Phát Hà Nội). Dẫu vậy, Phạm Hải Nam cũng chỉ gắn bó với CLB BĐ Hà Nội đến hết mùa giải 2012, rồi chính thức giã từ sân cỏ. Có thể khẳng định, chấn thương đã khiến Phạm Hải Nam không còn là chính mình ở giai đoạn chín muồi của sự nghiệp cầu thủ. Nếu không gặp phải chấn thương cột sống, nhiều khả năng, Phạm Hải Nam sẽ còn chơi bóng đỉnh cao thêm nhiều năm nữa.
Thời gian qua, Phạm Hải Nam làm việc tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ T&T - VSH (cơ sở 2 của Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ T&T Hà Nội đặt tại thị xã Cửa Lò). Lúc này, Phạm Hải Nam đang có mặt tại thủ đô để dẫn dắt U15 Hà Nội, chuẩn bị tham dự VCK U15 Quốc gia 2020./.
Điểm danh 4 HLV của bóng đá xứ Nghệ đã và đang trên tuyển Trong địa hạt bóng đá Việt Nam, xứ Nghệ không chỉ là cái nôi sản sinh ra rất nhiều cầu thủ tài năng, mà còn là nơi cung cấp không ít HLV cho các đội tuyển Quốc gia. Sau đây là 4 gương mặt đáng chú ý nhất. 1. Cựu HLV Nguyễn Thành Vinh Cuối năm 2002, ông Vinh "Nghệ" được Liên đoàn...