Đổi đời nhờ trồng cây “quả vàng” trên vùng đất bạc
Trên vùng đất kinh tế mới bạc màu xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An), chị Trần Thị Hải đã trồng cam và kết hợp chăn nuôi. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, gia đình chị đã đổi đời khi hàng năm có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ cam vàng trên đất bạc màu…
Theo chủ trương di dân, phát triển vùng kinh tế của Đảng và Nhà nước, gia đình chị Hải rời xã Nam Cường (Nam Đàn) lên làm công nhân cho Công ty Nông Công Nghiệp 3.2.
Sau 8 năm làm công nhân, với bản tính năng động, hoạt bát, ham tìm hiểu chị đã nhanh chóng nắm bắt được các khoa học kỹ thuật và trở thành công nhân có tay nghề cao.
Vườn cam cho trái vàng ruộm khi chín và cây nào cây nấy trai trĩu quả của gia đình chị Hải. Ảnh: Lê Tập
Đến năm 2005, thực hiện Nghị định 135-CP, Công ty tiến hành giao khoán đất cho công nhân. Hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước phát triển kinh tế, chị Hải đã mạnh dạn nhận đất của Công ty và cơ cấu trồng 3 loại cây chính: 10 sào chè, 2ha cao su, 10 sào cam và kết hợp chăn nuôi gia sức, gia cầm.
Chị Hải chia sẻ: Việc Công ty giao khoán đất cho công nhân đã làm cho sản lượng thu hoạch tăng lên gấp nhiều lần. Đi làm thoải mái hơn, có trách nhiệm hơn và chăm sóc vườn cam cũng tốt hơn nên cho thu nhập cao hơn. Với 10 sào cam cho thu nhập từ hàng năm đạt từ 250 – 300 triệu đồng; 10 sào chè đạt năng suất 10 -15 tấn/năm chè búp cho thu nhập từ 40-50 triệu đồng/năm; 2ha cao su đạt năng suất từ 1,5 – 2 tấn mủ khô cho thu nhập từ 45 – 50 triệu đồng/năm. Nhờ tận dụng được đất rừng, gia đình còn thả thêm đàn bò mỗi năm bán 4 -5 con cho thu nhập 30-40 triệu đồng….
Chị Hải đã không quản ngại ngày đêm vất vả tìm hiểu quy trình kỹ thuật ngay từ khi làm đất, xẻ luống, cho đến cho giống, chăm sóc, cắt tỉa cành và phòng ngừa sâu bệnh cho từng loại cây. Thời gian của chị hầu hết dành cho cây, thậm chí là ăn ngủ cùng cây…
Cứ 2-3h sáng, chúng tôi đã phải có mặt tại rừng cao su để cạo mủ và lấy mủ trước khi mặt trời mọc. Về ăn cơm sáng xong lại vào vườn chè, chiều vào vườn cam với công việc hàng ngày chủ yếu cắt tỉa, chăm bón, cho đến khi cho thu hoạch. Với 3 loại cây này, hầu như ngày nào cũng làm không hết việc. Để thu hoạc kịp thời vụ, tổ chúng tôi thường có 5-6 công nhân đổi công cho nhau. Công việc tuy vất vả và độc hại hơn trồng lúa nhưng bù lại thu nhập cao gấp hàng chục thậm chí hàng trăm lần. Chị Hải tâm sự
Video đang HOT
Nhờ siêng năng, chịu khó, áp dụng đúng khoa học kỹ thuật cũng như thực hiện nghiêm ngặt các quy trình chăm sóc đến thu hoạch nên đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Ảnh: Lê Tập
Không chỉ giỏi trong lao động, chị Hải được nhiều người biết đến là người sống vì lợi ích tập thể. Với vai trò là chủ tịch Công đoàn bộ phận, chị Hải đã cùng với BCH Công đoàn Công ty xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động, các phong trào thi đua cho các cán bộ, đoàn viên công đoàn. Chị cũng thường xuyên khích lệ, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện cho các đoàn viên, công nhân lao động học các lớp bồi dưỡng, thi nâng cao tay nghề.
Ngoài ra, chị còn thường xuyên vận động quyên góp, giúp đỡ, hỗ trợ các đoàn viên lao động có hoàn cảnh khó khăn. Năm vừa qua, trước hoàn cảnh khó khăn của chị Phan Thị Hòa (Công nhân Đội cao su số 1) chị cùng BCH Công đoàn công ty đã kiến nghị lên lãnh đạo công ty đề nghị giúp đỡ, hỗ trợ xây nhà Mái ấm công đoàn, đồng thời vận động các đoàn viên, công nhân lao động cùng chung tay đóng góp giúp đỡ ngày công cho để chị Hòa có động lực vươn lên.
Chị Trần Thị Hải được lãnh đạo Công ty ghi nhận và liên tục được bình xét là lao động tiên tiến – chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Năm 2014, chị Hải được Công đoàn Sở Nông Nghiệp Nghệ An tặng giấy khen về thành tích Giỏi việc nước, đảm việc nhà. Chị cũng là công nhân duy nhất của công ty được chọn đi tham dự Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2015.
Trao đổi với báo PV Dân Việt, ông Trần Đình Sơn – Trưởng phòng kế hoạch Công ty TNHH MTV Nông Công Nghiệp 3.2 cho biết: Hiện công ty có 143ha chè, 600ha cao su và 679ha cam nhưng hầu hết đều giao khoán cho công nhân. Gia đình chi Hải vốn là công nhân của Công ty hơn 20 năm nay . Kế thừa những phẩm chất, kinh nghiệm từ bố mẹ cộng với bản tính hoạt bát, nhanh nhẹn, siêng năng, tận tụy với công việc nên chị Hải luôn đạt được nhiều thành tích. Mô hình kinh tế của gia đình chị Hải là khá giỏi, qua mô hình của chị Hải, Công ty lấy đó làm điển hình nhân rộng cho các mô hình làm ăn kinh tế khác.
Theo Danviet
Rừng cháy lan, thiêu rụi nhà dân
Khoảng 15h30 chiều ngày 5/7, một đám cháy lớn bùng phát tại rừng chuối xóm Minh Tiến, xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An). Khi rừng chuối bắt lửa, người dân chưa kịp ngăn chặn thì ngọn lửa lan sang rừng tạp rồi gây cháy một nhà dân.
Toàn bộ ngôi nhà và tài sản bị thiêu rụi
Sau khi phát hiện đám cháy, lãnh đạo huyện Quỳ Hợp đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo công tác chữa cháy. Trên 50 cán bộ, chiến sĩ công an huyện, phối hợp với hàng trăm người gồm lực lượng công an xã, dân quân tự vệ, nhân dân địa phương tiến hành dập lửa, phát luống cây để khoanh vùng đám cháy.
Đến khoảng 17h30' cùng ngày, ngọn lửa cơ bản được khống chế. Tuy nhiên sau đó, gió Tây Nam lớn đã thổi than, tro từ đám cháy bay, gây cháy nhà của gia đình chị Trương Thị Sâm, ở xóm Minh Tiến. Toàn bộ ngôi nhà 3 gian và tài sản trong nhà bị thiêu rụi.
Theo ước tính ban đầu, đám cháy thiệt hại hơn 1ha chuối trồng, 2ha rừng tạp và 1 nhà dân. Chính quyền địa phương đang phối hợp với Chi cục Kiểm lâm huyện xác định thiệt hại, bước đầu giao cho xã Minh Hợp huy động các lực lương, tổ chức đoàn thể giúp đỡ gia đình bị cháy nhà khắc phục hậu quả. Huyện Quỳ Hợp cũng hỗ trợ một phần ban đầu cho gia đình bị lửa thiêu cháy để khắc phục sự cố.
Rừng chuối bất ngờ bốc cháy ...
Nhà dân cũng bị cháy rụi.
Được biết, vào thời điểm xảy ra cháy rừng chuối, nhiệt độ ở huyện miền núi cao Quỳ Hợp nằm vào khoảng 40 độ C, trời gió mạnh ... cho nên làm cho đám cháy rừng chuối lan nhanh hơn và xảy ra sự việc ngoài mong muốn khi nhà dân bị thiêu cháy hoàn toàn.
Hiện cơ quan chức năng đang phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống cháy rừng trên toàn tỉnh
Ngày 3/7, UBND tỉnh ban hành Công điện số 09/CĐ-UBND yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị; Thủ trưởng các sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống cháy rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, thời tiết khu vực các tỉnh Miền Trung tiếp tục nắng nóng, kết hợp với hiệu ứng gió Phơn Tây Nam, nền nhiệt tăng cao có ngày lên đến 400c; độ ẩm không khí xuống thấp, làm cho thảm thực bì, bổi vọt dưới tán rừng khô héo, đặc biệt là rừng trồng thông nhựa, nguy cơ cháy rừng báo động cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm.
Để đối phó với tình trạng nắng nóng còn diễn biến phức tạp, cháy rừng đã xảy ra ở một số địa phương gây thiệt hại về rừng và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường thiên nhiên, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành, thị: Khi có cháy rừng xảy ra thì phải nhanh chóng huy động tối đa lực lượng tại chỗ, trực tiếp chỉ huy điều hành cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ, xử lý dập tắt đám cháy khi mới phát hiện, kiên quyết không để xảy ra cháy lớn.
Cụ thể, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo tăng cường các biện pháp kiểm tra, đôn đốc, rà soát khắc phục ngay những tồn tại trong phương án phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) của địa phương, chủ rừng. Trong đó lưu ý về phương tiện kỹ thuật chữa cháy, lực lượng chữa cháy rừng, công tác hậu cần và chỉ huy chữa cháy; quan tâm chỉ đạo xây dựng mới, bảo dưỡng các công trình phòng cháy; ngăn chặn, hạn chế những nguyên nhân tiềm ẩn cố ý gây cháy rừng.
UBND tỉnh giao các huyện, thành, thị chỉ đạo các hạt Kiểm lâm, chủ rừng, UBND cấp xã tập trung cao độ cho công tác PCCCR. Trong đó, thực hiện nghiêm túc chế độ thường trực thông tin cảnh báo cháy rừng 24/24h hàng ngày tại chòi canh lửa, Trạm Bảo vệ rừng và Văn phòng Ban Chỉ huy các cấp; thường xuyên cử cán bộ túc trực tại địa bàn xã, vùng rừng trọng điểm để tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia PCCCR; nắm chắc tình hình rừng ở cơ sở, ngăn chặn và ứng cứu các tình huống cháy rừng xảy ra. Trong thời gian nắng nóng cao độ, hạn chế giải quyết nghỉ phép, nghỉ chế độ, giảm các cuộc họp không cần thiết, tập trung nhân lực cho công tác PCCCR, bố trí lực lượng đủ để thường trực xử lý các tình huống cháy rừng xảy ra...
Tại công điện này, UBND tỉnh cũng giao Công an tỉnh chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và Công an các địa phương phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tốt công tác khám nghiệm hiện trường, điều tra, thu thập chứng cứ, truy tìm, tố giác thủ phạm gây ra vụ cháy rừng để xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.
Nguyễn Phê
Theo Dantri
Miền Tây xứ Nghệ tan hoang, ngập ngụa trong bùn sau khi lũ rút Nước lũ rút đi để lại một lớp bùn dày đặc, nhiều khu vực ngập ngụa trong lớp bùn dày đặc, nhiều nơi tan hoang sau khi cơn lũ giữ quét qua. Mưa lũ đã nhấn chìm nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Những ngày qua trên địa bàn tỉnh Nghệ An mưa lớn kéo dài, lượng nước lớn từ...