Đổi đời nhờ nuôi cá thích ăn đêm ở hồ xi măng, bán 500 ngàn/ký
Triển khai từ năm 2015, nhờ kiên trì, cần cù, chịu khó, đến nay gia đình anh Kiều Văn Đức ở thôn Giai Sơn, xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đã gây dựng thành công mô hình nuôi cá chình bông thương phẩm trong hồ xi măng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nói về cơ duyên đến với nghề nuôi cá chình, anh Kiều Văn Đức cho biết: Tận dụng đất vườn xung quanh nhà để chăn nuôi và trồng trọt, năm 2013 gia đình anh tiến hành xây và nuôi thử 4 hồ cá lóc, cá trê lai. Trong quá trình nuôi cá nước ngọt, anh Đức được tham gia các lớp tập huấn, trong đó có kỹ thuật nuôi cá chình bông thương phẩm trong hồ xi măng.
Mô hình nuôi chình bông trong hồ xi măng của gia đình anh Kiều Văn Đức mang lại lợi nhuận cao. Ảnh: KHÁNH VY.
Năm 2015, Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên phối hợp với Hội Nông dân xã An Mỹ triển khai mô hình nuôi cá chình bông thương phẩm tại xã nên gia đình anh và các hộ trong thôn đăng ký tham gia. Những hộ đăng ký tham gia mô hình được hỗ trợ 50% chi phí con giống và thức ăn…
“Gia đình tôi được hỗ trợ 400 con chình giống thả nuôi với diện tích 180m2. Sau 2 năm nuôi kết thúc, thấy mô hình nuôi chình bông đạt hiệu quả kinh tế cao nên tôi tiếp tục mở rộng. Hiện tại, cá chình được thương lái mua với giá từ 450.000-500.000 đồng/kg, bình quân thu lãi hơn 300 triệu đồng/năm. Hiện ngoài nuôi cá lóc, cá trê, tôi đang thả nuôi 5 hồ với hơn 600 con chình bông…”, anh Đức nói.
Video đang HOT
Về kỹ thuật nuôi cá chình bông, theo anh Đức, cá chình là loài dễ nuôi, ít bệnh so với các loại cá da trơn khác. Loại giống 18 con/kg có thể đạt trọng lượng 1-1,5kg/con sau một năm nuôi thương phẩm. Tuy nhiên, cá chình đòi hỏi phải được chăm sóc theo một quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt.
Cụ thể, nguồn nước nuôi cá chình bông phải được lọc kỹ các tạp chất, lắng trong trước khi cho vào bể nuôi. Bể nuôi cá chình bông phải đảm bảo không được thiếu nước hay thừa nước, oxy trong bể xi măng cũng không được thừa hoặc thiếu.
Về kinh nghiệm nuôi cá chình bông, anh Đức cho hay, cứ 3 ngày phải thay nước bể một lần để hạn chế tảo sinh sôi nảy nở với mật độ lớn, gây thiếu hụt nguồn oxy cho cá chình. Mỗi ngày cho cá chình bông ăn vào tầm 19 giờ, sau đó phải rửa sạch giá thức ăn để loại bỏ cặn bã.
Muốn đưa chế độ dinh dưỡng cao cho cá chình bông, cần áp dụng các biện pháp tổng thể khác như sử dụng máy quạt khí và tuân thủ chặt chẽ việc quản lý môi trường nước trong bể nuôi.
Anh Đức cho biết: “Hàng ngày, tôi mua cá rô phi về cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn trộn với men vi sinh để làm thức ăn cho cá chình bông. Cách làm này vừa giảm được một nửa chi phí so với thức ăn công nghiệp hiện có vừa tích hợp sẵn thuốc ngừa bệnh nên cá không mắc các bệnh đường ruột, bệnh gan, tỉ lệ cá sống đạt cao”.
Ông Biện Ngọc Min, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Mỹ đánh giá: “Mô hình nuôi cá chình bông của anh Kiều Văn Đức đang trở thành địa chỉ tin cậy để nhiều người tham quan, học tập kinh nghiệm và mua con giống. Người chăn nuôi càng yên tâm hơn trong việc chọn nuôi cá chình bông khi nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường….”.
“Với những thuận lợi đó, mô hình nuôi cá chình bông theo phương pháp tập trung sẽ được ứng dụng rộng rãi. Mới đây, anh Đức vinh dự được UBND tỉnh Phú Yên tặng bằng khen trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu bền vững, giai đoạn 2016-2018″, ông Biện Ngọc Min, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Theo Khánh Vy (Báo Phú Yên)
Xe chở 46 khách lao xuống ruộng, 17 người bị thương
Tối mùng 1 Tết, xe khách chở 46 người xuất phát từ TP.HCM lao xuống ruộng. Tai nạn khiến nhiều người bị thương.
Sáng 26/1, ông Phạm Đại Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cùng lãnh đạo Sở GTVT tỉnh này đến thăm hỏi, động viên các nạn nhân bị thương trong vụ lật xe khách tối mùng 1 Tết trên quốc lộ 1, đoạn qua thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An.
Xe gặp nạn do tài xế Thái Tấn Khoa (49 tuổi) điều khiển, chở 46 người từ TP.HCM về Quảng Ngãi ăn tết.
Khi xe đến khúc cua trên quốc lộ 1 ở thị trấn Chí Thạnh (huyện Tuy An, Phú Yên) thì lao xuống ruộng rồi lật nhào. Tai nạn khiến 17 người bị thương, trong đó có tài xế Phạm Tấn Khoa.
Xe khách biến dạng sau vụ tai nạn khiến nhiều hành khách bị thương. Ảnh: Văn Thành.
Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Bá Khải, Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Phú Yên, cho biết xe lao xuống ruộng thuộc hãng Tuấn Tú.
"Trong số 9 người bị thương nặng vùng cổ, chấn thương sọ não, gãy chân, tay, có 2 nạn nhân được chuyển ra cấp cứu ở Bệnh viện đa khoa Bình Định", ông Khải thông tin và cho hay hãng xe đã bố trí phương tiện khác đưa hành khách bị thương nhẹ tiếp tục hành trình.
Khám nghiệm hiện trường, bước đầu Công an Phú Yên nhận định nhiều khả năng tài xế chạy tốc độ cao nên không kịp xử lý khi qua cua.
Tai nạn xảy ra tại thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, Phú Yên (chấm đỏ). Ảnh: Google Maps.
Theo Zing.vn
Phú Yên hỗ trợ các địa phương thiệt hại do nắng hạn Để khắc phục diện tích nông nghiệp và rừng trồng bị thiệt hại trong đợt nắng hạn năm 2019, các địa phương tỉnh Phú Yên đề xuất hỗ trợ kinh phí khắc phục hạn hán sản xuất và thiếu nước sinh hoạt hơn 156 tỷ đồng, hỗ trợ rừng trồng bị chết do nắng hạn hơn 60 tỷ đồng. UBND tỉnh Phú Yên...