Đổi đời, mua nhà, tậu xe nhờ làm tiếp viên hàng không
Nhiều người trẻ tại Thái Lan tin rằng làm việc trong ngành hàng không là tấm vé để nhanh chóng độc lập tài chính, nâng cao địa vị xã hội và có một cuộc sống thoải mái hơn.
Zing trích dịch bài đăng trên South China Morning Post về khát vọng làm việc trong ngành hàng không của nhiều bạn trẻ Thái Lan với nhiều đãi ngộ hấp dẫn song cũng lắm áp lực, thách thức.
Chompoo (24 tuổi) mơ ước được làm việc trong một hãng hàng không nhiều năm qua. Với mục tiêu này, cô chăm chỉ luyện tập tiếng Anh và tiếng Trung Quốc để giúp bản thân có lợi thế hơn các ứng viên khác.
Một năm sau khi tốt nghiệp, cô gái Thái Lan vẫn chưa thể đạt được ước mơ. Sau khi thất bại trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 2 và rồi ngành hàng không bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, khả năng tìm được việc của cô càng mong manh.
Tuy nhiên Chompoo không vì thế mà bỏ cuộc. Cô tranh thủ thời gian này cải thiện kỹ năng phục vụ và ngoại ngữ vì mục tiêu của cô là các hãng hàng không có nhóm khách hàng chủ yếu là khách du lịch Trung Quốc.
Để nâng cao kỹ năng của mình, Chompoo còn đăng ký tham dự khóa học tiếp viên hàng không – nơi các giảng viên đáp ứng nhu cầu học tập của ứng viên mong muốn làm việc trong ngành này.
Ở Thái Lan, nhiều người trẻ mơ ước được làm tiếp viên hàng không, xem sự nghiệp trong ngành hàng không là tấm vé để độc lập tài chính, nâng cao địa vị xã hội và có cuộc sống thoải mái hơn.
Nhiều người trẻ Thái Lan muốn được làm việc trong ngành hàng không.
Những lớp học chắp cánh ước mơ bầu trời
Các khóa học bao gồm những bài học về tác phong, vẻ ngoài, kỹ thuật phỏng vấn và kỹ năng tiếng Anh. Do đại dịch, một số lớp học diễn ra online, trong đó có những lớp được dẫn dắt bởi Tanyalak Lobyam – một tiếp viên hàng không có 10 năm kinh nghiệm.
Tanyalak cũng hy vọng có thể tranh thủ thời gian này bắt đầu sự nghiệp làm gia sư tiếp viên hàng không bởi cuộc khủng hoảng đang khiến nơi cô làm việc rơi vào tình cảnh khó khăn.
“Tôi thích dạy, muốn truyền đạt những điều tốt nhất cho mọi người”, cô chia sẻ.
Nữ tiếp viên hàng không đã dạy cho khoảng 50 học viên cả trực tiếp và trực tuyến. Tanyalak nhận định khoảng thời gian dịch bệnh đang chuyển biến tốt cũng là cơ hội để các ứng viên nâng cao kỹ năng của mình.
Tại Perfect Angel’s by Ajarn Aum – một trường dạy tiếp viên hàng không ở Bangkok – nhiều cô gái với gương mặt trang điểm kỹ, tóc búi gọn, mặc chân váy bút chì, đi tất và giày cao gót màu đen đang ngồi ngay ngắn trong lớp học trong khi một chàng trai mặc vest có màu tương tự.
“Đây là một lớp học chuyên sâu. Chúng tôi muốn mô phỏng một buổi phỏng vấn thực tế cho các học viên làm quen”, bà Monchaya Khuptawinthu, hiệu trưởng trường và là cựu tiếp viên cho một hãng hàng không Trung Đông, nói.
Video đang HOT
Nhiều ứng viên tham gia các khóa học đào tạo kỹ năng để tăng cơ hội trúng tuyển.
Bà Monchaya thực hiện sàng lọc trước khi nhận học viên. Tiêu chí chung là học viên có thái độ tốt, đáp ứng yêu cầu về chiều cao và cân nặng nhất định, duy trì làn da đẹp và răng tốt, không có hình xăm.
“Khóa học có thể kéo dài một, vài tháng hoặc lâu hơn tùy thuộc vào kỹ năng của học viên. Họ sẽ được học cách khắc phục thiếu sót của mình, có thể là ngôn ngữ hoặc thái độ”, bà nói.
Bà Monchaya cho biết đã đào tạo hơn 4.000 học viên trong một thập kỷ qua, cứ 8/10 người sẽ thành công có được công việc mơ ước.
“Một trong số những phần thưởng của việc thành công trở thành tiếp viên hàng không là họ có thể độc lập nhanh hơn về tài chính. Trong một năm, một số người đã mua được nhà và xe, đưa cha mẹ đi du lịch nước ngoài”, bà Monchaya cho biết.
Bà Monchaya cũng nhận định mục tiêu của những người trẻ có ước mơ làm việc trong ngành này khá giống nhau. Phần lớn là nhanh chóng ổn định tài chính và mở mang tầm nhìn thông qua việc di chuyển đến nhiều nơi trên thế giới.
Đãi ngộ cao là một trong những điều ngành hàng không hấp dẫn ứng viên.
“Mức lương khởi điểm cho sinh viên mới tốt nghiệp ở mỗi quốc gia là khác nhau, nhưng các hãng hàng không đưa ra mức lương khởi điểm như nhau cho nhân viên bất kể quốc tịch”, vị hiệu trưởng cho biết.
Bà cũng lưu ý rằng “đối thủ” chủ yếu của các ứng viên Thái Lan hiện nay đến từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Người trẻ ở 2 nước này ngày càng cho thấy sự quan tâm dành cho công việc tại các hãng hàng không Trung Đông, chủ yếu họ bị thu hút bởi các đãi ngộ như chỗ ở miễn phí và thu nhập miễn thuế.
“Các thí sinh của Hàn Quốc thường có trình độ chuyên môn cao, ví dụ như có bằng thạc sĩ hoặc biết nhiều ngôn ngữ. Mọi người đều muốn có một công việc mà họ có thể vừa tận hưởng cuộc sống vừa có thu nhập hợp lý”, bà nói.
Thách thức
Hàng không luôn được coi là một ngành làm việc ổn định cho tới khi đại dịch bùng phát đầu năm nay.
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), du lịch hàng không toàn cầu đã giảm 95% tính đến tháng 4 so với 2019. Ngay cả khi biên giới mở cửa trở lại và nhu cầu tăng vào năm 2021, các hãng hàng không vẫn sẽ gặp khó khăn về mặt tài chính, với doanh thu dự kiến sẽ giảm hơn một phần ba kể từ năm 2019.
Do đại dịch Covid-19, nhiều hãng hàng không lâm vào cảnh thua lỗ thậm chí phá sản.
Tại Thái Lan, hãng hàng không quốc gia Thai Airways đã bị tước tư cách doanh nghiệp nhà nước và nộp đơn xin phá sản vào tháng 5 vì nhiều năm thua lỗ, quản lý kém hiệu quả và cả do đại dịch.
Hãng hàng không NokScoot thực hiện kế hoạch cắt giảm nhân sự, khiến khoảng 450 nhân viên và thành viên phi hành đoàn thất nghiệp. Hãng này cho biết họ không thể thấy trước sự phục hồi từ những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Covid-19.
Hãng hàng không Singapore Airlines cũng báo cáo thua lỗ lần đầu tiên trong lịch sử 48 năm. Emirates Airlines có trụ sở tại Dubai cũng đã bắt đầu một đợt cắt giảm nhân sự thứ 2 vào tháng 6, sa thải 600 phi công và 6.500 nhân viên phi hành đoàn, trong khi Qatar Airlines có kế hoạch giảm khoảng 20% nhân viên.
Trong khi đó, Air New Zealand cho biết có ít nhất 3.500 nhân viên hãng này sẽ mất việc, trong khi Qantas cũng phải sa thải gần 6.000 nhân sự.
Tiếp viên hàng không là công việc có bề ngoài hào nhoáng nhưng chứa không ít khó khăn, áp lực.
Thitipong Geenupong, tiếp viên hàng không và người sáng lập của Thomsabincrew.com, một trang web cung cấp thông tin về tuyển dụng hàng không cho biết vẫn có nhiều người truy cập trang web của anh dù bài đăng tuyển dụng cuối cùng đã từ tháng 3.
“Điều này cho thấy rằng nhiều người trẻ Thái Lan vẫn quan tâm đến ngành này. Có lẽ họ cho rằng các hãng hàng không sẽ sớm phục hồi”, anh nói.
Sau 25 năm làm tiếp viên hàng không, Thitipong nhận định công việc này không phải lúc nào cũng vui vẻ, hào nhoáng như bề ngoài.
Tanyalak, huấn luyện viên tiếp viên hàng không, cho biết công việc này có những ưu và nhược điểm mà nhiều người trẻ có thể không hoàn toàn hiểu được.
“Hình ảnh gắn liền với các thành viên phi hành đoàn là vẻ ngoài ưa nhìn, giàu có và đi du lịch khắp thế giới. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi nhiều về thể chất và không ít người đã bỏ cuộc vì áp lực và lúc nào cũng phải làm hài lòng mọi người”, cô nói.
Vừa tốt nghiệp đã được giao làm leader, cô gái vội vàng xin nghỉ việc vì lý do này
Ai cũng mong ra trường sẽ kiếm được công việc với môi trường chuyên nghiệp, người sếp tâm lý. Nhưng đời không như là mơ, có rất nhiều câu chuyện công sở ẩn khuất phía sau khiến nhiều sinh viên phải vội vàng rút lại hồ sơ xin nghỉ.
Tốt nghiệp xong, cầm tấm bằng trên tay và một chút kinh nghiệm dắt túi từ những năm học giảng đường, bạn sinh viên nào cũng muốn tìm cho mình một công việc thật tương xứng với trình độ, năng lực của bản thân. Họ háo hức săn đón những cơ hội tốt với hi vọng mình sở hữu mức lương ngàn đô mà người khác đây ao ước.
Sinh viên cũng mong gặp được một người sếp tâm lý, đồng nghiệp thân thiện, môi trường chuyên nghiệp... Tuy nhiên, có nhiều thứ diễn ra khiến bản thân không thể nào trụ nổi, điển hình như không có sự định hướng rõ ràng. Điều này dễ thấy ở công ty start up, nơi người sếp có thể cho bạn hàng tá công việc nhưng lại không cho bạn một sự đãi ngộ tử tế.
Mới đây, cô bạn V.P đã chia sẻ câu chuyện của mình trong một group chuyên tìm công việc cho sinh viên và dân văn phòng. Vừa mới ra trường apply được công việc làm trực tiếp với sếp nên V.P vô cùng háo hức. Nhưng đến khi vào cô bạn mới biết được sự đãi ngộ công ty dành cho mình không hề tương xứng.
Được giao chức leader dù mới ra trường, nữ sinh vội vàng xin nghỉ việc. (Ảnh minh họa)
" Mình là sinh viên mới ra trường, tốt nghiệp ngay đợt dịch nên mấy tháng mới tìm được việc. Khó một chỗ là mình tìm việc hơi khác chuyên môn nên không có nhiều công ty cho mình cơ hội học hỏi. Nên khi apply được vào công ty X, mình mừng lắm.
Nhưng đi làm rồi mới phát hiện vấn đề, là trong ban PR không ai khác ngoài mình cả. Mình biết đây là nơi start up nhỏ, nhưng không ngờ nó lại nghiêm trọng như vậy. Lúc phỏng vấn sếp nói mình sẽ làm việc trực tiếp với anh, nên mình ngây thơ tưởng sẽ thực hiện công việc sếp giao thôi.
Ai ngờ là sếp giao cho một kế hoạch siêu lớn do mình làm leader, tự làm plan, tự tìm nhân sự, không biết làm thì tự học, tự hỏi lấy. Kinh nghiệm không bao nhiêu thì làm kế hoạch kiểu gì? Đó là những việc nhân viên mới có người hướng dẫn còn thấy khó, chứ đừng nói là hoàn toàn không có ai như mình.
Sếp giao cho nữ sinh làm chức leader với một bản kế hoạch tự plan, tự tuyển nhân sự và tự bơi trong công việc. (Ảnh minh họa)
Được sếp tin tưởng cho làm leader dù mới ra trường thì thích lắm, nhưng mình biết sức lực đến đâu. Sếp thì luôn nêu cao tinh thần tự học, tinh thần "không có gì không làm được nếu đã muốn làm". Mình thì không đồng ý vì sức người có hạn, con người muốn trưởng thành trong công việc cũng phải từ từ, có thời gian.
Mình bối rối lắm, vì mới đi làm có hơn tháng mà đã chịu trách nhiệm quá nhiều thứ, cái nào cũng phải làm tốt, không làm tốt được thì phải kiếm cái khác trong khi không có người hướng dẫn. Đó là một công ty tốt, tử tế. Nhưng nó vận hành như vậy đấy!
Mình cứ nghĩ đến việc nghỉ quách cho xong, nhưng mình lại sợ bản thân đang hèn nhát, đang thấy khó quá nên đầu hàng bỏ chạy. Mình muốn có người hướng dẫn, có đồng nghiệp kinh nghiệm ngay tại công ty để học hỏi công việc, như vậy có quá đáng quá không? Mình thấy công việc quá sức một cách khủng khiếp, nhưng cố gắng chết đi sống lại để làm một công việc quá sức là cách học việc hả mọi người?".
(Ảnh minh họa)
Sau khi bài viết được đăng tải đã nhận về nhiều luồng ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng đây là chiêu bài hay áp dụng của các start-up hiện nay, muốn tuyển leader nhưng chỉ trả lương nhân viên nên mới đưa ra điều kiện vô lý đến vậy. Nếu cứ tiếp tục làm thì đến sớm muộn nữ sinh này cũng bị nhấn chìm trong biển áp lực công việc.
Tuy nhiên, phía lạc quan lại cho rằng người mới đừng nên giới hạn bản thân phải có người hướng dẫn thì mới thành công. Bởi đây là cơ hội để nữ sinh tự chứng tỏ năng lực bản thân, nếu có khả năng tự sàng lọc kinh nghiệm thì chỉ sau 1 năm với chức vụ lớn này, cô bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm đi apply các vị trí khác.
"Em nên bỏ tư tưởng muốn có leader chỉ dẫn thì mới vượt qua được hoản cảnh. Có thể giờ mệt đó nhưng sau 1 năm chịu đựng, anh bảo đảm so với mấy bạn bằng tuổi em sẽ hơn, vì cái gì cũng phải giải quyết. Em nên mình nghĩ mình đang làm leader thì mới suy nghĩ cởi mở bản thân mình có thể", bạn T.A bình luận.
"Có hai khả năng xảy ra khi bạn không có mentor. Thứ nhất là không biết mình sai ở đâu, mông lung làm việc rồi đâm ra stress. Thứ hai là bạn có khả năng tự đúc kết kinh nghiệm, kết quả lên tay nghề cực nhanh nhưng trường hợp này lại khá hiếm. Nói chung mới ra trường thì cơ hội thế này cũng tốt, điều quan trọng là bạn thấy bản thân mình năng lực thế nào thôi chứ cũng không nhất thiết phải ai leader đâu", bạn K.L chia sẻ.
Ở phía ngược lại, bạn A.N khuyên nữ sinh nên sớm bỏ việc: " Ở đây mình thấy rõ sếp bạn quá vô lý và đang lợi dụng sự nỗ lực để ép bạn làm những việc không hợp lý. Mỗi người sẽ có một tốc độ phát triển khác nhau, cần những điều kiện khác nhau. Bạn không hợp với môi trường này thì cứ mạnh dạn xin nghỉ. Mình cảm thấy lúc bạn xin nghỉ sẽ bị sếp dè bỉu, hi vọng bạn không bị ảnh hưởng mà tự ti về bản thân".
Hiện bài viết vẫn nhận được rất nhiều bình luận trái chiều của dân mạng.
Bức ảnh phi công cầm biển "Hãy mua vé máy bay như bạn mua giấy vệ sinh": đằng sau sự ví von hài hước là nỗi buồn của hàng triệu người Có lẽ hàng triệu người cũng đang có suy nghĩ như phi công này. Chris Pohl là một phi công kỳ cựu của Virgin Atlantic - một hãng hàng không tầm trung ở Anh. Mới đây, một bức ảnh của Chris đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng, nhờ thông điệp đặc biệt: "Buy airline tickets like you bought toilet paper" (Tạm dịch:...