Đối diện với “quái thú” ở Hoàng Sa
Những ngư dân Núi Thành (Quảng Nam) can trường bám biển Hoàng Sa, Trường Sa, họ trở thành những cột mốc sống giữa biển, góp sức mình bảo vệ chủ quyền, ngư trường truyền thống. Ra Hoàng Sa, đối diện với các loại tàu Trung Quốc, họ trở thành những “phóng viên” bất đắc dĩ ghi lại những hình ảnh tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam, để làm bằng chứng tố cáo sự hung hăng, âm mưu, dã tâm của Trung Quốc trên Biển Đông ra toàn thế giới!
“Phóng viên” bất đắc dĩ giữa Hoàng Sa
Đội tàu gồm 15 chiếc công suất lớn của Núi Thành vừa cập cảng sau gần một tháng vươn khơi bám biển Hoàng Sa. Trước đó, ngày 10/5, 15 tàu cá với 150 ngư dân can trường rời cảng Kỳ Hà ra Hoàng Sa đánh bắt khi Trung Quốc kéo giàn khoan trái phép vào vùng chủ quyền Việt Nam. Họ đi theo tổ đội đoàn kết để sát cánh bên nhau, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, sẻ chia nhau thông tin luồng cá để cùng nhau đánh bắt thuận lợi và hiệu quả hơn.
Ngư dân Nguyễn Đức Vỹ (phải) kể lại chuyện ở Hoàng Sa. Ảnh: Nguyễn Thành
Những con tàu rời bến, mờ khuất dần giữa biển cả bao la để lại phía sau những ánh mắt âu lo của những người mẹ, người vợ khi chồng, con ra khơi khi Biển Đông dậy sóng. Đội tàu cập bến, hết thảy người thân mừng khôn tả. Tất cả về đến đất liền an toàn, dù cá mực chưa đầy khoang, nhưng những nụ cười vẫn nở trên những khuôn mặt cháy sám. “Nghề đi biển được thua là chuyện thường. Chuyến này lỗ, chuyến sau lại ra khơi làm bù. Ngư trường quyết không thể bỏ”, ngư dân Nguyễn Đức Bình thuyền viên tàu QNa 90147 cười nói.
Hành trình vươn khơi bám biển với 15 tàu công suất lớn của ngư dân Núi Thành là hành trình gian nan và nguy hiểm khi đối diện với máy bay và những con tàu vỏ sắt của Trung Quốc to lớn và hung hãn. Họ ví những con tàu Trung Quốc là những “quái thú” hung hãn lồng lộn giữa biển Hoàng Sa. Và những chiếc máy bay là diều hâu nham hiểm bay lượn lờ tìm mồi.
Thuyền trưởng tàu QNa 90147 là ngư dân lão luyện Nguyễn Đức Nghiệp. Gần 50 tuổi, ông Nghiệp đã có hơn 30 năm bám biển Hoàng Sa – Trường Sa. Với ông Nghiệp và nhiều ngư dân Núi Thành, ngư trường Hoàng Sa họ đã thuộc làu như lòng bàn tay. Những hòn đảo, lạch nước, bãi đá, san hô… trên biển Hoàng Sa ông đều nắm rõ.
Ông Nghiệp kể rằng: Trước đây đi biển sợ nhất là bão tố, cuồng phong nhưng nay, ra biển Hoàng Sa nỗi ám ảnh lại là những con tàu vỏ sắt to lớn của Trung Quốc. Chúng hung hăng, bày đủ chiêu trò, cạm bẫy với ngư dân Việt Nam trên ngư trường truyền thống.
Hình ảnh một ngư dân Núi Thành vẫn cười tươi dù phía sau là 1 tàu vỏ sắt Trung Quốc đang lao tới. Ảnh: Nguyễn Đức Vỹ
“Tàu Trung Quốc như con quái thú cuồng điên giữa biển. Họ không hề đánh bắt cá mà suốt ngày đêm chỉ rình rập chờ thời cơ quấy phá tàu ngư dân chúng tôi, hòng làm chúng tôi nhụt chí bỏ ngư trường. Nhưng anh em chúng tôi luôn kiên cường bám trụ đánh bắt trên ngư trường truyền thống của cha ông. Tàu của họ quần thảo, máy bay gầm gừ liên tục không làm chúng tôi sợ. Họ điên cuồng cố tình đâm chìm tàu, giết chết ngư dân nhưng chúng tôi vẫn kiên gan bám biển!”, ông Nghiệp nói.
Ông Nghiệp kể, khi vừa đến biển Hoàng Sa, họ gặp phải những “quái thú” ấy. 15 con tàu ngư dân Núi Thành chia làm 3 tổ nhỏ để tương trợ nhau quyết bám biển đánh bắt. Ấy nhưng, những con “quái thú” cậy thế to, đông luôn cố tình đè ép ngư dân Việt Nam. Khôn khéo và bản lĩnh, những ngư dân lão luyện tìm cách né tránh. Dù nhiều tàu bị tàu Trung Quốc đâm nhưng chúng tôi vẫn bám trụ để vừa đánh bắt vừa bảo vệ chủ quyền.
Video đang HOT
Tàu QNa 91559 do ông Ngô Ry làm thuyền trưởng, bị hư hỏng nặng sau những lần bị tàu Trung Quốc đâm. Dù hư hỏng nhưng anh em trên tàu vẫn kiên cường bám trụ, đánh bắt cho đến ngày về.
“Tàu vỏ sắt Trung Quốc to lớn gấp 4-5 lần tàu mình, mũi nhọn lắp quả lê nên mỗi lần chúng cố tình đâm, húc là ngư dân chúng tôi phải đối mặt với cái chết. Họ vây ráp, tăng tốc dọa chúng tôi liên tục, có ngày 4 – 5 lượt. Anh em phải vã mồ hôi ứng phó!”, ông Ry kể.
Ông Ry ví von: Tàu Trung Quốc cậy thế lớn đang chơi trò Tom và Jerry với tàu cá chúng tôi. Nhưng phần thắng cuối cùng bao giờ cũng thuộc về chú chuột Jerry nhỏ bé, thông minh và khôn khéo. Những hành động độc ác của những “chú mèo”, “quái thú” đã được chính các ngư dân ghi lại, làm bằng chứng mang về đất liền.
Bằng chứng thép
Ngư dân trẻ Nguyễn Đức Vỹ (23 tuổi), thuyền viên tàu QNa 91270, cho chúng tôi xem những đoạn video, hình ảnh mà Vỹ ghi lại được trên biển Hoàng Sa. Những đoạn video của Vỹ đã trở thành những thước phim quý ghi lại rõ nét những hành vi tàn độc của tàu Trung Quốc. Cảnh tàu Trung Quốc hung hăng, chồm lên, đâm, đè lên tàu cá ngư dân, máy bay lượn ngay trên tàu cá ngư dân Việt Nam để đe dọa đều nằm gọn trong chiếc điện thoại nhỏ của Vỹ.
Sinh ra và lớn lên ở vùng biển Tam Quang, Vỹ là một trong những ngư dân trẻ thuộc đội tàu đoàn kết của ngư dân Núi Thành. Con tàu QNa 91270 Vỹ gắn bó đã mấy năm nay để mưu sinh nuôi sống gia đình. Trước chuyến đi biển, Vỹ mua cho mình một chiếc điện thoại đời mới để nghe nhạc cho đỡ buồn trong những ngày lênh đênh trên biển. Và giữa biển Hoàng Sa, trong vòng vây của những con “quái thú” chiếc điện thoại lại trở thành máy quay, máy ảnh vô cùng hữu dụng.
Máy bay quần lượn trên tàu cá ngư dân. Ảnh: Nguyễn Đức Vỹ
Vỹ kể, những lần tàu Trung Quốc áp sát, cố tình đâm va Vỹ đều mang điện thoại ra quay, chụp lại. Tàu Trung Quốc đâm tàu ngư dân Việt Nam liên tục, chiếc thẻ nhớ 8GB không còn đủ chỗ chứa, Vỹ phải chấp nhận xóa đi những video, hình ảnh của gia đình, xóa bớt những bản nhạc mà mình ưa thích dành dung lượng để chứa hình ảnh tội ác.
“Nói có sách mách có chứng. Em quay lại để làm bằng chứng cho đất liền tố cáo sự ngang ngược dã tâm của Trung Quốc. Có những lần, tàu cá bọn em bị tàu Trung Quốc đâm chí mạng. Anh em bị hất tung, bầm dập trên boong tàu, nhưng em vẫn gắng đứng dậy, bám chắc vào mạn tàu đưa điện thoại lên để quay, chụp lại”, Vỹ nói.
Trong số video, hình ảnh Vỹ quay được ở Hoàng Sa có những đoạn quay cảnh tàu Trung Quốc đâm tàu QNa 91559 của ông Ngô Ry và cảnh tàu ĐNa 90152 của ngư dân Đà Nẵng bị đâm chìm giữa biển Hoàng Sa rất quý giá. Những hình ảnh ấy, được nhiều phóng viên, báo đài xin để sử dụng. Vỹ đều vui vẻ cung cấp. Vỹ bất ngờ vì những hình ảnh, video được báo đài sử dụng và trở thành những bằng chứng hùng hồn, đanh thép đưa ra trước công luận trong nước và thế giới.
“Em không ngờ những hình ảnh của mình quay, chụp ở Hoàng Sa lại quý như vậy. Trung Quốc bạo tàn, độc ác, ngư dân trẻ như em nguyện làm cột mốc, tai mắt giữa biển để giữ gìn từng tấc biển của Tổ quốc, của cha ông”, Vỹ tâm sự.
Và không riêng Vỹ, nhiều ngư dân khác của Núi Thành cũng đã kịp ghi lại những hành động ngang ngược tàn ác của tàu Trung Quốc trên biển Hoàng Sa. Chợt nghĩ, những thước phim, hình ảnh quý giá này của ngư dân từ Hoàng Sa, những phóng viên nghiệp dư ở điểm nóng, xứng đáng lắm đoạt giải trong lương tri của những người tiến bộ.
Nụ cười Hoàng Sa Trong những video, hình ảnh mà Vỹ quay, chụp lại có những hình ảnh thường ngày của những ngư dân giữa biển Hoàng Sa. Dù tàu Trung Quốc vây ráp, đâm, húc nhưng họ vẫn lạc quan, tự tin, ngay cả lúc nguy hiểm nhất. Hình ảnh ngư dân vẫn mỉm cười khi tàu Trung Quốc vây ráp ngay phía sau, anh em thuyền viên quây quần trò chuyện giữa mênh mông biển nước lúc nghỉ tay lưới thật lạc quan, tự tin. Nhìn vào những hình ảnh đó, người ở đất liền vững tin hơn. Và cũng từ hình ảnh đó, thêm một lần khẳng định sâu sắc, vùng biển đảo này là của cha ông, là của mình, của dân tộc này.
Theo Nguyễn Thành (Tiền Phong)
Ngư dân muốn cùng tàu sắt vươn khơi bám biển
"Sau những lần ra khơi cùng chiếc tàu sắt Hải Âu 01, Hải Âu 02, chúng tôi cảm thấy rất an toàn, tàu sắt có những điểm ưu việt hơn tàu gỗ rất nhiều. Công suất vận hành lớn, tàu đi nhanh, xa nhưng rất an toàn, anh em có thể tự tin đánh bắt dài ngày trên biển".
Đó là những lời tâm sự của 2 ngư dân Phạm Văn Tuyên (SN 1975), chủ tàu vỏ sắt Hải Âu 01, và Trần Văn Châu (SN 1989), chủ tàu vỏ sắt Hải Âu 02, cùng trú tại xóm Trung Châu - xã Hải Chính - huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định. Họ chính là những ngư dân đầu tiên của miền Bắc được nhận 2 chiếc tàu vỏ sắt của Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam - SBIC.
Cùng tàu vỏ sắt vươn khơi bám biển
Kể từ khi nhận bàn giao chiếc tàu vỏ sắt Hải Âu 01 vào ngày 27/12/2013, anh Tuyên đã 7 lần cùng con tàu này vượt khơi đánh bắt dài ngày trên biển. Lúc chúng tôi đến cũng là lúc anh cùng các đồng nghiệp vừa trở về sau 15 ngày ra khơi đánh cá.
Nụ cười niềm nở, vui mừng sau một chuyến đi hoàn hảo, anh Tuyên tâm sự: "Đây là chuyến thứ 7 tôi cùng anh em ra khơi bằng con tàu vỏ sắt Hải Âu 01. Quả thật không chê vào đâu được bởi sự an toàn, ưu việt của con tàu sắt này".
Chiếc tàu sắt Hải Âu 01 và Hải Âu 02 cập cảng sau 15 ngày ra khơi
Anh Tuyên cho biết: "Ra khơi bằng tàu sắt rất an toàn. Tàu sắt có nhiều ưu điểm hơn tàu gỗ rất nhiều. Trước kia đi tàu gỗ thường xuyên phải chịu cảnh nước vào khoang, lương thực, nhiên liệu dự trữ không đầy đủ. Được thiết kế rộng và dài hơn nhiều so với tàu gỗ, tàu vỏ sắt rất kín không lo nước vào, các khe cửa khép kín tuyệt đối, có thể sử dụng được hầu hết các khoang chứa hàng và đồ, khoang rộng nên chở được nhiều hàng, nước, đá... Vì vậy mà chúng tôi có thể bám biển từ 20 - 30 ngày.
Sau chuyến ra khơi đầu tiên, trừ hết chi phí, tôi cùng anh em cũng để ra được hơn trăm triệu đồng. Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu cao nhưng có tàu sắt đi biển, tôi cảm thấy tự tin vươn khơi hơn tàu gỗ, an tâm đánh bắt trên biển nhiều ngày.", anh Tuyên tâm sự.
Cùng chung cảm xúc với anh Tuyên, anh Trần Văn Châu, chủ tàu Hải Âu 02, chia sẻ: "Tàu của tôi và anh Tuyên đi cùng ngày và cũng vừa về cùng ngày. Ngày 18/03/2014 vừa qua, tôi được bàn giao chiếc tàu Hải Âu 02. Đây là lần thứ 3 tôi cùng chiếc tàu vỏ sắt này ra biển đánh bắt cá. Sau 3 lần đi vừa rồi, tôi cảm thấy tàu vỏ sắt rất an toàn và chắc chắn, có nhiều nét ưu việt, số lượng ngư lưới cụ được đem đi nhiều hơn, di chuyển tốn ít dầu hơn hẳn với tàu gỗ thông thường, ra khơi cùng tàu vỏ sắt, anh em chúng tôi thấy tự tin hơn nhiều".
Ông Nguyễn Mạnh Luân, Chủ tịch UBND xã Hải Chính, cho biết: Từ xa xưa, ngư dân trong xã đã gắn mình với nghề đi biển. Hiện trong toàn xã có khoảng 37% hộ dân làm nghề đi biển. Tổng số tàu cá của xã là 41 tàu, trong đó có 2 tàu sắt của ngư dân Phạm Văn Tuyên, Trần Văn Châu.
Nói về tàu sắt tại địa phương, ông Luân cho biết, xã rất vinh hạnh khi trong tổng số 6 chiếc tàu vỏ sắt thí điểm của cả nước, xã đã có 2 chiếc. Mặc dù mới bước đầu đi vào hoạt động nhưng nó có rất nhiều điểm mạnh, tuy nhiên, cũng có một số khó khăn. Nhiều ngư dân rất muốn chuyển đổi sang sử dụng tàu sắt nhưng vẫn còn một số băn khoăn, trăn trở về nguồn vốn, giá cả... ông Luân chia sẻ.
Ngư dân Phạm Văn Tuyên vui mừng sau chuyến đi biển hoàn hảo với tàu sắt Hải Âu 01
Nỗi niềm ngư dân
Là Phó Chủ tịch Hiệp hội nghề cá xã Hải Chính, anh Tuyên là một trong những ngư dân luôn đi đầu trong mọi công tác phát triển, đổi mới tư duy, góp phần đẩy mạnh sự phát triển nghề cá tại địa phương.
Anh luôn đắn đo và suy nghĩ về tương lai của nghề đánh bắt cá sau này. Ba năm trước, chàng ngư dân trẻ này đã thay đổi tư duy, muốn thay đổi cách thức đánh cá, bắt đầu nảy sinh ý định chuyển đổi từ việc sử dụng phương tiện đánh bắt là tàu gỗ sang sử dụng tàu sắt.
Lúc bấy giờ, dự án thử nghiệm tàu vỏ sắt của Tổng Công ty Tàu thủy Việt Nam cũng được bắt đầu. Ý tưởng bước đầu được thực hiện, anh bắt đầu đi khảo sát các doanh nghiệp đóng tàu tại địa phương và quyết định sẽ đóng một chiếc tàu sắt để tiện vươn khơi đánh bắt xa bờ. Và cuối cùng, anh đã ký kết với Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy Sông Đào về việc nhận bàn giao tàu sắt Hải Âu 01, công suất 650 CV.
Sau những lần ra khơi, nắm được những ưu việt mà tàu vỏ sắt mang lại nhưng anh Tuyên và anh Châu vẫn băn khoăn. "Chúng tôi rất muốn kêu gọi anh em chuyển đổi từ tàu gỗ sang dùng tàu sắt nhưng e là hơi khó vì vốn đầu tư vào việc này là rất lớn. Trong khi đó, việc hỗ trợ cũng rất khó khăn. Với con tàu có giá 5 tỷ đồng, được chuyển giao và thu hồi vốn trong vòng 5 năm. Việc thu hồi vốn trong vòng 5 năm là hơi ngắn.
Không chỉ thế, việc sắm ngư lưới cụ cũng rất khó khăn, chiếc tàu giá trị 5 tỷ đồng nhưng việc sắm ngư lưới cụ phải mất đến 3 tỷ đồng. Số tiền đó chúng tôi lại phải vay lãi ngân hàng nên lúc nào mọi người cũng lo trả nợ, không yên tâm bám biển.", anh Châu tâm sự.
Anh Tuyên đang chuẩn bị cho những chuyến ra khơi sắp tới
"Ngoài ra, công tác bảo dưỡng mỗi khi cần cũng rất khó khăn. Chúng tôi nếu muốn sửa chữa khi tàu hỏng, hay đi kiểm định phải đi lên tận Công ty đóng tàu Sông Đào, tính đường sông cũng phải đến cả ngày đường. Tôi nghĩ để chương trình chuyển đổi này được thực thi và nhân rộng hơn nữa thì Nhà nước nên cần có nhiều ưu đãi, quan tâm hơn nữa về các vấn đề công tác hậu cần như: công tác đầu tư bến bãi cho các tàu sắt, tu sửa, tư vấn về cách bảo dưỡng, hỗ trợ vốn cho ngư dân...". Đó là những trăn trở của ngư dân Nguyễn Xuân Viên, bạn nghề cùng với anh Tuyên.
Anh Tuyên và nhiều ngư dân mong muốn được kéo dài việc thu hồi vốn hơn nữa, hỗ trợ đầu tư để ngư dân có thể yên tâm bám biển. "Chúng tôi cũng rất mừng khi Nhà nước vừa họp bàn về việc chủ trương hỗ trợ ngư dân, nhưng chúng tôi nghĩ chủ trương này cần được thực hiện rõ ràng, đi đến đúng đối tượng ngư dân, góp phần nâng cao hiệu quả hơn nữa, để người dân được yên tâm bám biển.", anh Tuyên tâm sự.
Ông Trần Văn Hồng, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hải Hậu nói: "Trên địa bàn huyện hiện nay cũng đang rất quan tâm đến việc vận động ngư dân phát triển sử dụng tàu sắt. Tàu sắt có rất nhiều ưu việt so với tàu gỗ thông thường. Tuy nhiên, ngư dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyển giao từ tàu sắt sang tàu gỗ, như nguồn vốn, giá cả, trang thiết bị ngư lưới cụ hết sức khó khăn. Thời gian tới, rất mong Nhà nước có chính sách hỗ trợ hơn nữa để phần nào nâng cao vốn đầu tư cho ngư dân để ngư dân yên tâm bám biển, chuyển giao sử dụng tàu gỗ sang tàu sắt được hiệu quả hơn, để có được những đội tàu hùng mạnh, góp phần làm giàu và bảo vệ đất nước".
Theo Khampha
Đại gia đình bốn đời bám biển và đội tàu tiên phong nơi đầu sóng Cả năm anh em ruột đều là chủ tàu, thuyền trưởng, vẫn ngày ngày hối hả ra khơi bám biển, vừa đánh bắt, vừa giữ gìn chủ quyền biển đảo quê hương. Những ngày qua, mặc dù Biển Đông đang dậy sóng bởi những hành động ngang ngược của Trung Quốc, song với truyền thống bốn đời bám biển mưu sinh, đại gia...