Đôi dép tông mùa hè có thể đang ảnh hưởng đôi chân của bạn theo những cách này
Dép tông mặc dù rất tiện dụng nhưng lại không tốt cho sức khỏe của chúng ta chút nào.
Những đôi dép tông dường như được sinh ra để dành cho mùa hè. Chúng mỏng nhẹ, thông thoáng, tiện lợi và trên hết, chúng mang không khí của mùa hè với hình ảnh về những cuộc vui chơi bên bờ biển. Chắc hẳn, nhiều người đã từng thủ sẵn cho mình ít nhất một đôi dép tông trong tủ giày dép.
Tuy nhiên, sự tiện dụng của những đôi dép tông lại chính là thủ phạm gây ra nhiều mối nguy hại về sức khỏe cho người sử dụng. Theo một thống kê vào năm 2012, có đến 78% người trên 21 tuổi gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về bàn chân, trong đó có một phần lớn đến từ việc sử dụng dép tông thường xuyên. Vậy những đôi dép tông có thể ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào đến bàn chân của bạn?
Tác động lên các ngón chân
Thiết kế quai dép tông khiến các ngón chân của bạn luôn phải bấu chặt vào đó để giữ dép đúng vị trí thay vì được giữ ở trạng thái thư giãn so với các loại giày dép khác. Về lâu dài, tác động này khiến cơ bắp của bạn bị mỏi và có thể dẫn đến viêm dây chằng. Viêm dây chằng biểu hiện thành các cơn đau nhức dai dẳng. Nếu không được xử lý kịp thời, bạn có thể bị bong gân.
Ngoài ra, việc đi dép tông thường xuyên khiến các ngón chân của bạn luôn bị co lại ở tư thế không tự nhiên, dẫn đến chứng vẹo ngón chân. Điều này có thể kích thích sự phát triển cục xương trên mặt bên của bàn chân, dẫn đến chứng u biến dạng ngón chân gây đau đớn và bất tiện khi đi lại.
Sử dụng dép tông lâu dài còn có thể tạo ra sức ép lên xương bàn chân và dẫn đến những vết nứt trên bề mặt xương.
Tác động lên da chân
Thiết kế mỏng nhẹ thoải mái của dép tông lại khiến loại dép này dễ bám bẩn trên bề mặt tiếp xúc với chân. Nhiều người cho rằng việc đi dép giúp bàn chân được thông thoáng, bớt tích tụ mùi hơn và đem lại cảm giác sạch sẽ, ít bí bách so với các loại giày, song thực tế dép tông không thực sự vệ sinh đến vậy. Một nghiên cứu năm 2009 đã phát hiện một đôi dép tông trung bình chứa đến 18.000 loại vi khuẩn, bao gồm cả những loại nguy hiểm như tụ cầu khuẩn và các vi khuẩn thường thấy trong chất thải.
Bên cạnh đó, vì dép tông không được thiết kế ôm chắc chắn vào chân nên bề mặt bàn chân của bạn sẽ thường xuyên tì chặt vào bề mặt dép. Tác động này làm tổn thương lớp biểu bì bảo vệ da chân và hay dẫn đến các vết mụn phồng rộp khi đi dép trong thời gian dài.
Tác động tới mắt cá chân
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đi dép tông có thể thay đổi cả dáng đi và sự chuyển động của chân bạn. Những người đi dép tông thường chỉ bước những bước ngắn và mắt cá chân của họ tiếp xúc với mặt đất lệch khỏi phương thẳng đứng tự nhiên. Thay đổi tiêu cực trong tư thế, bước đi lâu dài gây ra sức ép lên mắt cá chân và hàng loạt các vùng cơ thể khác như mắt cá chân, đầu gối, hông và lưng. Hậu quả là người sử dụng dép tông lâu dài sẽ hay gặp phải nhiều cơn đau tại các vùng này.
Video đang HOT
Tác động đến cơ và gân ở lòng bàn chân
Có nhiều gân liên kết phần cơ ở ngón chân với xương gót của bạn. Khi bạn đi dép tông, phần ngón chân phải tì mạnh vào quai dép trong khi toàn bộ phần còn lại của bàn chân không được cấu trúc dép nâng đỡ sẽ tạo nên nhiều sức ép cho các gân và cơ. Hậu quả của hiện tượng này là tình trạng viêm nhiễm, còn được gọi là viêm cân gan chân. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đau gót.
*Tips đi dép tông an toàn:
Mặc dù dép tông ẩn chứa nhiều nguy cơ tới sức khỏe, song không thể phủ nhận tính tiện dụng và thời trang của chúng. Việc đi dép tông đúng cách hoàn toàn có thể giúp loại bỏ những chấn thương không mong muốn cho người sử dụng. Một vài lưu ý cần nhớ dành cho mọi người khi sử dụng dép tông bao gồm:
- Lựa chọn những đôi dép vừa chân, với phần đế ôm trọn chiều dài bàn chân. Chất liệu da được các chuyên gia khuyên dùng để tránh cọ xát làm tổn thương da chân.
- Chọn những đôi dép có độ dày dặn chắc chắn. Bạn không nên chọn những loại dép tông có thể bẻ hoặc uốn cong vì chúng thường quá mềm và mỏng để nâng đỡ cũng như bảo vệ bàn chân của bạn.
- Chỉ đi dép tông trong thời gian ngắn, bạn có thể vui vẻ đi dép tông để đi dạo quanh bãi biển, hay đi bộ một quãng ngắn ra chợ, đi trong nhà. Nếu bạn muốn đi bộ xa hay hoạt động thể thao, tốt nhất là mang những đôi giày chuyên dụng. Ngoài ra, nếu bạn phải đi bộ vào những khu vực có nhiều sỏi đá hay mảnh vụn, đừng bao giờ đi dép tông nếu bạn không muốn có vài vết cắt lên chân mình!
Nguồn: Huffington Post
Theo Helino
Ngắm nhà vệ sinh bệnh viện quận sạch... 'hết chỗ chê'
Dù là bệnh viện công, lại là tuyến quận, huyện nhưng Bệnh viện Q.Gò Vấp (TP.HCM) được ví như "khách sạn" bởi sự thông thoáng, sạch sẽ, tươm tất ở mọi bộ phận, đặc biệt là nhà vệ sinh!
Trong nhà vệ sinh Bệnh viện Q.Gò Vấp luôn có dép riêng để bệnh nhân thay, phía ngoài cửa vệ sinh có bảng cảnh báo "cận thận trượt ngã" để người bệnh lưu ý - Ảnh: HOÀNG LỘC
Vừa bước chân từ nhà vệ sinh ở khoa khám bệnh đi ra, bà T.V.H. (54 tuổi, ngụ Q.Gò Vấp) nói ngay: "Sạch quá chừng, chưa thấy nhà vệ sinh của bệnh viện nào lại sạch sẽ, thơm tho như thế".
Lời khen của bà H., cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi chúng tôi từng đi nhiều bệnh viện nhưng kỳ thực kiếm được nơi có nhà vệ sinh như ở bệnh viện này là... của hiếm.
Bệnh viện Q.Gò Vấp có 1 trệt 2 lầu nhưng có đến 12 nhà vệ sinh dành cho người bệnh (chưa kể nhà vệ sinh ở khoa, phòng) đủ đối tượng nam, nữ, nhi và người khuyết tật.
Chúng tôi vào một nhà vệ sinh nam rộng khoảng 30m2. Theo quan sát, trong nhà vệ sinh lớn được bố trí dãy hàng chục bồn tiểu tiện, có 5 nhà vệ sinh nhỏ để bệnh nhân tắm rửa, đại tiện. Bồn rửa mặt có đến 4 cái, phía trước đều có gương lớn và có kệ để các loại xà bông rửa tay.
Ở mỗi nhà vệ sinh luôn có nhân viên túc trực lau chùi nên sàn nhà lúc nào cũng sạch sẽ, khô thoáng - Ảnh: HOÀNG LỘC
Chốc chốc người bệnh bước ra lại có nhân viên vệ sinh vào lau dọn nên nền nhà vệ sinh luôn bóng loáng. Không chỉ rộng, sạch sẽ, tại một số bồn rửa mặt bệnh viện còn thiết kế các chậu cây cảnh xinh xắn khiến không gian bệnh viện như... ở nhà. Đây là điều hiếm thấy ở các bệnh viện, đặc biệt bệnh viện công vốn ngột ngạt vì quá tải.
Không chỉ sạch, đủ tiện nghi mà ở một số nhà vệ sinh còn đương thiết kế các chậu cây cảnh xinh xắn khiến không gian bệnh viện như... ở nhà - Ảnh: HOÀNG LỘC
Một nhân viên giám sát vệ sinh tại bệnh viện cho biết ngoài việc thực hiện nghiêm quy định vệ sinh theo ngày, hằng tuần thường có các đợt tổng vệ sinh khử trùng, diệt khuẩn tại các nhà vệ sinh. Do đó, dù đông người nhưng nhà vệ sinh vẫn đảm bảo an toàn không truyền nhiễm.
Bệnh viện còn thiết kế riêng cả nhà vệ sinh có tay vịn phù hợp cho người khuyết tật - Ảnh: HOÀNG LỘC
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Phạm Hữu Quốc - giám đốc Bệnh viện Q.Gò Vấp - cho biết hiện tại bệnh viện đang hợp đồng với một công ty vệ sinh.
Mỗi tháng bệnh viện phải trả chi phí trung bình từ 98-110 triệu đồng. Ngoài việc hợp đồng với công ty, đơn vị luôn có một bộ phận công tác xã hội để giám sát nghiêm công tác vệ sinh.
Nhân viên vệ sinh có mặt mọi lúc mọi nơi nên việc nhà vệ sinh dơ bẩn, hôi thối hầu như không có - Ảnh: HOÀNG LỘC
Ngoài ra, trong quá trình xây dựng, bệnh viện lường trước nhu cầu của người bệnh để xây dựng những loại nhà vệ sinh phù hợp. Đặc biệt, xây riêng nhà vệ sinh riêng cho người khuyết tật với thiết kế từ chỗ ngồi, tay cầm... phù hợp với từng loại khuyết tật.
Bệnh nhân không hài lòng về các dịch vụ dễ dàng phản ảnh tới bệnh viện thông qua kiốt đánh giá đặt gần khu vực nhà vệ sinh - Ảnh: HOÀNG LỘC
"Tiêu chí của chúng tôi là bệnh viện không có mùi khai, hôi thối và các chất thải của bệnh nhân. Từ khi chúng tôi thiết kế hệ thống nhà vệ sinh này, bệnh nhân tỏ ra rất hài lòng, chưa có bệnh nhân nào than vãn về tình trạng nhà vệ sinh bẩn hay hôi thối cả", bác sĩ Quốc chia sẻ.
Bệnh nhân đến bệnh viện thăm khám có nhiều lựa chọn để xe, không phải mỏi mắt chen lấn tìm chỗ để xe như nhiều bệnh viện khác. Đọc nội dung trên tấm biển này nhiều bệnh nhân cảm thấy mát lòng - Ảnh: HOÀNG LỘC
Theo tuoitre.vn
Mùa hè, ăn trái cây nào tốt nhất? Mùa hè đến, thời tiết nắng nóng làm cơ thể chúng ta mệt mỏi, rã rời, sức đề kháng giảm sút nên rất dễ bị cảm nắng, say nắng nóng... Mùa hè đến, thời tiết nắng nóng làm cơ thể chúng ta mệt mỏi, rã rời, sức đề kháng giảm sút nên rất dễ bị cảm nắng, say nắng nóng... Hơn nữa, do...