Đôi dép đàn ông
Chị là một nhà thơ xinh đẹp, nổi tiếng. Anh là một họa sĩ tài hoa, được nhiều bạn bè quý mến. Một cặp đẹp đôi, “song kiếm hợp bích”, như nhiều người vẫn tấm tắc.
1.
Chị là một nhà thơ xinh đẹp, nổi tiếng. Anh là một họa sĩ tài hoa, được nhiều bạn bè quý mến. Một cặp đẹp đôi, “song kiếm hợp bích”, như nhiều người vẫn tấm tắc. Thế nhưng, cuộc đời chẳng ai có thể nói trước được điều gì. Anh đột ngột qua đời ở tuổi trung niên vì tai nạn giao thông. Sự ra đi của anh, đương nhiên là nỗi mất mát, đau buồn lớn lao với chị, gia đình và bạn bè.
Thời gian thấm thoát trôi nhanh. Nỗi buồn đau phần nào nguôi ngoai dần. Đó cũng là phương cách mà chúng ta, những người đang sống vẫn thường ứng dụng với “liều thuốc thời gian”. Chúng ta, không ai có thể sống sót nếu cứ ôm giữ một mũi tên găm sâu trên ngực mình. Tất nhiên là tôi biết, có những vết thương, có những nỗi đau chẳng bao giờ lành lặn dẫu đã xài hết “liều thuốc thời gian”.
Trong những câu chuyện gẫu, khi tình cờ nhắc tới anh, tôi lại thấy chị thoáng buồn, dù có khi miệng vẫn cười. Và, trong một lần trò chuyện, tôi được biết đến một chi tiết, mà theo tôi là rất độc đáo, rất đẹp.
Chi tiết đó là gì? Đó là đôi dép đàn ông được đặt cạnh những đôi dép phụ nữ và bé gái ở trước hiên nhà, vào mỗi đêm.
Video đang HOT
Xin được kể thêm, anh chị có với nhau hai cô con gái, khi anh mất, nhà không có đàn ông. Và đôi dép đàn ông là một đôi dép mới mà chị đi chợ mua về, để cho đêm hôm nếu có kẻ gian lấp ló dòm ngó nhà chị thì bọn chúng sẽ thấy trong nhà… có đôi dép đàn ông!
Có đôi dép đàn ông, tức trong nhà có đàn ông, đôi dép đàn ông to thế này, chắc người đàn ông đó phải rất lực lưỡng… Phương pháp “tam đoạn luận” như thế này, chắc chắn một tên trộm tép riu nào cũng phải nghĩ ra. Song tôi nghĩ, đôi dép đàn ông kia, dẫu có to quá cỡ, dẫu có ngầu thế nào, cũng chẳng là gì đối với những kẻ gian manh rắp tâm. Đôi dép đàn ông, chẳng qua đó là “liệu pháp tinh thần” của người mẹ trẻ với hai cô con gái bé nhỏ.
2.
Giữa cuộc sống bộn bề, đôi khi hình ảnh đôi dép đàn ông trước hiên nhà chị lại quay trở về tâm trí tôi. Chưa một lần nhìn thấy đôi dép ấy, không biết kích cỡ, màu sắc thế nào… nhưng tôi vẫn cứ hình dung một đôi dép đàn ông được đặt ngay ngắn bên cạnh đôi dép phụ nữ và bé gái. Những đôi dép như đang điểm danh người trong nhà.
Nghĩ về đôi dép đàn ông, tôi cũng chợt nghĩ về những người phụ nữ trẻ hôm nay. Quả tình, tôi không thể hiểu một cách thấu đáo cơn cớ vì sao mà ngày càng có nhiều phụ nữ quyết liệt chọn cuộc sống đơn thân. Mẹ đơn thân (single mom) tức là “tự túc” có con, nuôi con mà không lệ thuộc vào người đàn ông, đang là một xu thế mạnh mẽ trong giới trẻ. Đâu đó, tôi đọc thấy những cô gái trẻ nói rằng họ yêu trẻ con, họ không sợ cực khổ kiếm tiền nuôi con, nhưng họ khiếp sợ cuộc sống vợ chồng. “Đàn ông bây giờ, bói cũng không ra anh nào tốt” – thỉnh thoảng tôi lại nghe hoặc đọc thấy đâu đó từ trang cá nhân của những cô gái trẻ. Chính vì quá khiếp sợ cuộc sống gia đình với hình ảnh người chồng vũ phu, bầy hầy, vô trách nhiệm, nên rất nhiều cô gái quyết định chọn cuộc sống đơn thân.
Như vậy, đối với nhiều phụ nữ trẻ, để khỏi phiền lụy lôi thôi về sau, hình ảnh người đàn ông của họ, tức người cha của con họ, bằng cách nào đó đã bị “thủ tiêu” ngay từ trong tiềm thức. Họ chấp nhận chuyện người đàn ông vốn có thực kia vĩnh viễn biến khỏi cuộc đời họ, nên màng chi chuyện sắm một đôi dép để “dàn cảnh” trước cửa nhà!
Tôi không đưa ra bình luận về trào lưu sống “không chồng mà vẫn có con”. Bởi đời sống vốn dĩ là một tiến trình chọn lọc tự nhiên, bất kỳ cái gì đang diễn ra cũng có cái lý của nó. Quan niệm sống, quan niệm tình yêu mỗi thời vì thế cũng khác đi.
Bây giờ, biết đâu, trước mỗi hiên nhà của những người phụ nữ đơn thân, đêm đêm lại thấy xuất hiện… đôi dép của siêu nhân (!)
Theo VNE
Vợ "lâu năm"
Vợ "lâu năm" là cách nói vui của những người đàn ông, ám chỉ vợ mình "tuy chưa già nhưng không còn trẻ nữa". Vợ "lâu năm" hiểu chồng cặn kẽ đến từng chân tơ kẽ tóc, nên rất dễ "bắt bài" .
Anh bạn thân tôi đưa mắt về phía chị nhà đang thoăn thoắt đôi tay lấy hàng cho khách, bảo: "Bà vợ "lâu năm" của tôi có tật nói nhiều. Trong nhà, chồng con làm gì đều không qua mặt cô ấy, nhưng phải công nhận vợ tôi quán xuyến gia đình tài tình lắm. Vợ vén khéo, đảm đang, lèo lái con thuyền gia đình chạy đúng hướng, dù đôi khi sự chủ quan của vợ cũng làm tôi bực mình". Anh thẳng thừng tổng kết về người vợ của mình một cách hồn nhiên, chân thành, và không giấu nổi vẻ tự hào.
Sống với nhau gần 20 năm, cô ấy không còn giữ ý tứ với chồng, thậm chí trở nên xuề xòa, bỗ bã, cũng chỉ vì phải đối mặt trước những bộn bề lo toan của cuộc sống. Phụ nữ thường hay càm ràm, nói nhiều, có lẽ vì họ bận rộn việc nhà, chồng con, tiếp xúc với những điều dễ bực mình, nên "ưa" nói, mà đôi khi chẳng quan tâm tới việc mình nói chồng con có chịu lắng nghe, có tiếp thu hay không. Nói để dạy con, bảo chồng, nói để nhắc nhở, để nhớ, nên xét cho cùng cũng vì yêu chồng thương con, lo lắng cho cuộc sống gia đình, nên sự nói nhiêu ấy cũng cần được thông cảm.
Bạn tôi khéo léo hãm tật nói nhiều của vợ bằng cách này cách nọ, thay vì bực mình, đôi co. Có hôm anh nhậu về khuya. Biết lỗi, anh im lặng đóng cửa, rồi tìm cách... đánh bài chuồn, vào ngủ với con trai, cốt chỉ để trốn bị vợ "thuyết". Vợ anh nói nhiều, nhưng lại ít để bụng. Nói để giải tỏa sự bực bội, nói để mong chồng con rút kinh nghiệm, nói cho đã nư rồi thôi. Nghĩ vậy, nên anh chẳng chấp. Biết anh xởi lởi, tôi đùa: "Có khi nào anh thấy nhàm vì bà vợ của anh có phần "cũ kỹ" không?". Anh bảo: "Cũ" hay mới cũng chỉ vì chuyện cơm áo gạo tiền. Những lúc lo toan, bận bịu, trông cô ấy cứ "mòn" dần; lúc thư thái, rảnh rang, cô ấy cũng biết làm mới mình".
Thiên chức làm vợ, với biết bao niềm vui, nỗi buồn, sự "thâm niên" ấy khiến vợ anh sống thật, bày tỏ một cách rõ ràng nhất, mà đôi khi sự thật dễ gây nhàm chán, mếch lòng. Dù vậy, vợ "lâu năm" của anh luôn có một thế mạnh nhất định bởi những gì cô ấy tạo ra cho gia đình. Vợ chồng sống với nhau lâu bền, con cái lớn khôn, thành đạt, là tài sản, là thành quả của những năm tháng vất vả nuôi con, vượt qua sóng gió gia đình, cùng nhau xây dựng mái ấm hạnh phúc. Dân gian có câu "gừng càng già càng cay". Thật chính xác.
Theo Dantri
Vợ chồng "son" Bà Nhàn cứ than ngắn thở dài, tựa như lỡ mua đắt mớ cá mớ tôm đâu ngoài chợ, miệng luôn lẩm bẩm "có hai mụn con mà giờ nhìn đi nhìn lại chẳng có đứa nào bên mình thế này". Hai ông bà chẳng phải là cán bộ công chức gì, chỉ là dân làm nông, buôn bán bình thường như bao...