Đội đèn ban đêm đi chợ biển Thiên Cầm, mực còn búng tanh tách
Khoảng 4h sáng, khi trời còn chưa tỏ mặt người, từng tốp người đội đèn í ới gọi nhau trước biển Cồn Gò ngóng từng đoàn thuyền chở đầy ắp hải sản trở về. Chợ hải sản bên bờ biển Cồn Gò thuộc xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
Khi mặt trời chưa ló dạng, từng tốp người đã í ới gọi nhau đi chợ hải sản Cồn Gò.
Cách TP Hà Tĩnh hơn 20km là bãi biển Thiên Cầm đẹp hoang sơ nổi tiếng với hình dáng tựa cây đàn cầm. Đi biển Thiên Cầm mùa này, du khách chẳng thể nào bỏ qua cơ hội khám phá khu chợ cá độc đáo của làng chài nơi đây.
Men theo đường đê chắn sóng xã Cẩm Nhượng, bãi biển dài chừng 3km là đến khu vực chợ hải sản Cồn Gò. Theo những người dân nơi đây cho biết, chợ cá này đã có từ hàng chục năm nay. Chợ hoạt động từ 4h hàng ngày và kết thúc lúc bình minh ló dạng.
Dưới ánh đèn pin, những gánh mực, cá, tôm tươi rói được đưa từ thuyền vào
Video đang HOT
Khi mặt trời ló dạng, tàu thuyền cập bến đầy ắp cá tôm. Ngư dân nhanh tay kéo chiếc thuyền thúng đưa cá vào bờ “bán quạ” (bán không phân loại). Tiếng hò gọi bạn thuyền, tiếng thương lái mua bán, tiếng cười rộn vang, làm náo nhiệt cả một vùng quê biển bình yên.
Những thương lái có mặt từ rất sớm để không bỏ lỡ những sản vật tươi ngon từ biển được ngư dân mang về
Không chỉ thương lái mua đem về các chợ buổi sáng sớm, nhiều người dân và du khách khi ghé biển Thiên Cầm đều dành thời gian xuống chợ cá lúc rạng sáng để mua hải sản tươi.
Vừa mua hải sản, vừa chụp hình để lưu lại những khoảnh khắc
Do luồng lạch bồi lấp, các thuyền không thể cập sát bờ nên phải dừng cách bờ 15-20 m rồi đưa hải sản vào bờ bằng thuyền thúng.Những người đàn ông với cánh tay rắn chắc kéo chiếc thuyền thúng đầy ắp tôm, cá từ thuyền lớn vào trong bờ.
Khoảng 6h sáng, khi những thương lái “no hàng” họ sẽ di chuyển đến các phiên chợ khác trong huyện để bán những hải sản vừa mua được của ngư dân.
Theo Danviet
Xung quanh 'Vụ HTX cắt điện vì bình luận trên mạng': Sở Công thương Hà Tĩnh dung túng cho sai phạm?
Sau nhiều lần thanh, kiểm tra, Sở Công thương Hà Tĩnh đã xác định HTX kinh doanh tổng hợp Thành Tâm (HTX Thành Tâm, ở xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) sai phạm nghiêm trọng trong việc cung cấp điện cho người dân. Tuy nhiên, trong lúc đang xử lý, Sở Công thương Hà Tĩnh lại "đổ thêm dầu vào lửa" khi ban hành văn bản gây bức xúc dư luận.
Trụ sở HTX Thành Tâm trước khi giải thể.
HTX Thành Tâm đang "giãy chết"
Xung quanh "Vụ HTX cắt điện vì bình luận trên mạng" (báo Đại Đoàn Kết đã có nhiều tin, bài phản ánh), Sở Công thương Hà Tĩnh đã thành lập đoàn thanh, kiểm tra. Theo đó, đơn vị đã phát hiện HTX Thành Tâm bán giá điện sản xuất và kinh doanh cao hơn giá niêm yết của Nhà nước, giải quyết kiến nghị của khách hàng sai quy trình, không có hợp đồng cung cấp điện cho hàng nghìn hộ dân xã Cẩm Nhượng... Mặc dù Sở Công thương Hà Tĩnh đã xử phạt hành chính và yêu cầu HTX Thành Tâm khắc phục, nhưng vẫn tiếp tục tái phạm.
Hàng nghìn hộ dân ở xã Cẩm Nhượng viết đơn kiến nghị, đề nghị chuyển giao điện cho ngành điện quản lý. 6 hộ sản xuất đá ở đây viết đơn tố cáo hành vi bán điện sai của HTX Thành Tâm. Sau khi những sai phạm bị phát hiện, ông Hoàng Trọng Dũng, Chủ nhiệm HTX Thành Tâm đã có đơn xin trả giấy phép hoạt động với lý do không đủ năng lực.
Thế nhưng, sau một tháng áp giá điện đúng với quy định, vì thua lỗ nên mới đây HTX Thành Tâm lại yêu cầu các hộ sản xuất đá lạnh phải ký hợp đồng mua điện với giá điện kinh doanh...? Tuy nhiên, những hộ sản xuất đá đã không đồng ý ký hợp đồng sai trái này. Ngay sau đó, để "dằn mặt" các hộ sản xuất, HTX Thành Tâm đã tự ý cắt điện của hộ sản xuất đá lạnh Nguyễn Tiến Phương (thôn Hải Nam, xã Cẩm Nhượng).
Từ trước đến nay, HTX Thành Tâm không có hợp đồng cung cấp điện cho các hộ dân. Khi bị Sở Công thương yêu cầu, HTX này đành "chữa cháy". Vào ngày 24/10, ông Hoàng Trọng Dũng gọi các hộ sản xuất đá lạnh lên ký hợp đồng. Tuy nhiên, trong hợp đồng, HTX bắt các hộ sản xuất mua điện với giá điện kinh doanh. Nhận thấy hợp đồng này sai nên các hộ sản xuất không ký.
"Ngày 10/11, trong lúc gia đình tôi đi vắng, HTX đã tự ý cho người cắt điện của nhà tôi. Nhiều lần tôi yêu cầu nối lại điện nhưng HTX không thực hiện. Tôi đành viết đơn gửi các cơ quan chức năng. Đến ngày 27/11, tức 18 ngày sau, với sự can thiệp của cơ quan chức năng, HTX Thành Tâm mới đến đấu lại điện cho tôi. Trong 18 ngày bị cắt điện, mọi sinh hoạt của gia đình tôi đảo lộn, thiệt hại rất lớn về kinh tế. Để cung cấp đá lạnh cho các tàu, thuyền, mỗi ngày, tôi phải mua 50 cây đá với giá mỗi cây 15 nghìn đồng. Tính ra, 18 ngày mất điện tôi mất hơn 11 triệu đồng", ông Phương bức xúc nói.
Đổ thêm dầu vào lửa
Trước những hoạt động sai trái của HTX Thành Tâm, đáng ra Sở Công thương phải kịp thời chấn chỉnh, nhưng lãnh đạo Sở này lại bất ngờ đưa ra văn bản, gây bức xúc trong dư luận.
Cụ thể, tại văn bản số 1488/SCT-QLNL, ngày 22/11/2018 do ông Nguyễn Đình Lộc, Phó giám đốc Sở Công thương Hà Tĩnh ký (phúc đáp đơn kiến nghị của hộ ông Nguyễn Tiến Phương) nêu: Theo khoản 10, điều 7, Thông tư 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 của Bộ Công thương quy định về thực hiện giá bán điện thì cơ sở làm đá đông lạnh thuộc đối tượng áp dụng giá bán lẻ điện cho sản xuất. Theo Khoản 16, Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Từ viện dẫn trên, Sở Công thương kết luận: "Hộ ông Nguyễn Tiến Phương, trú tại thôn Hải Nam, xã Cẩm Nhượng sản xuất đá lạnh và thực hiện cung ứng, bán đá lạnh cho các tàu thuyền đi biển trên địa bàn xã Cẩm Nhượng là có hoạt động kinh doanh. Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 3, Thông tư 16/2014/TT-BCT ngày 29-5-2014 quy định về giá bán điện thì giữa bên bán điện (HTX Thành Tâm) và bên mua điện (ông Nguyễn Tiến Phương) căn cứ tình hình sử dụng điện thực tế để thỏa thuận tỷ lệ điện cho mỗi loại mục đích (sản xuất và kinh doanh) để áp giá đúng quy định hiện hành".
Ông Nguyễn Đình Lộc không biết hay cố tình "bẻ lái" để bao che cho HTX Thành Tâm, bởi tại Điều 7, mục 10, Thông tư 16/2014/TT-BCT của Bộ Công thương ban hành ngày 29/5/2014 đã quy định rất rõ: "Các cơ sở dệt vải, chăn nuôi, ấp trứng gia cầm, xay xát, làm đá đông lạnh, hàn, xì, cưa xẻ, đồ mộc, sấy thóc (lúa), bảo quản nông sản sau thu hoạch thuộc đối tượng được áp giá bán lẻ điện sản xuất".
Văn bản phúc đáp của Sở Công thương đã vấp phải sự phản ứng của người dân và chính quyền xã Cẩm Nhượng cũng như huyện Cẩm Xuyên. Ông Bùi Quang Mai, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên thẳng thắn nói: "Theo thông tư 14 của Bộ Công thương quy định rõ, các hộ sản xuất đá được quy định bán theo giá điện sản xuất, nhưng Sở Công thương lại phát văn bản nói hộ sản xuất đá có 1 phần là điện kinh doanh rồi còn đưa Luật doanh nghiệp ra để trích dẫn. Từ đó tính ra tỷ lệ để áp giá cho các hộ sản xuất đá lạnh là giá điện vừa sản xuất vừa kinh doanh là hoàn toàn sai. Văn bản này của Sở Công thương đã khiến tình hình thêm phức tạp. Cái này, trong cuộc họp vừa rồi chúng tôi cũng đã có ý kiến".
Trong khi đó, ông Hoàng Văn Quảng, Giám đốc Sở Công thương Hà Tĩnh khẳng định: Những sai phạm tại HTX Thành Tâm là nghiêm trọng, đủ cơ sở để tước giấy phép hoạt động. Tuy nhiên, sau đó, HTX Thành Tâm đã có đơn xin trả giấy phép hoạt động nên Sở đang phối hợp với UBND huyện Cẩm Xuyên cùng các cơ quan liên quan thành lập đoàn để định giá tài sản, sau đó, trình UBND tỉnh Hà Tĩnh và gửi ra Tổng công ty Điện lực miền Bắc để thống nhất chuyển giao điện ở xã Cẩm Nhượng cho ngành điện quản lý.
Trên cơ sở phương án thống nhất sau khi thực hiện nhiệm vụ được giao, hướng dẫn, thực hiện theo thẩm quyền về đề xuất giải thể HTX và việc định giá tài sản lưới điện hạ áp nông thôn do HTX đầu tư. Làm cơ sở cho việc hoàn trả vốn trong quá trình thực hiện giao nhận lưới điện hạ áp xã Cẩm Nhượng theo đúng quy định của pháp luật.
* Liên quan đến HTX Thành Tâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Dương Tất Thắng đã có chỉ đạo bằng văn bản số 7362/UBND-KT1 ngày 23/11/2018 đề nghị Sở Công thương phối hợp với UBND huyện Cẩm Xuyên, Cty Điện lực Hà Tĩnh rà soát toàn bộ hoạt động của HTX Thành Tâm. Rà soát lại quá trình, quy trình, hồ sơ, thủ tục, các cam kết, văn bản liên quan trong việc thực hiện chủ trương giao nhận và hoàn trả vốn lưới điện hạ áp nông thôn đối với trường hợp của HTX Thành Tâm. Làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan và việc thực hiện cam kết (nếu có); báo cáo UBND tỉnh trước ngày 25/11/2018.
Hạnh Nguyên
Theo VOV
Quân và dân Hà Tĩnh góp phần giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp "Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng". Trong thiên sử vàng kháng chiến chống Pháp ấy, quân và dân Hà Tĩnh có những đóng góp không nhỏ vừa bảo vệ vững chắc địa phương, vừa tham gia kháng chiến chống Pháp khắp các mặt trận. Sau thành công của Cách mạng tháng Tám, Trung ương nhận...