Đối đầu với Pakistan và Trung Quốc, T-90 Ấn Độ thiếu đạn
Dù T-90 rất mạnh nhưng việc Ấn Độ dùng chiến tăng này để đối phó với cả Pakistan và Trung Quốc được cho là không khả thi vì thiếu đạn.
Hãng thông tấn Sputnik cho biết, Ấn Độ vừa chính thức ký vào bản hợp đồng mua 64 chiếc tăng T-90 thế hệ mới nhất của Nga. bản hợp đồng này được thực hiện song song với việc sản xuất loại tăng này tại Ấn Độ.
Theo kế hoạch trang bị được Ấn Độ công khai, cùng với những chiếc T-90 và T-72 đã được nước này triển khai dọc tuyến biên giới giáp với Trung Quốc, số xe tăng mới này sẽ được ưu tiên trang bị trên tuyến biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan.
Mục đích triển khai hai dòng tăng mạnh nhất của Ấn Độ đã khá rõ ràng, tuy nhiên theo thông tin của tờ Times of India, Ấn Độ sẽ không thể chiến đấu tay đôi với 1 trong 2 đối thủ nói trên trong một cuộc chiến kéo dài bởi thiếu đạn dược.
Lực lượng tăng thiết giáp Ấn Độ diễn tập.
Theo nguồn tin này, trước khi ký hợp đồng mua thêm 64 chiếc T-90, lực lượng tăng thiết giáp Ấn Độ đang sở hữu ít nhất 500 chiếc T-90 và có kế hoạch tăng số lượng xe tăng chiến đấu chủ lực này lên 1.300 chiếc vào năm 2020. Đáng kể trong số này được sản xuất tại Ấn Độ theo một thỏa thuận chuyển giao công nghệ quân sự được ký giữa New Delhi và Moscow.
Tuy nhiên, không tương xứng với số lượng xe tăng, theo nguồn tin quân sự nước này, lực lượng tăng T-90 Ấn Độ đang thiếu đạn nghiêm trọng khi chỉ đủ đạn tham chiến trong trận đánh kéo dài không quá 20 ngày. Đây thực sự là hồi chuông báo động với Ấn Độ.
Nguồn tin cho biết, gần đây, tình hình Lục quân Ấn Độ vẫn không có sự thay đổi lớn. Theo các quan chức thì chính quyền của ông Narendra Modi hoàn toàn nhận thức được tầm quan trọng của sự việc.
Họ cho rằng, mặc dù Ấn Độ đã sử dụng biện pháp khẩn cấp, nhưng do thủ tục mua vũ khí dài và hiệu quả của 39 nhà máy thuộc Ủy ban nhà máy chế tạo vũ khí Ấn Độ không cao, cho nên vẫn cần thời gian dài mới có thể mở rộng dữ trữ hao hụt chiến tranh (WWR).
Mà WWR phải có khả năng duy trì trận chiến khốc liệt 30 ngày và tác chiến thông thường 30 ngày. Nhưng do 30 ngày tác chiến thông thường tương đương với 1 ngày trận chiến khốc liệt, cho nên WWR cần phải duy trì trận chiến khốc liệt 40 ngày.
Theo Times of India, đạn được của quân đội Ấn Độ tại khu vực biên giới đặc biệt khan hiếm, hầu hết là thiếu đạn phòng không, tên lửa chống tăng, lựu đạn, mìn. Những đạn dược này thậm chí không thể duy trì thời gian toàn bộ chiến tranh trong vòng 1 tuần. Tình trạng thiếu đạn này diễn ra ngay cả khi Nga đã chuyển giao công nghệ sản xuất đạn 125mm chuyên dùng cho tăng T-90.
Sở dĩ xe tăng Ấn Độ lâm vào tình huống oái oăm này là bởi nền công nghiệp quốc phòng nước này không thể sản xuất loại đạn 125mm. Thông tin trên cũng được chính cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng của Ấn Độ (DRDO) xác nhận, sau khi công ty quốc phòng Ordnance Factory Board của Ấn Độ thất bại trong việc sản xuất các loại đạn trên.
Video đang HOT
Mặc dù đã được phía Nga chuyển giao công nghệ, nhưng Ấn Độ vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất các loại đạn pháo cho T-90 tại nhà máy quốc phòng nội địa.
Theo DRDO, hầu hết các loại đạn pháo 125mm được sản xuất ở Ấn Độ đều không thể sử dụng trên T-90 và quan trọng nhất vẫn là giới hạn về mặt công nghệ khi các công ty quốc phòng của nước này vẫn chưa đủ khả năng sản xuất các loại đạ pháo trên.
Một quan chức của DRDO cho biết, toàn bộ công nghệ sản xuất đạn 125mm cho T-90 được phía Nga chuyển giao đều được công ty Ordnance Factory Board nắm giữ. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có viên đạn nào được công ty này sản xuất có thể sử dụng trên những chiếc T-90 của Ấn Độ.
Theo Đất Việt
Báo Trung Quốc: Việt Nam muốn mua 100 xe tăng chỉ là giao dịch ở mức trung bình
Theo báo Trung Quốc, giao dịch vũ khí Nga-Philippines sẽ không lớn, còn hợp đồng xe tăng Nga-Việt Nam ở mức trung bình. Nga cần "nhượng bộ" với Việt Nam, do có nhiều đối thủ cạnh tranh đang chào mời Việt Nam.
Xe tăng chiến đấu T-90 của Quân đội Nga. Ảnh: Sina
Philippines và Nga bàn hợp đồng vũ khí
Tờ Tin tức Tham khảo Trung Quốc ngày 4/10 dẫn tờ Izvestia Nga ngày 3/10 cho hay có nguồn tin ngoại giao quân sự tiết lộ, Quân đội Philippines muốn mua máy bay trực thăng, thiết bị bọc thép và súng ống của Nga.
Danh sách mua sắm vũ khí sơ bộ đã được xây dựng xong, đồng thời sẽ chính thức gửi cho Moscow trong ngắn hạn. Sau khi Moscow nghiên cứu danh sách, sẽ đưa ra điều kiện vay cung cấp hàng hóa của họ.
Người phát ngôn Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga không thể lập tức trả lời câu hỏi của tờ Izvestia, nhưng trước đó có phương tiện truyền thông dẫn lời Đại sứ Philippines tại Nga Carlos Sorreta cho biết Moscow dự định dùng hình thức cho vay để bán vũ khí cho Manila.
Theo Carlos Sorreta, ông đã nhận được kế hoạch có liên quan khi gặp gỡ quan chức Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang.
Nga sẵn sàng giúp Philippines triển khai huấn luyện cán bộ và dịch vụ sau bán hàng của thiết bị, tiến hành chuyển nhượng công nghệ, đồng thời sản xuất các linh kiện vũ khí tại chỗ, để đảm bảo dịch vụ sau bán hàng trong tương lai có thể tiến hành thuận lợi.
Xe tăng chiến đấu T-90 của Quân đội Nga. Ảnh: Cankao
Khi Moscow và Manila bàn bạc vấn đề hợp đồng vũ khí cũng trùng với thời điểm Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đang thể hiện một tư thế mới, đó là thực hiện chính sách ngoại giao độc lập. Philippines không chỉ phát triển quan hệ với đồng minh truyền thống Mỹ, mà còn muốn phát triển quan hệ với Nga và Trung Quốc.
Trước đó, ông Rodrigo Duterte từng cho biết chính sách ngoại giao "đa dạng hóa" cũng bao gồm tìm kiếm đối tác hợp tác mới trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự.
Chủ biên tạp chí Xuất khẩu vũ khí, Andrei Frolov suy đoán, kim ngạch giao dịch vũ khí giữa Nga và Philippines sẽ không lớn lắm - vài chục triệu USD, dù sao thì giao dịch cũng không phải là vũ khí mới.
Ý nghĩa chính trị của giao dịch quan trọng hơn kim ngạch, hợp đồng này có ý nghĩa tượng trưng đối với Nga: Trước hết, trước đây Nga chưa từng bán bất cứ vũ khí gì cho Philippines.
Thứ hai, Philippines luôn là "lãnh địa truyền thống" của Mỹ, một khi giao dịch thành công thì Mỹ sẽ bị chơi "một vố".
Ngoài ra, Andrei Frolov cho biết việc triển khai hợp tác với Philippines có thể mở ra thị trường mới cho Nga.
Đối với nhà cầm quyền Philippines, đây là một hành động ngoại giao có ý nghĩa chính trị. Philippines muốn khẳng định sự độc lập của họ, đồng thời cũng muốn phát triển Nga thành đối tác và "đồng minh" của mình.
Điều không nên quên là, Philippines đang đối mặt với thách thức an ninh nghiêm trọng: Vừa có phần tử vũ trang Hồi giáo, vừa có "tranh chấp lãnh thổ", cho nên họ cần vũ khí.
Xe tăng chiến đấu T-90C do Nga chế tạo. Ảnh: Sina
Việt Nam và Nga đang đàm phán mua gần 100 xe tăng T-90
Bài viết cũng trích dẫn thông tin được nhiều trang báo quốc tế thông tin trước đó cho hay Việt Nam dự định mua xe tăng T-90 của Nga để tăng cường trang bị cho quân đội. Hà Nội có thể sẽ mua gần 100 xe tăng tiên tiến của Nga, nhưng việc thảo luận kim ngạch hợp đồng và lắp đặt của xe tăng vẫn còn sớm.
Vladimir Roshchupkin, giám đốc nhà máy chế tạo xe Ural cho biết đàm phán đang ở giai đoạn khẩn trương nhất, hai bên vẫn chưa thống nhất về giá cả.
Vladimir Roshchupkin nói: "Đàm phán đang tiến hành, về số lượng, đối với chúng tôi, đây là một đơn đặt hàng trung bình. Họ muốn chiết khấu lớn hơn, chi ít tiền hơn, thấp hơn con số chúng tôi mong muốn. Lượng xuất khẩu không lớn, khoảng 100 chiếc".
Ông còn cho biết sau khi xác định giá cả hai bên mới bắt đầu thảo luận các yêu cầu đặc biệt của lô xe tăng này trong điều kiện sử dụng ở Đông Nam Á.
T-90 là xe tăng chiến đấu hiện có của Quân đội Nga. Lượng lớn xe tăng này phiên bản cải tiến đã xuất khẩu cho Algeria, Azerbaijan và Ấn Độ, lắp ráp theo giấy phép ở các nước nói trên. Syria và Turkmenistan cũng có lượng nhỏ xe tăng T-90 đang hoạt động.
Chủ nhiệm Ruslan Pukhov, Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho rằng: "Việt Nam là đối tác lâu dài của chúng tôi, có lẽ, đáng để tiến hành một số nhượng bộ cho họ. Đối thủ cạnh tranh của chúng tôi đang tích cực khai phá thị trường Việt Nam.
Ví dụ, trước đó không lâu Việt Nam đã lựa chọn súng trường tự động của Israel, chứ không phải súng trường Kalashnikov của Nga.
Pháp cũng đang tích cực chào bán vũ khí cho việt Nam. Tốt nhất vẫn là không nên để mất đi đối tác truyền thống này".
Xe tăng chiến đấu T-90 do Nga chế tạo. Ảnh: Sina
Quân đội nhân dân Việt Nam cần gấp tăng số lượng trang bị bọc thép. Lục quân Việt Nam có vài trăm xe tăng do Liên Xô và Trung Quốc sản xuất.
Chuyên gia Israel đã tiến hành cải tiến đối với một bộ phận trong số đó. Ban đầu, Việt Nam muốn mua xe tăng T-72 của Ba Lan, nhưng giao dịch không thành công. Cho nên, Việt Nam đã chuyển sang quan tâm đến vũ khí Nga.
Theo Viettimes
"Vua tăng" Type 99 Trung Quốc đả bại xe tăng Nga, Mỹ? Xe tăng chiến đấu chủ lực Type 99 Trung Quốc sở hữu tính năng vượt trội, khả năng vận hành linh hoạt được cho là mạnh mẽ hơn T-90 Nga và chỉ yếu hơn xe tăng Mỹ ở hỏa lực. Xe tăng chiến đấu chủ lực Type 99 của Trung Quốc. Mẫu xe tăng mới nhất Type 99 của Trung Quốc được giới...