Đối đầu Nga-Phương Tây: Đôi bên cùng thiệt hại
Theo giới chuyên gia, nếu phương Tây và Nga cùng đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế lẫn nhau, thì cả hai bên đều bị thiệt hại.
Hãng tin AFP dẫn lời chuyên gia Arnaud Dubien – Chủ tịch Đài Quan sát Pháp-Nga, một tổ chức nghiên cứu độc lập trực thuộc Phòng Thương mại Pháp-Nga – nói “sẽ chỉ có các bên thua”, nếu Nga và phương Tây đưa ra các biện pháp trả đũa nhau về mặt kinh tế. Nhưng ông không tin rằng điều này sẽ xảy ra.
Đối đầu Nga-Phương Tây: Đôi bên cùng thiệt hại
Trong khi đó, chuyên gia Christian Schulz của ngân hàng Đức Berenberg đánh giá là trừng phạt kinh tế sẽ gây thiệt hại cho phương Tây ít hơn, trong khi đó, chính Nga sẽ tự gây khó khăn cho mình, vào lúc tăng trưởng của nước này rất thấp, chỉ là 1,3% trong năm 2013 và các nguồn vốn tư nhân giảm mạnh, khoảng 17 tỷ USD, chỉ tính từ đầu năm đến nay.
Viện nghiên cứu Oxford Economics đã tính toán các hậu quả trong giả định xung đột leo thang tại Ukraine, Nga đưa thêm quân vào nước này, dẫn đến việc Nga ngừng cung ứng khí đốt cho Châu Âu qua hệ thống ống dẫn đặt trên lãnh thổ Ukraina, còn phương Tây thì áp dụng một vài biện pháp trả đũa về tài chính nhắm vào Moscow.
Theo kết luận của viện nghiên cứu này, giá khí đốt trên thị trường Châu Âu sẽ tăng khoảng 15%, dầu lửa tăng 10%, từ nay đến 2015, tổng sản phẩm quốc nội của các nước trong Khu vực đồng Euro giảm 1,5% so với kịch bản không có leo thang xung đột quân sự. Tăng trưởng của một số nước Đông Âu sẽ giảm tới 3%. Mỹ và Châu Á ít bị tác động hơn.
Tuy nhiên, viện Oxford Economics cho rằng “bên bị thua thiệt nhiều sẽ là Nga”:đồng rúp bị mất giá mạnh, lạm phát tăng cao và GDP giảm 2% trong năm 2014, 4,5% trong năm 2015. Còn Ukraine thì sẽ bị phá sản.
Video đang HOT
Nếu 80% lượng dầu khí xuất khẩu của Nga bị cấm vận, theo các chuyên gia củaOxford Economics, GDP của Nga, từ nay đến 2015 sẽ bị giảm tới 10%, so với kịch bản không có leo thang xung đột.
Hiện nay, Nga cung cấp tới một phần ba tổng nhu cầu khí đốt của Châu Âu, nhưng theo chuyên gia Christian Schulz, trong bối cảnh Châu Âu đang phục hồi kinh tế, mùa xuân đang tới, Nga cần tiền bán nhiên liệu hơn là Châu Âu cần khí đốt của Nga. Mặt khác, quan hệ thương mại Châu Âu- Nga rất mất cân đối: xuất khẩu sang Nga chỉ chiếm 1% GDP của Châu Âu trong năm 2012, nhưng xuất khẩu của Nga sang Liên Hiệp Châu Âu lại chiếm tới 15% GDP của Nga.
Một hậu quả khác là Nga sẽ phải đối mặt với tình trạng giảm đầu tư nước ngoài mà nước này đang rất cần để hiện đại hóa và các quốc gia đang trỗi dậy sẽ được hưởng lợi, như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ.
Ông Arnaud Dubien không chia sẻ hoàn toàn nhận định của viện Oxford Economicsvà lưu ý là trong cuộc chiến tranh kinh tế với Nga, các nước Châu Âu, đặc biệt là Pháp cũng sẽ bị thiệt hại không nhỏ. Nga là thị trường xuất khẩu đứng hàng thứ ba của Pháp, ngoài Châu Âu. Trong quan hệ thương mại song phương, Pháp phải nhập siêu. Mặt khác, Nga vẫn còn tiềm lực to lớn để bảo vệ đồng nội tệ. Tính đến cuối tháng 2/2014, dự trữ ngoại tệ của Nga lên tới 493,4 tỷ USD.
Theo Đời sống pháp luật
Mỹ-Trung khẩu chiến vì khu nhận diện phòng không Hoa Đông
Mỹ bày tỏ sự "quan ngại sâu sắc" trước việc Trung Quốc thiết lập vùng nhận diện phòng không biển Hoa Đông bao trùm lên không phận quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Trong khi đó Trung Quốc khuyên Mỹ đừng đưa ra thêm các tuyên bố không phù hợp.
Mỹ cực kỳ quan ngại
Mỹ và đồng minh Nhật Bản coi việc Trung Quốc thiết lập khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông ngày 23/11 là động thái "cực kỳ nguy hiểm". Sau khi thiết lập khu này, Trung Quốc tuyên bố cho máy bay phản lực ra tuần tra.
Các tàu hải giám Trung Quốc và tàu tuần duyên Nhật Bản xuất hiện tại khu vực gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
Phát biểu từ Geneva, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel hôm 24/11 nói rằng, Mỹ "cực kỳ quan ngại" trước hành động của Trung Quốc.
"Hành động đơn phương này cấu thành nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông", ông Kerry nói. "Hành động leo thang sẽ chỉ làm tăng căng thẳng trong khu vực và gây nguy cơ xung đột", ông Kerry phát biểu.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ thúc giục Trung Quốc "thận trọng và kiềm chế", đồng thời cảnh báo Bắc Kinh "không có hành động đe dọa những máy bay không tự nhận dạng hoặc tuân lệnh của Bắc Kinh".
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hagel nhắc lại rằng, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản quản lý nằm trong hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật Bản, nghĩa là Washington sẽ bảo vệ đồng minh Tokyo nếu khu vực này bị tấn công.
Ông Hagel tuyên bố, với hơn 70.000 quân đang đồn trú ở Nhật Bản và Hàn Quốc, Mỹ không thừa nhận tuyên bố kiểm soát khu vực này của Trung Quốc.
"Thông báo này của Trung Quốc sẽ không thay đổi được cách thức Mỹ thực hiện các hoạt động quân sự trong khu vực", ông Hagel nói.
Một quan chức giấu tên của Mỹ nói rằng, hành động của Bắc Kinh đang được hiểu là "sự thách thức trực tiếp" đối với hoạt động của Nhật Bản trong khu vực.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cam kết sẽ tập trung nhiều hơn vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc đang mạnh lên. Ông tuyên bố sẽ đưa phần lớn tàu chiến của Mỹ vào khu vực này vào năm 2020. Tổng thống Obama có kế hoạch sẽ thăm một số nước châu Á, trong đó có Nhật Bản, vào tháng 4 năm sau. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ đến châu Á trong vài tuần tới.
Trung Quốc: Mỹ đừng đưa ra thêm các tuyên bố không phù hợp
Ngày 24/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương trao công hàm phản đối chính thức tới Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc liên quan tới phản ứng của Washington về việc Bắc Kinh thiết lập vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông.
Ông Tần Cương phát biểu, Trung Quốc thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế. Bắc Kinh cũng hối thúc Mỹ "không đứng về phía nào" trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông và không đưa ra thêm các tuyên bố không phù hợp.
Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Trịnh Trạch Quang yêu cầu Washington "sửa ngay lập tức sai lầm của mình và ngừng đưa ra các tuyên bố thiếu trách nhiệm". Không chỉ vậy, Trung Quốc khẳng định những phản ứng của Nhật Bản là "vô căn cứ và hoàn toàn sai".
Theo Đât Viêt
Mỹ đang chơi con bài 2 mặt với... Hàn Quốc Đó là nhận định không chỉ được truyền thông quốc tế đưa ra, mà bản thân báo chí Hàn Quốc cũng thừa nhận điều này... Hỗ trợ tích cực cho đồng minh "ruột" Mới đây, do dự án mua máy bay thế hệ mới của Hàn Quốc phải khởi động lại từ đầu, nên các hãng sản xuất máy bay của Mỹ đã...