Đối đầu Nga-Mỹ: Bên nào sẽ xuống thang trước?
Trong bối cảnh tình hình Ukraine đang vô cùng căng thẳng, nơi đây chính là cuộc đấu sinh tử của 2 “ông lớn” Nga-Mỹ. Những bước đi và hành động của họ sẽ quyết định vận mệnh của Kiev.
Kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine đến nay, cộng đồng quốc tế luôn kêu gọi hai nước Nga và Mỹ thỏa hiệp, tránh leo thang xung đột, áp dụng các biện pháp có thể dẫn đến làm căng thẳng tình hình, xây dựng cơ chế đàm phán hòa bình, tìm kiếm con đường giải quyết vấn đề bằng chính trị. Do đó, Mỹ đã nhất trí cùng với phía Nga tổ chức hội nghị 4 bên gồm Mỹ, Nga, Ukraine và châu Âu vào ngày 17-4 này.
Mặc dù lập trường của hai bên vẫn còn bất đồng rất lớn, nhưng vẫn đủ khả năng để xây dựng một cơ chế đàm phán bốn bên, để nói rõ ý nguyện của mỗi bên về giải quyết vấn đề khủng hoảng Ukraine, đồng thời, xây dựng nền tảng có lợi để đạt được thỏa thuận này. Vậy, khả năng hai bên đạt được thỏa thuận lớn đến đâu?
Trước hết, cần phải xem thái độ của Mỹ. Trong vấn đề Ukraine, Mỹ đang phải đối mặt với hai sự lựa chọn khó khăn:
Thứ nhất, sau khi trải qua hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, Mỹ nhận ra một điều về hạn chế trong can thiệp quân sự vào các nước có chủ quyền, nên họ muốn giảm bớt kiểu can thiệp này, còn ý đồ răn đe sử dụng vũ lực như đối với Syria thì càng không thể áp dụng được vào trong sự can dự của Nga.
Thứ hai, Nga chỉ đứng sau Mỹ về thực lực quân sự. Đối với Washington mà nói, đối đầu quân sự với Nga – một cường quốc hạt nhân, thậm chí còn mạnh hơn Mỹ, là điều mất nhiều hơn được, nhất định họ sẽ tránh hết mức để xảy ra vấn đề này.
Ba là, Mỹ là nước “bá chủ toàn cầu”, kiềm chế Trung Quốc mới là mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Nếu xảy ra đối kháng kịch liệt với Nga, tất phải tiêu tốn nguồn lực rất nhiều, sẽ ảnh hưởng bất lợi cho chiến lược thực hiện tái cân bằng châu Á của Mỹ.
Video đang HOT
Còn nếu như Mỹ phó mặc Nga thách thức quyền bá chủ của mình, không lựa chọn các biện pháp có hiệu quả đối với việc Nga sát nhập Crimea, thậm chí tiếp tục mở rộng tới miền đông và miền nam Ukraine, không những có thể làm cho Mỹ mất mặt trước cộng đồng quốc tế và các đồng minh, mất đi “sức hấp dẫn” của mình, mà còn có thể tạo ra cho cộng quốc tế một hình ảnh “Mềm nắn rắn buông”, khích lệ các quốc gia có xung đột với Mỹ lựa chọn thái độ cứng rắn để đối phó với sự can thiệp của mình.
Do đó, Washington một mặt sẽ phải làm cho Nga buộc phải đưa ra “mặc cả”, triển khai trừng phạt Moscow trong lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, đồng thời tăng cường bố trí quân sự gần biên giới Ukraine để tiến hành răn đe. Mặt khác, tích cực tìm kiếm biện pháp đối thoại và thỏa hiệp. Nhìn chung, Barack Obama vẫn là người bước chậm hơn Putin.
Còn về phía Nga, Ukraine đã từng là một bộ phận của Nga trong lịch sử. Mặc dù sau khi Liên Xô giải thể, Ukraine trở thành quốc gia có chủ quyền riêng, nhưng vẫn là nước chịu sự chi phối của Nga, Moscow có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi của người nói tiếng Nga ở đây.
Đứng trước sự tranh giành Ukraine của Mỹ và châu Âu, nước Nga có thể có một số mục tiêu lần lượt như sau:
Một là, tranh thủ xây dựng một chính phủ thân Nga, nhưng bảo đảm toàn vẹn lãnh của Ukraine. Hai là, phân chia Đông – Tây Ukraine, miền đông nam sát nhập vào Nga. Ba là, Moscow sẽ lấy toàn bộ lãnh thổ của nước này.
Trước mắt, thực hiện mục tiêu 1, khả năng khó xảy ra. Khi bắt đầu bùng nổ nguy cơ tại Ukraine, Nga đã từng mong muốn khôi phục tính hợp pháp của chính phủ Yanukovich, nhưng các nước phương Tây đã phớt lờ việc này, kể cả việc thực hiện tổng tuyển cử toàn bộ lãnh thổ Ukraine. Dưới sự can dự của Mỹ và EU, việc Nga muốn xây dựng một chính quyền thân Nga là rất khó thực hiện.
Mục tiêu 2, Nga đã đạt được một phần. Bán đảo Crimea thông qua biện pháp trưng cầu dân ý, lãnh thổ đã gia nhập vào Liên bang Nga một cách thuận lợi. Hiện nay Odessa đã tuyên bố thành lập “Nước Cộng hòa nhân dân Odessa”, còn nhân dân các tỉnh li khai đã tuyên bố thành lập “Liên bang Đông Nam Ukraine”.
Sau khi Moscow sát nhập bán đảo Crimea họ đã thực hiện chính sách có lợi cho khu vực này như nâng cao thu nhập, phúc lợi, sự đãi ngộ cho người lao động ở đây, đồng thời đã hỗ trợ các khoản vay cho chính quyền Simferopol. Không còn nghi ngờ gì nữa, Nga có đủ tiềm lực tài chính để vực dậy khu vực phía đông và phía nam Ukraine hay không sẽ là yếu tố quan trọng để Moscow lựa chọn khả năng sáp nhập các khu vực này.
Còn mục tiêu 3, tuy khả năng xảy ra rất thấp, nhưng cũng không thể loại trừ. Duma Quốc gia Nga đang thảo luận tính hợp pháp của việc giải thể Liên Xô, đồng thời chuẩn bị truy cứu trách nhiệm pháp luật những người có liên quan.
Nếu như Thượng viện Nga đưa ra quyết định cuối cùng tính phi pháp của việc giải thể Liên Xô, như vậy thu hồi cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) bao gồm cả Ukraine, cũng có cơ sở pháp lý. Còn từ góc độ lịch sử, thủ đô Kiev là nơi sản sinh ra văn hóa dân tộc Nga, nên nó trở về với Nga là thuận tình đạt lý.
Đương nhiên, mong muốn và thực hiện vẫn là khoảng cách xa vời. Tuy Nga đã hồi sinh, nhưng so với Liên Xô trước đây thì chưa thể sánh được. Thấy được hạn chế thực lực của mình để kịp thời đạt được thỏa thuận với Mỹ, có thể là chính sách mà Nga cần phải cân nhắc đến.
Theo ANTD
Thủ lĩnh biểu tình Thái Lan tuyên bố đóng cửa Bangkok vô thời hạn
Thủ lĩnh phe biểu tình chống chính phủ tại Thái Lan Suthep Thaugsuban đã tuyên bố sẽ đóng cửa Bangkok vô thời hạn và chỉ dừng lại khi giành chiến thắng nhằm lật đổ chính phủ lâm thời của Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Ông Suthep phát biểu trước đám đông biểu tình tại Bangkok ngày 13/1.
"Chúng tôi sẽ đóng cửa thành phố. Chúng tôi sẽ làm vậy tất cả các ngày cho tới khi nào giành chiến thắng", ông Suthep nói với đám đông biểu tình tại nút giao thông Pathumwan ngày 13/1.
Giới chức an ninh và chính phủ lâm thời của Thủ tướng Yingluck đã dự đoán rằng chiến dịch làm tê liệt thủ đô sẽ "xì hơi" sau 3 ngày. Các lãnh đạo "Áo Đỏ" ủng hộ chính phủ dự đoán "chiến dịch đóng cửa Bangkok" có thể chỉ kéo dài tối đa là 1 tuần, nói rằng người dân Bangkok sẽ mất kiên nhẫn khi các cuộc tuần hành đường phố bắt đầu ảnh hưởng tới cuộc sống của họ.
"Chúng tôi sẽ chứng minh rằng tất cả họ đều sai", ông Suthep tuyên bố.
Ông Suthep cho hay các cuộc biểu tình không nhằm làm gián đoạn cuộc sống của người dân Bangkok vì mục đích chính của phe biểu tình là ngăn cản công việc của các quan chức chính phủ. Những người biểu tình sẽ đóng cửa tất cả các văn phòng chính phủ, ông nói thêm.
Lãnh đạo biểu tình cũng tái khẳng định lập trường không thỏa hiệp với chính phủ lâm thời nhưng cho biết ông muốn chấm dứt thế bế tắc chính trị. "Không đàm phán, không thỏa hiệp", ông Suthep nhấn mạnh.
Ủy ban cải cách dân chủ nhân dân (PDRC) của lực lượng biểu tình yêu cầu Thủ tướng tạm quyền Yingluck và nội các của bà phải từ chức để mở đường cho việc thành lập một chính quyền lâm thời. Theo các đề xuất của PDRC, một hội đồng của nhân dân sẽ được thành lập để thực hiện cải cách trước khi một cuộc tổng tuyển cử mới được tổ chức.
Hồi tháng 12 năm ngoái, trong bối cảnh làn sóng biểu tình tiếp tục dâng cao, Thủ tướng Yingluck đã quyết định giải tán quốc hội và kêu gọi bầu cử vào ngày 2/2 để chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị.
Tuy nhiên, PDRC cho rằng cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào ngày 2/2 là không hợp pháp và không nên diễn ra. Đảng Dân chủ đối lập chính cũng tuyên bố tẩy chay cuộc bầu cử.
Trước sự kiên quyết không từ chức của Thủ tướng Yingluck, lực lượng biểu tình chống chính phủ ngày 13/1 đã bắt đầu thực hiện chiến dịch "đóng cửa Bangkok" để gây sức ép đối với Thủ tướng và chính phủ của bà.
Theo Dantri
Tìm lối thoát cho khủng hoảng Quyết định của Thủ tướng Yingluck giải tán Quốc hội và kêu gọi một cuộc bầu cử mới là diễn biến bất ngờ, nhưng liệu đó có phải là lối thoát cho cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Thái Lan hay không? Phe đối lập biểu tình đòi Thủ tướng từ chức tại Thủ đô Bangkok hôm 9-12 Phát biểu trên...