Đội cứu nạn giao thông thiện nguyện
Họ là người lái xe ôm, người chở nước đá, người thợ cắt tóc… nhưng mỗi khi có biến cố giao thông, họ lập tức xuất hiện đưa người bị nạn đi cấp cứu.
Vì sự sống còn của các nạn nhân, ai cũng cố gắng học sơ cứu, cấp cứu người bị nạn
Đó là Đội xung kích cấp cứu từ thiện tại xã Phước Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai. Ở địa phương này, hỏi họ, không ai không biết. Đây là đội cứu hộ tai nạn giao thông gồm 19 thành viên. Tất cả họ đều là những người “ướt áo sờn vai” vì cơm gạo. Mỗi người mỗi nghề nhưng đều có một tinh thần chung là cứu nạn, đem lại mạng sống cho những người không may gặp nạn trên đường.
Đội trưởng Lưu Tiến Dũng (47 tuổi) có thâm niên 20 năm giúp đỡ người bị nạn cho biết: “Quốc lộ 51 quan trọng nên lưu lượng xe lớn và thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông. Những lần như vậy, chúng tôi thường chia nhau làm công tác đưa nạn nhân đi cấp cứu, bảo vệ hiện trường và tài sản cho người bị nạn”.
Những ngày chưa thành lập đội, ông Dũng làm nghề chạy xe ôm và mỗi khi bắt gặp người đi đường bị tai nạn thì ông lại đứng ra đón xe đưa họ tới bệnh viện. Đối với ông, được góp chút ít sức lực của mình và mang lại mạng sống cho người bị nạn là điều nên làm và ông lấy đó làm hạnh phúc. Để công tác cứu hộ được nhân rộng, mang tính chuyên nghiệp, tháng 08/2012 ông đã đề xuất lên Hội Chữ thập đỏ xã Phước Tân và được xã này ký quyết định cho thành lập đội cứu hộ giao thông mang tên Đội xung kích cấp cứu từ thiện với 11 thành viên ban đầu. Đến nay, đội đã tham gia cứu hộ trên 20 vụ tai nạn, mang lại mạng sống cho hàng chục nạn nhân.
Video đang HOT
Các thành viên trong đội cứu hộ giao thông đều là những người lam lũ, “ướt áo, sờn vai” vì cơm áo
Để công tác cứu hộ không bị động, năm 2010, ông Dũng quyết định bỏ tiền túi hơn 85 triệu đồng để mua ô tô làm xe cấp cứu. “Bây giờ mình có xe hoạt động riêng, mỗi khi có tai nạn thì không phải đón xe dọc đường nữa. Chi phí xăng xe đưa nạn nhân đi cấp cứu đều do anh em trong đội đóng góp nên mọi hoạt động từ thiện diễn ra rất suôn sẻ” – Ông Dũng hồ hởi cho biết.
Người nghèo nhất nhưng có tinh thần thiện nguyện nhất phải kể đến là ông Trần Sáu (54 tuổi), làm nghề chở nước đá. Cùng với việc đi giao nước đá cho các hàng quán trên địa bàn xã, ông Sáu được giao luôn công tác “tuần tra” đường phố. Nếu gặp tai nạn trên đường, ông Sáu có trách nhiệm gọi điện báo cho đội trưởng cùng các thành viên khác đánh xe đến hiện trường để làm công tác cấp cứu.
Ông cho biết: “Cách đây 5 năm, trên đường đi làm về thì bắt gặp một đôi vợ chồng trẻ bị tai nạn. Vì không được cứu chữa kịp thời nên người chồng đã tử vong. Từ đó đến nay, tôi luôn tâm niệm rằng, nếu mình ra tay đưa họ đi cấp cứu sớm thì vẫn có thể đưa lại mạng sống cho họ”.
Nguyễn Văn Vui (20 tuổi) kiếm sống bằng nghề cắt tóc và là thành viên ít tuổi nhất của đội. Mỗi khi nhận được tin báo có tai nạn là Vui lại tức tốc lên đường. Vốn là chàng thanh niên nhanh nhạy nên Vui được anh em trong đội giao phó công tác đến hiện trường điều tiết giao thông. Vui cho hay: “Tất cả mọi người đều được phân công cụ thể. Người có bằng lái thì được giao phó lái xe đưa nạn nhân đi bệnh viện. Người thì tìm số điện thoại hay địa chỉ để liên hệ gia đình nạn nhân, người gọi điện báo lực lượng chức năng. Đây là việc làm có ích, mang lại cơ hội sống cho người bị nạn nên em không ngần ngại”.
Đội trưởng Lưu Tiến Dũng đã bỏ ra 85 triệu đồng mua xe để đưangười bị nạn đi cấp cứu
Làm trăm nghề để sinh nhai nhưng tinh thần tương trợ lẫn nhau, cứu người hoạn nạn luôn được họ đề cao. Đa phần họ đều không chuyên về y hay dược nhưng đó không phải là vấn đề trở ngại. Ông Dũng cho biết, để tránh những sai lầm đáng tiếc xảy ra, các thành viên trong đội luôn tìm đến các trung tâm y tế để tham gia các khóa học về sơ cứu nạn nhân. Do vậy nên, hiện tại các thành viên trong đội ai cũng có kiến thức cơ bản về sơ cứu vết thương và cấp cứu nạn nhân.
Việc làm của họ mang nhiều ý nghĩa nên đội cứu hộ giao thông từ thiện ngày càng có nhiều người tham gia. Các trung tâm y tế, những mạnh thường quân xa gần vẫn thường giúp đội bổ sung các thiết bị y tế như bông băng, thuốc, cáng, nẹp… để đội tiện công tác sơ cứu.
Góp phần mang lại mạng sống cho nhiều người nhưng họ chưa bao giờ nghĩ tới chuyện được ghi ơn hay báo đáp. Tất cả đều làm việc vì tâm và muốn góp chút công sức để mang lại mạng sống cho người kém may mắn.
Anh Nguyễn Thành Phương, thành viên của đội cho biết: “Sau tai nạn, rất nhiều người tìm đến để tạ ơn. Họ mang theo tiền bạc và vật chất đến để cảm ơn nhưng chúng tôi không nhận. Việc làm của chúng tôi là thiện nguyện giúp người chứ không vụ lợi. Được mang lại sự sống cho họ đã là niềm vui và hạnh phúc lớn lao rồi. Chỉ hy vọng rằng, việc làm của chúng tôi sẽ góp phần giảm thiểu tai nạn, giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông gây nên”.
Theo Dantri
Cầm giấy ghi nợ lên đường sắt tự tử
Công an quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng cho biết đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn xảy ra trên địa bàn.
Trước đó, khoảng 19 giờ 30 ngày 17/3, tại phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng xảy ra vụ tai nạn đường sắt làm anh Đoàn Ngọc Sang (SN 1980, trú phường An Hải Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) chết tại chỗ, nhiều bộ phận cơ thể không còn nguyên vẹn.
Đoạn đường sắt xảy ra vụ tai nạn. Ảnh: Diễm Khanh
Tại hiện trường, cơ quan chức năng tìm thấy nhiều giấy tờ ghi nợ, giấy cầm đồ.
Theo người bạn anh này kể, Sang là một người mê cờ bạc, cá độ bóng đá.
Người bạn này cũng cho biết, Sang đã có vợ và một con nhỏ.
Theo vietbao
Lên đường nhập ngũ Sáng 10.9, TP.HCM và 8 tỉnh thuộc địa bàn Quân khu 7 tổ chức trọng thể lễ giao, nhận 9.700 thanh niên lên đường nhận nhiệm vụ tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và Quân khu 7. Trong số 9.700 thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự đợt này, chất lượng sức khỏe loại 1 và loại 2 chiếm 89%...