Đợi con về…
Mấy ngày nay, cũng như mọi năm, báo đài rộn ràng những chương trình kỷ niệm ngày thống nhất đất nước. Có lẽ lúc này cha đang giở lại những kỷ vật cũ, lặng lẽ ngắm nhìn những tấm huân chương.
Ảnh minh họa
Cha nghĩ gì chẳng bao giờ cha nói. Nhưng mỗi lần nhìn khóe mắt cha rưng rưng, bàn tay run run lần sờ từng khuôn mặt đồng đội trong tấm ảnh đã ố vàng, con biết lòng cha đau lắm.
Hồi con học tiểu học, mỗi chiều tan trường cha đón con ở cổng. Lũ bạn thường ghé tai nhau thì thào “cha cái Huế bị què đấy”. Con vùng vằng đi trước, ba tập tễnh chiếc nạng gỗ đi sau. Con bảo cha không phải đón con. Nhưng cha không yên tâm khi con đi bộ dọc đường người xe qua lại, nên vẫn nhẫn nại đưa đón con cả ngày mưa ngày nắng.
Con đã từng sợ hãi biết bao mỗi khi trời trở gió. Cha kêu la, quát mẹ, quát con. Cha hất đổ cả bát canh còn nóng hổi. Rồi cha lại khóc. Những lúc ấy, mẹ vừa ôm chặt lấy cha, vừa bảo chúng con đừng sợ. Để rồi mỗi lần qua cơn đau, cha lại gọi chúng con đến gần, vuốt vuốt mái tóc khẽ hỏi: Con có sợ cha không, có buồn cha không? Con khẽ gật đầu, nhưng mắt vẫn len lén sợ hãi.
Video đang HOT
Trở về từ chiến tranh, với đôi chân không lành vẹn, cha chỉ có thể quẩn quanh ở nhà, đan lát, trồng rau, nuôi gà, nuôi lợn. Cha bảo, mọi gánh nặng gia đình cha đã dồn cả lên vai mẹ, cha chỉ có thể giúp mẹ những việc nhỏ thế thôi.
Những đêm sáng trăng, ngồi bên hiên nhà, cha kể cho chúng con nghe về những trận đánh, những nơi ba đã đi qua, những cái tên đồng đội đã cận kề bên cha trong những ngày lửa khói. Giọng cha khi hào sảng, khi run run, khi ồn ào, khi thỏ thẻ. Chúng con nghe, vừa nghe vừa ngủ gật trong câu chuyện tự hào lẫn đau đớn của cha.
Lớn lên, con thấu hiểu nhiều hơn. Con không còn chạy trốn mỗi khi cha la hét. Con biết ôm cha để lau đi những giọt mồ hôi. Con biết lắng nghe những chuyện đời cha kể.
Chúng con lớn lên rồi tung cánh bay xa, chỉ còn mẹ cha thui thủi bóng chiều trong căn nhà vắng. Mỗi lần gọi điện, mẹ hay bảo con, cha dạo này yếu lắm. Vậy mà gặp cha, cha cứ bảo rằng cha khỏe lắm, kết thúc cuộc gọi khi nào cũng hỏi “khi nào thì tụi mi về?”.
Chúng con ít về thăm nhà. Nhưng bây giờ, con chỉ muốn được về nhà ngay. Về để ngồi bên cha. Để xoa lên vết thương đã liền da cụt đến gần đầu gối vẫn thường làm cha đau đớn. Để nói với cha rằng Út không còn sợ cha đâu. Nếu cha đau, hãy cứ ôm Út vào lòng mà khóc.
Còn con, con sẽ không bao giờ khóc khi nghĩ về cha nữa, bởi được có cha bên đời, là may mắn của chúng con. Đợi con cha nhé, chắc chắn con về.
Theo VNE
Gã chồng... bẻm mép!
Hai vợ chồng tôi vốn là bạn học từ thời phổ thông. Tôi từng bị "hắn" đánh gục bởi tài ăn nói rất có duyên. Nhưng bây giờ thì cái sự "có duyên" ấy lại khiến tôi hết sức khó chịu...
Nhiều lần, tôi phải hét lên: "Anh có im đi không? Tôi không thích một gã bẻm mép như anh xuất hiện trong căn nhà này!". Đó là những lúc anh phạm "trọng tội" rồi cố gắng "uốn ba tấc lưỡi" để "đánh thức lòng vị tha" ở tôi.
Một lần, "hắn" đi nhậu với bạn bè tới 3 giờ sáng mới về. Không chỉ say quắc cần câu mà trên cổ áo còn có một vết son đỏ chót. Sáng dậy, tôi đang sửa soạn "hỏi tội" thì đã thấy "hắn" trong bộ quần áo tinh tươm, bước vào phòng với bộ mặt tươi tắn cùng ly cà phê sữa trên tay: "Hôm qua chắc em bực mình với anh lắm phải không? Thôi, đây là lần cuối, chứ không bao giờ anh để cho lũ bạn hư hỏng dụ dỗ nữa đâu". Vừa nói, "hắn" vừa nhẹ nhàng đặt ly cà phê ngay trước mặt tôi. Nhìn cửa nhà gọn gàng vì mới được dọn dẹp, sắp đặt cẩn thận, lại thấy cu con đã diện bộ quần áo mới, sẵn sàng lên xe bố chở đến trường, tôi thở dài, thôi thì đành tha thứ vậy!
Nhưng chỉ được ít bữa, "hắn" lại phạm "trọng tội". Lần này không phải là chuyện nhậu nhẹt, em ún, mà là cờ bạc mới khiếp chứ!
Hôm đó, "hắn" vừa lĩnh lương, bình thường thì "hắn" cầm cả xấp tiền gần chục triệu về đưa cho vợ, kèm câu nói đùa bằng cái giọng "trịch thượng": "Có cầm không thì bảo!", rồi toét miệng ra cười: "Cả tháng mới có một lần duy nhất được quyền ... quát tháo vợ". Nhưng lần này thì "hắn" im như thóc, về nhà lỉnh ngay vào phòng, rồi gọi điện thì thụt to nhỏ gì đó với một người bạn. Tôi cố gắng nghe lén xem "hắn" nói những gì. Hóa ra, trưa nay sau khi nhận lương thì mấy tay bạn cùng cơ quan "tranh thủ" gầy sòng đánh bài ăn tiền. Vì thời gian hạn hẹp, mà tay nào cũng "đằng đằng sát khí" nên số tiền đặt cho mỗi ván tăng chóng mặt, từ 50.000 đồng lên đến 500.000 đồng. Chồng tôi thua gần như nhẵn túi. "Mình đúng là ... đỏ tình đen bạc, mấy bữa nay được bà xã cưng chiều hết cỡ, y như rằng cầm mấy lá bài ... đen như mõm chó mực". Giờ ông cho tôi vay tạm rồi ít hôm tôi kiếm khoản nào đó trả lại", chồng tôi van vỉ trong máy điện thoại.
Cơm đã dọn xong, mãi mới thấy "hắn" mò xuống. Tôi định bụng để xem "hắn" có gan "tự thú trước bình minh" hay không, nên chẳng nói gì, cố gắng giữ thái độ bình thường. Vừa bưng bát cơm nhai trệu trạo như bò nhai rơm, hắn vừa tỏ vẻ buồn bã, y hệt như một cậu học trò không thuộc bài đứng trước mặt cô giáo. Cuối cùng thì "hắn" cũng mở lời: "Anh vừa làm một việc có lỗi với em...". Chỉ cần nghe đến đó, tôi đã biết những điều "hắn" sẽ nói là những gì. Tôi định bụng sẽ làm một trận ra trò, để chồng tôi chừa "tiệt nọc" những thói hư tật xấu. Nhưng quả là những lời lẽ và cả thái độ "thành khẩn" của "hắn" khiến tôi... mềm lòng. Thế là, câu răn dạy của cha mẹ mà tôi học từ thuở nhỏ "Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại" bỗng văng vẳng trong đầu. Tôi nhỏ nhẹ: "Thôi lỡ rồi, để em lấy tiền để dành xài đỡ tháng này. Từ giờ anh đừng như thế nữa!". Hắn vội ôm chầm lấy tôi, hôn tới tấp...
Nhiều ngày sau đó, "hắn" trở nên cực kỳ "dễ thương", đặc biệt là trong nhiều tình huống, tôi chưa kịp "bày tỏ mong muốn" là "hắn" đã "đánh hơi" được, và "đáp ứng" ngay tắp lự. Tôi lấy làm "đắc thắng" lắm! Nhưng thật bất ngờ, mới đây có một cô bạn gọi điện cho tôi với giọng hốt hoảng: "Bà đến ngay bệnh viện phụ sản X., chồng bà đang đưa một con nhỏ bụng to đùng vô trong đó". Tôi nghe mà không tin vào tai mình nữa. Không dám đi xe máy, sợ cơn xúc động khiến tay lái mất tự chủ, tôi phải gọi taxi. Đến nơi, quả nhiên thấy "hắn" đang ngồi bên một thiếu phụ bụng bầu chừng 7 tháng. Vừa nhìn thấy tôi từ đầu hành lang, "hắn" vội vã chạy tới kéo tôi vào một góc dưới chân cầu thang: "Để anh giải thích, em đừng hiểu nhầm. Bây giờ thì em hãy về nhà nghỉ ngơi đi đã...".
Tôi gục xuống, cổ họng đắng ngắt. Bên tai vẫn văng vẳng những lời nghe đã quá quen tai. Chẳng lẽ, đến giờ này mà "hắn" còn lẻo mép được nữa sao?
Theo VNE
Quán đợi Chồng mất, nhà còn hai mẹ con côi cút. Vốn liếng anh để lại chẳng nhiều, vườn tược lại chẳng có, mẹ con chị không biết bám vào đâu mà sống. Chị suy nghĩ lung lắm mới quyết định mở quán tạp hóa nhỏ, bày thêm vài bàn giải khát. Thấy chị lục đục xây quán ngay trước nhà, thiên hạ xì xào...