Đồi chè Trái tim Mộc Châu – đã đến là khó quên
Những đồi chè được tạo dáng thành những trái tim xanh duyên dáng đang trở thành điểm đến thu hút rất đông du khách tới thăm thị trấn Nông trường Mộc Châu (tỉnh Sơn La) vào những ngày cuối tuần…
Nói về du lịch Sơn La là phải kể đến Mộc Châu, cao nguyên rộng lớn và đẹp nhất miền núi phía Bắc. Nằm ở độ cao 1.050m so với mực nước biển, Mộc Châu có khí hậu cận ôn đới, đặc trưng là bầu không khí mát mẻ quanh năm. Đây là một lợi thế rất lớn, được coi là tài nguyên du lịch của địa phương.
Bên cạnh những thắng cảnh du lịch như thác Dải Yếm, những bản làng dân tộc…, Mộc Châu cuốn hút du khách với những đồi chè xanh bao la ngút tầm mắt, đặc biệt là những “đồi chè trái tim”.
Hình ảnh trái tim màu xanh vốn biểu tượng cho sức sống và tình yêu. Những luống chè được bà con nông trường khéo léo trồng, cắt tỉa tạo thành hình trái tim và những đồi chè trái tim này đã trở thành điểm đến ấn tượng, thu hút rất nhiều du khách từ các nơi đổ về, nhất là vào dịp cuối tuần, những ngày nghỉ lễ…
Nổi tiếng nhất là Đồi chè Trái tim nằm trong khu nông trường liên doanh với Đài Loan (Trung Quốc). Đồi chè này thuận tiện để tham quan nhất vì khá gần Thị trấn Nông trường Mộc Châu (chỉ cách khoảng 9km). Ngoài ra còn có đồi chè trái tim ở nông trường Mộc Sương thuộc xã Tân Lập và đồi chè trái tim Tân Hợp.
Vào mỗi sáng cuối tuần, bên cạnh Đồi chè Trái tim, hình thành nên một chợ quê nho nhỏ. Người dân địa phương mang bán các sản vật rau quả địa phương, đặc biệt là các sản phẩm chè đa dạng. Nhiều chị em phụ nữ dân tộc Mông bày bán và cho thuê trang phục dân tộc phục vụ du khách chụp ảnh…
Sau đây là một số hình ảnh về Đồi chè Trái tim do phóng viên Báo Thế giới & Việt Nam ghi lại:
Đồi chè Trái tim là đồi chè được du khách quan tâm nhiều nhất, đồi chè này nằm ở khu nông trường liên doanh với Đài Loan nên còn được gọi là đồi chè Đài Loan. (Ảnh: Trung Hiếu)
Phong cảnh đồi chè có sức thu hút lớn với các nhà nhiếp ảnh. (Ảnh: Trung Hiếu)
Video đang HOT
Nắng sớm trên đồi chè. (Ảnh: Trung Hiếu)
Những luống chè xanh ngắt. (Ảnh: Trung Hiếu)
Những phụ nữ dân tộc Mông đang chuẩn bị quầy hàng bán và cho thuê trang phục cho du khách chụp ảnh. (Ảnh: Trung Hiếu)
Những bộ trang phục dân tộc đa dạng, nhiều màu sắc.(Ảnh: Trung Hiếu)
Bé giúp mẹ cõng, trông em.(Ảnh: Trung Hiếu)
Chuẩn bị cho buổi chợ sớm. (Ảnh: Trung Hiếu)
Đồi chè là cảnh đẹp thiên nhiên nhưng được tạo ra bởi bàn tay của những công nhân nông trường chè. (Ảnh: Trung Hiếu)
Những luống chè thẳng tắp. (Ảnh: Trung Hiếu)
Những lá chè tươi xanh trong nắng sớm. (Ảnh: Trung Hiếu)
Tuy còn nhỏ nhưng những cô bé này đã đi kiếm tiền giúp gia đình bằng cách mặc đẹp, cầm hoa chờ để được du khách mời chụp ảnh cùng. (Ảnh: Trung Hiếu)
Du khách thuê trang phục, hóa thân thành “gái bản”. (Ảnh: Trung Hiếu)
Du khách thích thú chụp ảnh lưu niệm giữa Đồi chè trài tim. (Ảnh: Trung Hiếu)
Theo baoquocte.vn
Say đắm nông trường chè
Cứ mỗi lần lang thang, ngắm cảnh trên vùng núi và trung du Bắc bộ chúng ta lại nhớ tới những câu thơ trên của Tố Hữu. Những câu thơ ấy mô tả vẻ đẹp đặc trưng của mảnh đất này. Trong đó chè (trà) - một loại cây mang lại kinh tế, nguồn thu cho địa phương được trồng trên những quả đồi ở rất nhiều nơi.
Nhìn từ trên cao, hình dáng người công nhân đang chăm sóc chè thật nhỏ bé giữa màu xanh mênh mông
Chúng tôi đã đi qua nhiều vùng nông trường chè bạt ngàn như: Mộc Châu (Sơn La), Tân Cương (Thái Nguyên) hay Văn Chấn (Yên Bái)... Nhưng với những ai yêu nhiếp ảnh phong cảnh và cuộc sống thì nên tìm đến ghi hình ở các nông trường chè ở Tân Sơn và Thanh Sơn (Phú Thọ).
Một ngôi nhà nhỏ của công nhân định cư bên nông trường chè bao la
Khi cái nắng đông vừa hửng lên, đồi chè tròn xoe như những mâm xôi xanh khổng lồ hiện ra đẹp lạ thường giữa đất trời. Chúng tôi bị vẻ đẹp quyến rũ của những đồi chè chinh phục. Mọi người cứ mải miết đi hết từ nông trường chè này sang nông trường chè khác trong suốt nhiều đợt để chụp hình mà không biết chán.
Các nữ công nhân đang hái chè bằng tay giữa cái nắng nhạt đầu đông
Trên những nông trường chè ấy chứng kiến cuộc sống lao động thường nhật của hàng ngàn con người suốt 60-70 năm qua.
Nhiều công nhân nông trường đã sử dụng máy hái chè để tăng hiệu quả
Sau khi miền Bắc lập lại hòa bình, những thanh niên xung phong dưới xuôi đã tình nguyện lên miền cao Phú Thọ để khai hoang mở đất. Từ đó các quả đồi tròn trịa được gọt giũa để dần dần được lấp đầy bằng màu xanh của những cây chè. Cứ thế từ đời ông - cha đến con cháu bây giờ đã lập lên những làng kinh tế mới xen lẫn các nông trường chè bạt ngàn.
Chè được tập kết về một nơi trước khi dồn vào các bao tải dứa
Hàng ngày từ sáng tinh mơ đến chiều tối, những người công nhân vẫn cần mẫn, tỉ mỉ chăm sóc từng gốc chè rồi cùng nhau rộn ràng cắt hái khi đến vụ thu hoạch.
Các bao tải chè được chở về bằng xe cải tiến
Vẻ đẹp của lao động hòa quyện với cảnh sắc hùng vĩ, tươi đẹp của thiên nhiên đất trời khiến những ai đặt chân tới đều bị say đắm, khó quên.
Khoác ba lô đến những vùng đất đẹp nhất khi trời đông vào độ tháng 12 Tháng 12 đến rồi! Đây là thời điểm thích hợp để bắt đầu những hành trình mới. Bạn đã sẵn sàng chinh phục những thiên đường tuyệt sắc của tháng chưa nào? Mộc Châu Mộc Châu là một huyện miền núi tỉnh Sơn La, cách Hà Nội 200km về phía Tây. Nơi đây mùa nào cũng đẹp, cũng thơ mộng và tràn đầy...