Đồi chè Cầu Đá – Điểm tham quan, check in tuyệt vời dành cho du khách tại Thái Nguyên
Thái Nguyên từ lâu được mệnh danh là “Đệ nhất danh trà” của cả nước với câu nói đã truyền qua bao thế hệ “ Chè Thái gái Tuyên”.
Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đang đẩy mạnh phát huy lợi thế từ cây chè để phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với văn hóa trà.
Tại Thái Nguyên có khá nhiều đồi chè đẹp để du khách tham quan, check in lưu lại những bức hình ấn tượng như tại vùng chè Tân Cương, vùng chè La Bằng, đồi chè Phú Ninh (Định Hóa), đồi chè Cầu Đá (Đại Từ)…. Trong số đó, có thể khẳng định đồi chè Cầu Đá thuộc xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ là địa điểm check in tại đồi chè tuyệt vời nhất mà du khách không nên bỏ qua.
Đồi chè Cầu Đá được đánh giá là đồi chè đẹp nhất tỉnh Thái Nguyên tính đến thời điểm hiện tại
Đồi chè Cầu Đá cách thị trấn Đại Từ 10 km về phía Tây, cách UBND xã Hoàng Nông 500m và nằm sát chân dãy núi Tam Đảo. Với tổng diện tích chè trên 90 ha trong đó có 55 ha là chè sản xuất theo hướng VietGap. Đồi chè Cầu Đá được đánh giá là đồi chè đẹp nhất tỉnh Thái Nguyên tính đến thời điểm hiện tại với những đồi chè xanh bát ngát như hình bát úp nối tiếp nhau tạo nên vẻ thơ mộng hiếm có.
Chúng tôi đã đưa khá nhiều đoàn khách du lịch đến đây tham quan, khảo sát và họ đánh giá rất cao tiềm năng của nơi này. Thậm chí có người nói rằng: Đồi chè Cầu Đá phải là đồi chè đẹp nhất Việt Nam. Tuy rằng, đánh giá chỉ mang tính chủ quan nhưng cũng phần nào toát lên được giá trị về du lịch của đồi chè Cầu Đá.
Cung đường vào tham quan đồi chè khá thuận lợi, du khách có thể di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy. Đặc biệt, xe 29 chỗ có thể di chuyển vào giữa khu vực trung tâm của đồi chè. Đến đây du khách sẽ choáng ngợp bởi sự mênh mông, bát ngát, trùng điệp nối tiếp nhau của những đồi chè. Từ vị trí trung tâm của đồi chè Cầu Đá, du khách có thể phóng tầm mắt quan sát cả một vùng chè rộng lớn tiếp giáp với xã La Bằng và xã Bản Ngoại của huyện Đại Từ. Bên cạnh đó, du khách còn được thỏa sức check in với rất nhiều góc chụp đẹp ngỡ ngàng như “sóng chè”, “cổng trời”, “cây cô đơn”…
Video đang HOT
Đến với đồi chè Cầu Đá, du khách luôn có những bức hình đẹp
Do đồi chè Cầu Đá có diện tích lớn và liền mạch nên du khách đến đây vào bất cứ thời điểm nào đều có các nương chè xanh non đang kỳ thu hoạch. Người dân ở đây thì cực kỳ hiếu khách, sẵn sàng đón du khách vào trải nghiệm hái chè tại các nương chè và nghe họ chia sẻ thông tin về làng nghề chè xóm Cầu Đá cũng như cách chế biến và các sản phẩm chè đặc trưng của nơi đây.
Với mong muốn tạo dựng thương hiệu sản phẩm riêng cho vùng chè nguyên liệu Cầu Đá cũng như đón được nhiều đoàn khách đến tham quan, trải nghiệm, trong những năm gần đây, người dân xóm Cầu Đá đã bắt đầu chăm sóc chè theo hướng hữu cơ và xóm cũng đã hình thành được 2 hợp tác xã là Hợp tác chè Cầu Đá và Hợp tác xã chè Hoàng Nông. Hai Hợp tác xã này đang cố gắng ngày một mở rộng, để có được những không gian đón du khách đến thưởng thức những chén trà mang hương vị đặc trưng của chè Cầu Đá cũng như trải nghiệm cách sao chè chân thực nhất với những người nông dân chất phác, mến khách.
Được biết, xã Hoàng Nông là một trong 2 xã của huyện Đại Từ được tỉnh quy hoạch để phát triển du lịch. Do đó, trong thời gian tới, chính quyền địa phương cũng có những định hướng khai thác và phát huy giá trị du lịch tại đồi chè Cầu Đá nhằm phát triển kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cho bà con như: Phát triển vùng chè VietGap dần chuyển sang hướng hữu cơ; quy hoạch thiết kế vùng chè cho đẹp để thu hút khách du lịch; kết hợp sản xuất chè gắn với du lịch trải nghiệm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin cho quảng bá đồi chè Cầu Đá; cải tạo nâng cao chất lượng chè, bảo tồn các bãi chè trung du. Đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu của du khách, địa phương sẽ hướng tới quy hoạch, xây khu thưởng trà và trưng bày giới thiệu sản phẩm tại khu vực đồi chè Cầu Đá; xây dựng cổng chào, biển chỉ dẫn, trồng cây cảnh hoặc con đường hoa để du khách check in chụp ảnh thêm sinh động; cũng như nâng cấp, cải tạo hệ thống ao hồ phục vụ nước sản xuất và trồng hoa sen để tạo cảnh quan.
Có thể nói đồi chè Cầu Đá cùng với suối Cửa Tử (cách suối Cửa Tử 3 km) và vườn bưởi Hoàng Nông (cách 2 km) là 3 đỉnh của một tam giác khép kín trong hành trình khám phá du lịch sinh thái và trải nghiệm du lịch nông nghiệp của du khách khi đến với xã Hoàng Nông nói riêng và huyện Đại Từ nói chung. Đây thực sự là những trải nghiệm trọn vẹn và ý nghĩa với mỗi du khách.
Phát triển du lịch và nông thôn mới: 'Bạn đồng hành'
Cũng như trên nhiều miền đất nước, phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thái Nguyên trở thành 'đôi bạn đồng hành'.
Du lịch và nông thôn mới luôn hỗ trợ cho nhau, tạo thêm sản phẩm mới, chất lượng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của du khách, nâng cao mức sống cho nông dân. Chính vì thế mà du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới tự nó đã tạo sự hợp tác, trở thành xu hướng phát triển tất yếu của xã hội.
Vùng chè La Bằng (Đại Từ ) thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Ở vị trí trung tâm vùng Đông Bắc, Thái Nguyên được ví là địa phương sở hữu đa dạng nguồn tài nguyên phát triển du lịch. Cùng hệ thống các điểm di tích văn hóa, lịch sử, điểm đến tham quan du lịch, Thái nguyên còn sở hữu một phong cảnh hữu tình do thiên nhiên ban tặng. Đó là những cánh rừng, đồng ruộng, đồi chè, hệ thống sông, hồ, bản làng nhà sàn nơi lưng núi và các sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn OCOP...
Một số vùng nông nghiệp, nông thôn của Thái Nguyên trở thành điểm đến thân thiện, gần gũi với môi trường tự nhiên. Các hoạt động du lịch cộng đồng, trải nghiệm thực tế với bà con nông dân vùng chè, vùng trồng cây ăn quả từng bước được đầu tư, khai thác.
Ví như một số vùng chè đặc sản: Tân Cương (TP. Thái Nguyên); La Bằng (Đại Từ); Minh Lập (Đồng Hỷ)... đến đó, du khách được tham gia hoạt động trải nghiệm cùng bà con nông dân qua các hoạt động chăm sóc, thu hái, chế biến chè, thưởng trà và cùng chủ nhà chế biến một số món ăn truyền thống.
Một thông tin vui với nông dân xứ trà Thái Nguyên là hiện vùng chè Tức Tranh (Phú Lương) đã có doanh nhân từ Cộng hòa Ba Lan đến khảo sát, hợp tác liên kết với nông dân về phát triển các sản phẩm chè và đầu tư phát triển du lịch cộng đồng.
Du khách nước ngoài trải nghiệm hái chè tại vùng chè Tân Cương (TP. Thái Nguyên).
Là tỉnh trung du miền núi, Thái Nguyên có địa hình da dạng, đa hệ sinh thái, tạo được nhiều sản vật sản quý. Các yếu tố về địa hình, địa chất đã hình thành một không gian nông nghiệp rộng mở, đặc trưng.
Nhiều sản phẩm nông, lâm nghiệp trở thành nguồn tài nguyên phong phú phục vụ ngành Du lịch phát triển, như các vùng đất trồng hoa, trồng cây ăn quả ở ngoại vi TP. Thái Nguyên; vùng trồng quế Định Hóa...
Bà Phạm Tuyết Bảo, Phó Trưởng Phòng Quản lý du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đúc kết: Phát triển du lịch tại nông thôn đem lại các giá trị tinh thần, vật chất và sự gắn kết cộng đồng. Bởi du lịch nông nghiệp, nông thôn đem lại lợi ích kép: Du lịch thúc đẩy việc xây dựng nông thôn mới, hình thành cơ sở kinh tế dịch vụ tại khu vực nông thôn, đem lại sinh kế cho người nông dân, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan môi trường sinh thái và hỗ trợ ngược lại cho sự phát triển đa dạng, bền vững của điểm đến du lịch.
Thời đại 4.0, xã hội ngày càng phát triển hiện đại, việc thấy nhà cao tầng, đường bê tông, ánh điện rực rỡ dễ tạo sự nhàm chán cho du khách, chưa kể ảnh hưởng từ hiệu ứng nhà kính.
Cũng vì thế, nhiều người lại mong ước được về những vùng nông thôn với giếng nước, gốc đa, bờ tre, ruộng lúa, muốn tận mắt nhìn thấy chùm khế ngọt trong câu hát để nhẹ vơi nỗi niềm cơm, áo, được đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, tận hưởng hương đồng, gió nội.
Nắm bắt được nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn của đa phần người dân vào các kỳ nghỉ, nhiều doanh nhân trong ngành Du lịch Thái Nguyên đã đau đáu tìm một hướng đi về nông thôn. Các doanh nhân cũng sớm nhận ra hướng đầu tư vào du lịch nông nghiệp, nông thôn là giải pháp lâu dài, hiệu quả, phù hợp với nhu cầu của đông đảo công dân thời đại số.
Nhưng để du lịch và nông thôn mới thực sự là "bạn đồng hành", giống như đoàn tàu đi trên cùng đường ray hướng về một đích, tạo vị thế phát triển lành mạnh trong lĩnh vực kinh tế và giải trí, luôn cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp làm du lịch, Nhà nước và bà con nông dân.
Cảnh quan vùng chè Động Đạt (Phú Lương).
Theo ông Trần Nho Hưởng, Phó Chánh Văn phòng chuyên trách, Văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới: Thực tế du lịch và nông thôn mới đã hợp tác phát triển từ lâu. Kết quả sự hợp tác giữa 2 ngành làm tư duy của doanh nghiệp và người dân thay đổi. Doanh nghiệp chủ động hơn khi bỏ vốn đầu tư về nông thôn. Còn nông dân có ý thức làm việc khoa học, chủ động sản xuất theo phương thức truyền thống kết hợp giải trí. Tất cả cùng hướng đến mục đích chung là lợi nhuận kinh tế và đáp ứng sự thỏa mãn tinh thần.
Thực tế các vùng nông thôn khi có khách du lịch đến tham quan, bà con nông dân tự ý thức hơn đến quy trình sản xuất an toàn, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, bảo đảm sản xuất không gây ô nhiễm môi trường.
Hơn thế, ngay từ đầu của quá trình sản xuất, bà con nông dân đã có ý thức về quy hoạch, thiết kế vườn bãi làm tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm cây trồng, tạo được cảnh quan đẹp mắt thu hút khách du lịch.
Điển hình là Khu Bảo tồn Làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải (TP. Thái Nguyên), với các sản phẩm nhà sàn truyền thống, trải nghiệm cuộc sống lao động sản xuất, văn hóa tinh thần với đồng bào dân tộc Tày - Nùng, từ lâu đã có tên trên bản đồ du lịch sinh thái của vùng Việt Bắc.
Một nguyên tắc cơ bản được đặt ra lúc này cho ngành Du lịch và phong trào xây dựng nông thôn mới gặt hái được thành công là: Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và doanh nhân làm du lịch có chữ tín. Đó cũng là đích đến của du lịch sinh thái gắn với xây dựng nông thôn mới.
Thái Nguyên - vùng đất nổi tiếng với các đồi chè, nhưng không ngờ bây giờ lại có nhiều chỗ đẹp và lạ đến ngỡ ngàng thế này! Ngoài những đồi chè bạt ngàn, Thái Nguyên còn có rất nhiều cảnh đẹp khác để tham quan mà ít ai biết đến. Mùa hè nóng bức này khách du lịch thường có xu hướng rời đô thị đến khám phá những nơi có khí hậu mát mẻ, núi đồi hay sông biển thiên nhiên. Du lịch phía Bắc, ngoài những cái tên...